Bàn về một số trường hợp khi lập dự toán

  • Khởi xướng Khởi xướng Kiu
  • Ngày gửi Ngày gửi
K

Kiu

Guest
Bàn về một số trường hợp thường gặp khi lập dự toán

Chào các ban, hôm nay mình muốn mời các bạn cùng thảo luận một số vấn đề trong khi lập dự toán:
Khi lập dự toán phần lắp đặt, trong định mức có quy định
- Nếu thi công ở độ cao >4m thì được áp dụng định mức vận chuyển lên cao như trong định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng.
- Đối với công tác lắp đặt điện, đường ống nước và phụ tùng ống cấp thoát nước, bảo ôn, điều hoà không khí, phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh trong công trình phải dùng dàn giáo thép để thi công thì được áp dụng định mức lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ trong tập định mức dự toán công trình - phần xây dựng.
Câu hỏi mà tôi muốn đưa ra là:
+ Đối với việc lắp đặt hệ thống điện trong công trình, các loại ống và phụ tùng, thiết bị đường ống nước có đơn vị tính có thể là (m, 100m, cái, bộ...) thì để đưa được các loại vật liệu trên về đơn vị tính là (tấn) như trong ĐM 1776 - Phần xây dựng - mã AL.00000 thì phải làm thế nào? (Quan trọng là phải thuyết phục được với lãnh đạo).
+ Việc sử dụng dàn giáo thép để thi công phần lắp đặt được tính riêng hay là đã được tính trong phần xây dựng rồi.
Nào, chúng ta cùng chung tay thảo luận nhé!
 
Last edited by a moderator:
Chào các ban, hôm nay mình muốn mời các bạn cùng thảo luận một số vấn đề trong khi lập dự toán:
Khi lập dự toán phần lắp đặt, trong định mức có quy định
- Nếu thi công ở độ cao >4m thì được áp dụng định mức vận chuyển lên cao như trong định mức dự toán xây dựng công trình - phần xây dựng.
- Đối với công tác lắp đặt điện, đường ống nước và phụ tùng ống cấp thoát nước, bảo ôn, điều hoà không khí, phụ kiện phục vụ sinh hoạt và vệ sinh trong công trình phải dùng dàn giáo thép để thi công thì được áp dụng định mức lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ trong tập định mức dự toán công trình - phần xây dựng.
Câu hỏi mà tôi muốn đưa ra là:
+ Đối với việc lắp đặt hệ thống điện trong công trình, các loại ống và phụ tùng, thiết bị đường ống nước có đơn vị tính có thể là (m, 100m, cái, bộ...) thì để đưa được các loại vật liệu trên về đơn vị tính là (tấn) như trong ĐM 1776 - Phần xây dựng - mã AL.00000 thì phải làm thế nào? (Quan trọng là phải thuyết phục được với lãnh đạo).
+ Việc sử dụng dàn giáo thép để thi công phần lắp đặt được tính riêng hay là đã được tính trong phần xây dựng rồi.
Nào, chúng ta cùng chung tay thảo luận nhé!

- Định mức lắp đặt hệ thống điện trong công trình, các loại ống và phụ tùng, thiết bị...theo như bạn nói áp dụng định mức 1776 - phần xây dựng là không đúng rồi. Bạn phải dùng định mức Lắp đặt chứ (định mức 1777)
- Còn khi lập dự toán thì các công tác, công việc phục vụ thi công thì phải lập dự toán riêng biệt.
 
Mình xin tóm lược lại ý câu hỏi của bạn Kiu như sau (Đề nghị bạn Kiu có ý kiến nếu chưa đủ, chưa đúng):
Công tác lắp đặt hệ thống điện trong công trình, các loại ống và phụ tùng, bảo ôn, điều hoà không khí, thiết bị đường ống nước vv… sử dụng định mức 1777, tuy nhiên được tính hoặc cách tính những công tác đi kèm sau đây như thế nào:
-Vận chuyển các vật tư cho công tác trên lên cao: Cách tính, đơn vị quy đổi ra tấn (mã AL.70000)
-Công tác giàn giáo phục vụ thi công được tính riêng hay những công tác trên đã bao gồm giáo thi công?


