Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng?

tuan hi

Thành viên có triển vọng
Tham gia
6/5/09
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
43
Đơn vị tôi là nhà thầu thi công. Sau khi có kết quả phê duyệt trúng thầu và thực hiện bảo lãnh hợp đồng, tiền tạm ứng hợp đồng là 30% giá trị hợp đồng. Chủ đầu tư yêu cầu phải có thêm bảo lãnh tiền tạm ứng hợp đồng có giá trị bằng tiền tạm ứng hợp đồng. Như vậy thì tạm ứng hợp đồng để làm gì? (bảo đảm cho nhà thầu sử dụng tiền tạm ứng đúng mục đích, ko dám bùng...). Đối với nhà thầu ko đủ tiền, ko đủ tài sản thế chấp... để làm bảo lãnh tạm ứng thì phải làm thế nào? Hay thôi khỏi tạm ứng hợp đồng, bỏ tiền túi tự thực hiện hợp đồng trước, xong thanh toán sau. Đối với công trình lớn bảo lãnh tạm ứng hợp đồng khoảng 100 tỷ hoặc hơn nữa thì nhà thầu phải làm sao? Mong các bậc tiền bối chỉ giáo....:(:)-<
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Bảo lãnh tiền tạm ứng là hình thức ràng buộc để nhà thầu không vị phạm hợp đồng (trong đó chủ yếu là vi phạm về tiến độ) và sử dụng khoản tiền tạm ứng đúng mục đích.

Giá trị bảo lãnh thông thường bằng giá trị tạm ứng. Thời gian bảo lãnh thông thường bằng thời gian thực hiện hợp đồng (cũng có thể theo yêu cầu cụ thể của hợp đồng).

Với các nhà thầu đã trúng thầu (dù với tư cách là nhà thầu liên danh hay nhà thầu độc lập) thì cũng đã qua được bước kiểm tra về năng lực tài chính. Vì theo các yêu cầu của HSMT thì nhà thầu trúng thầu buộc phải có tình hình tài chính lành mạnh và có khả năng chi trả. Do đó, các nhà thầu đã trúng thầu làm bảo lãnh tiền tạm ứng không quá khó khăn.

Rõ ràng, có bảo lãnh tiền tạm ứng để tạm ứng theo hợp đồng sẽ có lợi hơn nhiều so với tình huống mà bạn đã nêu là bỏ tiền túi ra để thực hiện. Vì chi phí làm bảo lãnh tiền tạm ứng nhỏ hơn so với chi phí lãi vay ngân hàng.
 
L

levinhxd

Guest
Hiện nay, đa phần các hợp đồng đều có bão lãnh tạm ứng để đảm bảo tiền tạm ứng không bị dùng sai mục đích! Tuy nhiên vấn đề bão lãnh tạm ứng là không nhất thiết bắt buộc, nhất là đối với dự án không thuộc ngân sách NN! Vậy với công ty bạn sẽ có những cách làm sau:
-Cách 1: Thương thảo với Chủ đầu tư, bỏ điều khoản BL tạm ứng trong hợp đồng
- Cách 2: Với giá trị tạm ứng lớn (100 tỷ như ví dụ), có thể Nhà thầu sẽ tạm ứng giá trị nhỏ hơn (30 tỷ chẳng hạn), với số tiền như thế sẽ đảm bảo Ngân hàng cho làm BL, mặt khác phải triển khai làm thanh toán nhanh, thanh toán tạm ứng khi KL thi công đã được nhiều; như thế tránh được khoản lãi vay từ BL tạm ứng, vừa đảm bảo thu hồi vốn
P/S: Việc bạn nói số tiền tạm ứng lên đến 100 tỷ đồng, thì chứng tỏ gói thầu đó lên đên 1000 tỷ! Việc Nhà thầu trúng thầu thi công (hoặc được chỉ định) một gói thầu lớn như vậy mà không đủ điều kiện vay Ngân hàng với hạn mức 100 tỷ thì nghe cũng hơi lạ! :D!
 
H

Hữu Diên

Guest
Bảo lãnh tạm ứng

Bạn tuan hi thân mến!Việc được tạm ứng hợp đồng là quyền lợi của NT do vậy không nên bỏ, còn cách nào thì bộ phận kế toán - tài chính tìm cách lo thôi, việc bảo lãnh ngoài khả năng tín chấp thì chỉ còn thế chấp, thế chấp không đủ thì phải thương thảo với chủ đầu tư - ngân hàng.Nhân đây tôi cũng muốn các bạn trong diễn đàn mách cho: hiện nay áp dụng văn bản nào quy định tạm ứng hợp đồng? Bởi tôi xem hết Luật xây dựng, Luật đấu thầu, NĐ 12/2009/NĐ-CP V/v quản lý dự án ĐTXDCT, ND 58/2008/NĐ-CP V/v Hướng dần luật đấu thầu thì chẳng có đoạn nào nói về tỷ lệ tạm ứng hợp đồng như NĐ 16/2005/NĐ-CP V/v quản lý dự án ĐTXDCT quy định nữa. Rất mong các bạn giúp xin cảm ơn !
 
