Chính sách chất lượng và nghiưệm thu thanh toán
Trong xây dựng ngày nay ngoài “chính sách chất lượng” thì “chính sách nghiệm thu thanh toán” là hai chiến lược rất quan trọng trong quản lý sản xuất kinh doanh của người xây dựng nói chung và nhà thầu xây dựng nói riêng! Ngày nay dần dần sẽ không còn đất cho cách làm “ăn thật làm giả” nữa, nếu vẫn còn giữ tư tưởng, cách làm đó thì chắc chắn sẽ bị loại khỏi cuộc chơi, nếu cứ lấy tiền để “làm ăn” thì sớm muộn sẽ thân tàn, danh liệt - một gương tầy liếp vụ hối lộ 15 triệu đồng ở cầu Cần Thơ – là một bài học cho những ai “ăn thật làm giả” - từ vị Tư vấn đến nhà thầu danh chỉ có giá 15 triệu đồng thì đau quá! Trên thực tế hiên nay rất nhiều người chính sách chất lượng của họ lầy tiền để làm, thay vì lấy quy trình quy phạm và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của dự án, họ mua từ thí nghiệm vật liệu đến mua nghiệm thu từ chất lượng không đạt thành đạt! Trong xã hội có quy luật “cung cầu” điều phối và đồng tiền chỉ đạo, nếu như bên “cung” – Tư vấn giám sát – không chấp nhận, thì chắc chắn không sẩy ra sự mua bán chất lượng này. Nhưng bên “cung” không những chấp nhận mà đôi khi còn đặt điều kiện thì bên “cầu” – Nhà thầu thi công, tặc lưỡi một cái là xong! Do vậy chính sách chất lượng trong xây dựng công trình không chỉ nhà thầu thi công mà Tư vấn và chủ công trình phải đồng tình và chấp hành nghiệm chỉnh quy trình, quy phạm thì mới tốt được. Chính sách “nghiệm thu thanh toán”, hiện tại nhiều nhà thầu không thực sự quan tâm đúng mức đến việc thanh toán, nên các việc từ việc hoàn công công việc ở hiện trường, đến việc hoàn công hồ sơ công việc ở văn phòng và thí nghiệm thường bị chậm, đôi khi công việc ở hiện trường xong nhưng hồ sơ chưa xong…nên việc thanh toán theo tháng không thực hiện được mà thường kéo dài có khi 2, 3 tháng mới thanh toán được 1 bản thanh toán! Đây là một thiệt hại do chính nhà thầu tạo ra, trong lúc phải trả tiền lãi vay, sản lượng làm ra có, tiền dự án có mà không thanh toán được. Đúng như các cụ ngày xưa bảo “Cám treo heo nhịn đói! Tất nhiên việc thanh toán có nhiều quy định nhưng phải đặt kế hoạch chỉ đạo cụ thể, thậm chí trong đó phải chỉ đạo tiến độ thi công cái nào trước, cái nào sau để vượt giá trị quy định thanh toán của một tháng! Ngay nay, nhiều dự án đã cho pháp nhà thầu thi công được tạm thanh toán giá trị vật tư kết cấu đã đưa về công trình, nhưng nhiều đơn vị chẳng làm thủ tục thanh toán ( có khi không nắm được điều kiện hợp đồng ) - nhiều người đã tranh thủ triết để điều này, người ta đã mua những vật tư có giá trị cao, nguy cơ biến động giá tăng nên họ không những chủ động vật tư mà còn hiệu quả khi giá biến động! Trong chính sách nghiệm thu thanh toán cũng phải chống lấy tiền để nghiệm thu thanh toán ở cả 2 phía - người nghiệm thu và người được nghiệm thu! Muốn nâng cao “chính sách chất lượng và chính sách nghiệm thu thanh toán” thì mọi người, mọi phía phải thực sự công minh - đừng để mọi việc phải đặt điều kiện “đầu tiên” nó khống chế và nó điều tiết mối quan hệ của con người./.