Mình có ý kiến thế này: Khi thi công các công tác lắp đặt hệ thống điện, ống, phụ tùng, bảo ôn điều hoà, vv…. Thì có các công tác sau đây:
-Tra mã hiệu lắp đặt theo đúng công tác của Định mức 1777
-Chú ý hệ số điều chỉnh với 1 số công tác lắp đặt đường ống và phụ tùng, cụ thể: Tại chương II, Định mức 1777 có ghi rõ hệ số điều chỉnh nhân công và máy thi công khi thi công ở các điều kiện, độ cao khác nhau
-Nếu các công tác thi công ở bên ngoài công trình và cần có sử dụng giàn giáo thì được tính giáo hoàn thiện ngoài (mã hiệu AL.61000 của định mức 1776)
-Nếu các công tác thi công ở bên trong công trình mà có chiều cao trên 3,6m thì được tính thêm định mức giàn giáo trong phục vụ thi công (mã hiệu AL.62000), tính cho 1,2m 1 lượt giáo;
-Các vật tư để thi công các công tác trên và các công tác hoàn thiện khác được tính vận chuyển lên cao. Để tính trọng lượng vật liệu các vật tư có đơn vị khác nhau ra Tấn thì áp dụng Phụ lục “Trọng lượng đơn vị vật liệu” (Trang 177 - Định mức 1784 - Định mức vật tư trong xây dựng)
Mong các bạn có ý kiến thảo luận thêm!
 
Một số vấn đề khi lập dự toán sửa chữa, cải tạo

Tôi lập dự toán cho một công trình cải tạo nhưng tìm trong ĐMDT không thấy định mức cho công việc phá dỡ, bóc lớp vữa trát tường, trần để trát lại. Một trường hợp nữa là trong phạm vi công trình có một số cây cảnh rất lớn (cây sanh) nếu áp dụng định mức đào cây theo đường kính gốc có hợp lý không (cây cảnh cần phải di chuyển rất cẩn thận). Mong các bác chỉ giáo!
 
Cám ơn bạn Lê Vinh đã tận tình giúp đỡ, nhưng ý của mình với câu hỏi trên là như thế này:
Ví dụ mình đang thi công một toà nhà 10 tầng, thì trong phần xây dựng (ĐM1776) mình đã được tính giàn giáo thi công một lần rồi thì trong phần lắp đặt (ĐM1777) mình có được tính thêm một lần nữa không?
Mong bạn cho ý kiến
 
Tôi lập dự toán cho một công trình cải tạo nhưng tìm trong ĐMDT không thấy định mức cho công việc phá dỡ, bóc lớp vữa trát tường, trần để trát lại. Một trường hợp nữa là trong phạm vi công trình có một số cây cảnh rất lớn (cây sanh) nếu áp dụng định mức đào cây theo đường kính gốc có hợp lý không (cây cảnh cần phải di chuyển rất cẩn thận). Mong các bác chỉ giáo!
Định mức dự toán công trình cải tạo cho công việc phá dỡ, bóc lớp vữa trát tường, trát trần.... là ĐM 1778 mã hiệu XA.0000
Còn đối với công việc đào gốc và vận chuyển cây cảnh thì bạn có thể tự xây dựng ĐM như trong điều 13 khoản 3 của NĐ 99/2007/NĐ-CP:"Đối với công tác xây dựng đã có trong định mức xây dựng được công bố nhưng chưa phù hợp với biện pháp, điều kiện thi công hoặc yêu cầu kĩ thuật của công trình, thì chủ đầu tư, nhà thầu, tổ chức tư vấn điều chỉnh những định mức đó cho phù hợp để áp dụng cho công trình".
Chúc bạn thành công
 
Cám ơn bạn Lê Vinh đã tận tình giúp đỡ, nhưng ý của mình với câu hỏi trên là như thế này:
Ví dụ mình đang thi công một toà nhà 10 tầng, thì trong phần xây dựng (ĐM1776) mình đã được tính giàn giáo thi công một lần rồi thì trong phần lắp đặt (ĐM1777) mình có được tính thêm một lần nữa không?
Mong bạn cho ý kiến

Ông nhà thầu này tham thế.:D
Đùa bạn tý thôi, Định mức 1777 là định mức dự toán được áp dụng để lập đơn giá lắp đặt công trình (hiểu nôm na là thiết bị gắn liền, đi cùng với công trình) chứ không bao gồm các công tác lắp đặt phục vụ thi công.
Xin nói thêm về công tác AL.61100 trong 1776
--lắp dựng, tháo dỡ dàn giáo thép công cụ--
Đã chỉ rõ: Thành phần công việc: bao gồm chuẩn bị, vận chuyển, tháo dỡ dàn giáo theo đúng yêu cầu kỹ thuật, bốc xếp lên phương tiện vận chuyển trước và sau khi sử dụng.
Như vậy thì bạn không được tính lại nữa đâu. (Không có định mức quy định mà).
 