Last edited by a moderator:

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Nhân đây tôi cũng muốn các bạn trong diễn đàn mách cho: hiện nay áp dụng văn bản nào quy định tạm ứng hợp đồng?
Vấn đề này được quy định tại Nghị định 99/2007/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư 130/2007/TT-BTC đó chú Hữu Diên.
Điều 24. Tạm ứng vốn để thực hiện hợp đồng xây dựng (NĐ99/2007/NĐ-CP) 1. Việc tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình phải được quy định trong hợp đồng xây dựng và thực hiện ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mức tạm ứng vốn đầu tư xây dựng công trình được quy định như sau :
a) Đối với hợp đồng tư vấn, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng, mức tạm ứng vốn tối thiểu là 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên; tối thiểu 15% đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng và tối thiểu 20% đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị tuỳ theo giá trị hợp đồng nhưng mức tạm ứng không thấp hơn 10% giá hợp đồng;
d) Đối với hợp đồng thực hiện theo hình thức EPC, việc tạm ứng vốn để mua thiết bị được căn cứ theo tiến độ cung ứng trong hợp đồng; các công việc khác như thiết kế, xây dựng mức tạm ứng tối thiểu là 15% giá trị phần công việc đó trong hợp đồng.
2. Vốn tạm ứng cho công việc giải phóng mặt bằng được thực hiện theo kế hoạch giải phóng mặt bằng.
3. Bên giao thầu thống nhất kế hoạch tạm ứng và thu hồi vốn với Bên nhận thầu để sản xuất trước một số cấu kiện, bán thành phẩm trong xây dựng có giá trị lớn bảo đảm thi công hoặc mua một số vật tư phải dự trữ theo mùa.
Sau khi Nghị định trên có hiệu lực, nhiều nhà thầu đã như thoát được gánh nặng về nhu cầu vốn. Có nhiều gói thầu, các nhà thầu được tạm ứng với mức 80% giá hợp đồng hoặc cao hơn, tháo gỡ được khó khăn về vốn và đẩy nhanh được tiến độ thực hiện dự án.
 

longkts3

Thành viên mới
Tham gia
24/5/08
Bài viết
2
Điểm thành tích
3
[h=1]Trích nghị định 48-2010 "v/v Thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng"
Điều 17. Tạm ứng hợp đồng xây dựng[/h]1. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước cho bên nhận thầu để triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng.
2. Việc tạm ứng hợp đồng được thực hiện ngay sau khi hợp đồng xây dựng có hiệu lực và bên giao thầu đã nhận được bảo lãnh tiền tạm ứng (nếu có).
3. Mức tạm ứng, thời điểm tạm ứng và việc thu hồi tạm ứng phải được các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
4. Mức tạm ứng tối thiểu được quy định như sau:
a) Đối với hợp đồng tư vấn là 25% giá hợp đồng;
b) Đối với hợp đồng thi công xây dựng công trình:
- 10% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị trên 50 tỷ đồng;
- 15% giá hợp đồng đối với hợp đồng có giá trị từ 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng;
- 20% giá hợp đồng đối với các hợp đồng có giá trị dưới 10 tỷ đồng;
c) Đối với hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ, hợp đồng EPC, hợp đồng chìa khóa trao tay và các loại hợp đồng xây dựng khác: 10% giá hợp đồng.
5. Mức tạm ứng tối đa là 50% giá hợp đồng, trường hợp đặc biệt thì phải được Người quyết định đầu tư cho phép.
 

thachkt86

Thành viên mới
Tham gia
18/8/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Gia tri cua bao lanh tien tam ung

Cho mình hỏi giá trị của bảo lãnh tiền tạm ứng được quy đinh ở chỗ nào vậy! Cảm ơn các bạn!
 

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
40
Website
www.giaxaydung.vn
Cho mình hỏi giá trị của bảo lãnh tiền tạm ứng được quy đinh ở chỗ nào vậy! Cảm ơn các bạn!

Bạn xem khoản 3 điều 1 ( bổ sung khoản 7 điều 16 về đảm bảo thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng ) NĐ 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dưng.
 

mitom

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
2/3/14
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Cho mình hỏi giá trị của bảo lãnh tiền tạm ứng được quy đinh ở chỗ nào vậy! Cảm ơn các bạn!
Theo mình Giá trị bảo lãnh tiền tạm ứng thì được quy định tùy từng hợp đồng cụ thể. Xin trích thêm tiền tạm ứng đối với hợp đồng thi công xd thì được quy định rõ tại khoản 1.1 điều 10 của TT86/2011/TT-BTC.
Mong nhận được ý kiến của các bác!
 