Cám ơn bạn Lê Vinh đã tận tình giúp đỡ, nhưng ý của mình với câu hỏi trên là như thế này:
Ví dụ mình đang thi công một toà nhà 10 tầng, thì trong phần xây dựng (ĐM1776) mình đã được tính giàn giáo thi công một lần rồi thì trong phần lắp đặt (ĐM1777) mình có được tính thêm một lần nữa không?
Mong bạn cho ý kiến

Bạn đọc kỹ trong phần mã hiệu định mức Giàn giáo thì sẽ thấy, giàn giáo được tính theo m2 và dĩ nhiên là nó phục vụ cho toàn bộ công tác hoàn thiện! Định mức giàn giáo đã có chỉ được tính cho 1 tháng, nếu phát sinh thêm sẽ được nhân theo đơn vị thời gian (tháng)
Phần định mức và đơn giá giàn giáo tính ở cuối phần hoàn thiện, theo ví dụ trong hình mà mình post lên đây
Nghiễm nhiên không thể đã tính một lần giáo lại tính thêm 1 lần nữa, bởi vì bạn chỉ vẫn dùng 1 hệ giàn giáo hoàn thiện đó!

dinhmucgiangiao.png
 
Last edited by a moderator:
Vinh à, có phải cậu học 47kt3 ĐHX ko? tớ trông bạn rất quen.
Bạn có the cho to xin file của các bộ ĐM mới dược ko? (ĐM 1776,1777,1778)
tớ thấy hâm mộ bạn quá! bạn rất chăm chỉ đọc sách nhỉ?
 
Vinh à, có phải cậu học 47kt3 ĐHX ko? tớ trông bạn rất quen.
Bạn có the cho to xin file của các bộ ĐM mới dược ko? (ĐM 1776,1777,1778)
tớ thấy hâm mộ bạn quá! bạn rất chăm chỉ đọc sách nhỉ?

Mình học k47! nhưng là 47KT1 :D!
Chắc bạn cũng học K47 phải không? Bạn đừng dành lời khen cho mình quá thế nhé, so với mọi người mình cũng thấy bình thường mà!:D!
Bộ ĐM như bạn nói có hết ở Kho công cụ tư liệu ngành XD ở trên diễn đàn mà! Click vào đây để download nhé
Chúc luông thành công nhé!
 
1 ví dụ khác:
Nếu đổ bê tông cột bằng bơm và chuyển từ trạm trộn đến theo kích thước cột tính là 10m3. Thì, theo định mức dự toán lương bê tông thực đổ là 10,15m3 do có hao hụt khi vận chuyển và thi công. Vậy: Khối lượng bê tông được tính cho đầu việc "công tác sản xuất bê tông bằng trạm trộn" phải có khối lượng: 10,15m3 chứ không phải 10m3 vì trạm cũng phải tính khối lượng thực sản xuất? Theo bạn thế nào?
 
Cách tính Vật tư phụ trong dự toán

Bạn oi ! chỉ giùm mình cách tính vật tư phụ trong dự toán.nhát là trong phần lắp đặt đường ống cấp thoát nước.
 
Mình xin bổ sung ý kiến của bạn Vinh về cách tính giàn giáo : giàn giáo tính trung bình cho thời gian 1 tháng, nếu quá thời gian trên thì chỉ được tính thêm phần chi phí vật liệu thôi nhé!(Chi phí nhân công và máy đã được tính khi lắp dựng giáo lần đầu rồi)
 
1 ví dụ khác:
Nếu đổ bê tông cột bằng bơm và chuyển từ trạm trộn đến theo kích thước cột tính là 10m3. Thì, theo định mức dự toán lương bê tông thực đổ là 10,15m3 do có hao hụt khi vận chuyển và thi công. Vậy: Khối lượng bê tông được tính cho đầu việc "công tác sản xuất bê tông bằng trạm trộn" phải có khối lượng: 10,15m3 chứ không phải 10m3 vì trạm cũng phải tính khối lượng thực sản xuất? Theo bạn thế nào?

Đương nhiên khối lượng sản xuất bê tông tại trạm sẽ là 10,15 m3 rồi.
KL sản xuất tại trạm = KL đổ vào công trình * hệ số hao hụt
(Ở đây hệ số hao hụt đã tính gộp hao hụt khi vận chuyển và đổ bê tông vào công trình)
- nếu đổ = bơm thì hệ số hao hụt là: 1,015
- nếu đổ = cẩu & thủ công thì hệ số hao hụt là: 1,025
.....
Tài liệu tham khảo Định mức 1784
 
Oài, hóa ra chú Vinh là dân XD, 47kt1...=D>
Anh cũng cùng khoa chú đây, anh học 46kt2, có gì cùng trao đổi nhé! Chú chắc rất chăm đọc sách và chịu khó tìm tòi, rất khâm phục....
 
Anh cho em hỏi, Tại sao cái phần dàn giáo thi công, trong phần dự toán a lại chia thành hai định mức chiều cao như thế được ko a?Vì e được biết là chiều cao áp dụng cho dự toán là chiều cao của cả công trình, ko phân tách độ cao?Hoặc là phần dàn giáo hoàn thiện ko quy định theo như công tác thi công khác.Em chưa hiểu, mong a chỉ giúp.Cảm ơn anh!
 
Back
Top