songtoan

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
2/8/12
Bài viết
37
Điểm thành tích
8
Hiện nay, đa phần các hợp đồng đều có bão lãnh tạm ứng để đảm bảo tiền tạm ứng không bị dùng sai mục đích! Tuy nhiên vấn đề bão lãnh tạm ứng là không nhất thiết bắt buộc, nhất là đối với dự án không thuộc ngân sách NN! Vậy với công ty bạn sẽ có những cách làm sau:
-Cách 1: Thương thảo với Chủ đầu tư, bỏ điều khoản BL tạm ứng trong hợp đồng
- Cách 2: Với giá trị tạm ứng lớn (100 tỷ như ví dụ), có thể Nhà thầu sẽ tạm ứng giá trị nhỏ hơn (30 tỷ chẳng hạn), với số tiền như thế sẽ đảm bảo Ngân hàng cho làm BL, mặt khác phải triển khai làm thanh toán nhanh, thanh toán tạm ứng khi KL thi công đã được nhiều; như thế tránh được khoản lãi vay từ BL tạm ứng, vừa đảm bảo thu hồi vốn
P/S: Việc bạn nói số tiền tạm ứng lên đến 100 tỷ đồng, thì chứng tỏ gói thầu đó lên đên 1000 tỷ! Việc Nhà thầu trúng thầu thi công (hoặc được chỉ định) một gói thầu lớn như vậy mà không đủ điều kiện vay Ngân hàng với hạn mức 100 tỷ thì nghe cũng hơi lạ! :D!

Xin phép kéo bài viết này lên.
Hiên nay, nhiều CĐT yêu cầu bắt buộc phải làm bảo lãnh tạm ứng. , nhiều khi rất phiền hà, phức tạp mất thời gian...mặc dù nhà thầu đó có history làm ăn nghiêm chỉnh, làm nhiều việc với CĐT rồi.
Bạn nói Bảo lãnh tạm ứng là không bắt buộc...có VB hay quy định gì ko? xin dẫn chứng giúp.
tks
 

tuan237

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
6/12/07
Bài viết
20
Điểm thành tích
3
Xin phép kéo bài viết này lên.
Hiên nay, nhiều CĐT yêu cầu bắt buộc phải làm bảo lãnh tạm ứng. , nhiều khi rất phiền hà, phức tạp mất thời gian...mặc dù nhà thầu đó có history làm ăn nghiêm chỉnh, làm nhiều việc với CĐT rồi.
Bạn nói Bảo lãnh tạm ứng là không bắt buộc...có VB hay quy định gì ko? xin dẫn chứng giúp.
tks
Ban xem điểm 7 điều 16 Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng quy định:
Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng (trường hợp các bên thỏa thuận phải có bảo lãnh tiền tạm ứng):
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên;
b) Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với phần giá trị giảm trừ tiền tạm ứng qua mỗi lần thanh toán theo thỏa thuận của các bên.
 

VanToanGXD

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
29/10/10
Bài viết
710
Điểm thành tích
93
Xin phép kéo bài viết này lên.
Hiên nay, nhiều CĐT yêu cầu bắt buộc phải làm bảo lãnh tạm ứng. , nhiều khi rất phiền hà, phức tạp mất thời gian...mặc dù nhà thầu đó có history làm ăn nghiêm chỉnh, làm nhiều việc với CĐT rồi.
Bạn nói Bảo lãnh tạm ứng là không bắt buộc...có VB hay quy định gì ko? xin dẫn chứng giúp.
tks
Bài viết này anh Lê Vinh viết từ 15/10/2009 thời điểm đó đọc chỉ thấy được bảo lãnh khoản tiền tạm ứng ở Điều 20, Nghị định 99/2007/NĐ-CP. Trong đó có nhắc đến từ nếu có -> vậy là không bắt buộc.
Tới Nghị định 48/2010/NĐ-CP tại Điều 16 cũng nhắc đến bảo lãnh tạm ứng và cũng thêm từ nếu có -> vậy là không bắt buộc.
Nghị định số 207/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ về hợp đồng trong hoạt động xây dưng thì tại Khoản 3, Điều 1 có ghi như sau:
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 7, Điều 16 như sau:"Điều 16. Bảo đảm thực hiện hợp đồng và bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
7. Bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
a) Trước khi bên giao thầu thực hiện việc tạm ứng hợp đồng cho bên nhận thầu, thì bên nhận thầu phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng; trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì từng thành viên trong liên danh phải nộp cho bên giao thầu bảo lãnh tạm ứng hợp đồng với giá trị tương đương khoản tiền tạm ứng cho từng thành viên, trừ trường hợp các thành viên trong liên danh thỏa thuận để nhà thầu đứng đầu liên danh nộp bảo lãnh tạm ứng hợp đồng cho bên giao thầu.
b) Thời gian có hiệu lực của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng phải được kéo dài cho đến khi bên giao thầu đã thu hồi hết số tiền tạm ứng. Giá trị của bảo lãnh tạm ứng hợp đồng sẽ được khấu trừ tương ứng với giá trị tiền tạm ứng đã thu hồi qua mỗi lần thanh toán giữa bên giao thầu và bên nhận thầu."
-> Như vậy là từ 1/2/2014 ngày mà Nghị định 207/2013/NĐ-CP có hiệu lực thì bảo lãnh tạm ứng hợp đồng là bắt buộc.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top