BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG VẬN HÀNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI - Công ty GP SINCO

cogaithang5

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
25/9/16
Bài viết
36
Điểm thành tích
6
Tuổi
28
An toàn trong quá trình vận hành
Trong giai đoạn bơm nước vào thiết bị xử lý nước công nghiệp nên để chế độ Auto. Để tránh trường hợp nước tràn.
Thường xuyên kiểm tra các đường ống dẫn hóa chất. Ngăn ngừa trường hợp hóa chất bị rò rỉ và ăn mòn các thiết bị.
Khi bật bơm nước thải phải kiểm tra bơm có đẩy nước đi hay không (bằng cách theo dõi mực nước).
Các trang thiết bị bảo hộ lao động
Người công nhân vận hành hệ thống xử lý nước thải cần có các trang thiết bị bảo hộ lao động sau :

Quần áo bảo hộ lao động
Giầy bảo hộ lao động có đế chống trơn
Găng tay cao su
Khẩu trang
Nón bảo hộ
Vòi nước sạch có dòng chảy mạnh.
Công nhân vận hành phải được huấn luyện và thực hành thao tác đúng cách khi có sự cố và luôn luôn có mặt tại vị trí của mình, thao tác kiểm tra và vận hành đúng kỹ thuật.
Các máy móc thiết bị phải được kiểm tra theo dõi thường xuyên các thông số kỹ thuật nhất là các thiết bị dùng điện.
Tiến hành sửa chữa, kiểm tra định kỳ một cách nghiêm nghặt.
Trang bị đầy đủ các trang phục cần thiết về an toàn lao động như: quần áo bảo hộ, mũ, găng tay…
Cần trang bị các phương tiện và thiết bị chữa cháy hiệu quả như bình CO2 vòi chữa cháy, phuy cát.
An toàn khi sử dụng hóa chất
Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất
Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn trong khi pha chế hóa chất
Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ và từng ít một. Tránh khả năng rơi vãi dung dịch hóa chất.
Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất.
Phải có đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động khi pha chế hóa chất
Phải thực hiện đúng các bước chỉ dẫn trong khi pha chế hóa chất
Khi đưa hóa chất vào thùng pha chế, nên đổ từ từ và từng ít một. Tránh khả năng rơi vãi dung dịch hóa chất.
Dùng nước sạch vệ sinh khu vực pha chế hóa chất.
Lưu trữ và bảo quản hoá chất cách xa nơi ở và xa nguồn nước.
Nơi cất giữ phải có nắp đậy kín và phải có khoá.
Bên ngoài thùng hay tủ phải có danh mục tên các hoá chất và khối lượng cất giữ.
Khi sử dụng xong phải đậy nắp bình, thùng đựng hoá chất thật chặt.
Hạn chế việc vận chuyển hoá chất nếu không thực sự cần thiết.
Không vận chuyển hoá chất chung với xe chở khách hay chở hàng hoá thực phẩm.
Phải sử dụng các thiết bị bảo vệ cá nhân khi tiếp xúc với hoá chất như găng tay, mặt nạ, khẩu trang phòng độc…
Theo chỉ dẫn lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp với từng loại hoá chất.
Vệ sinh phương tiện bảo vệ cá nhân sau khi sử dụng xong, tránh giặt chung với đồ dùng bình thường.
Cất giữ các phương tiện cá nhân phải xa tầm tay trẻ em.
Khi phương tiện cá nhân bị hư hỏng phải thay mới ngay.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ ngay sau khi sử dụng xong hoá chất.
Có những điều chung cần chú ý khi sử dụng hóa chất:
Dự trữ sẵn sàng các dụng cụ bảo vệ
Luôn luôn chuẩn bị sẵn mắt kiếng, quần áo bảo hộ, găng tay, khẩu trang bảo hộ và chúng phải được mang vào khi làm việc.
Kiểm tra hóa chất hàng ngày.
Kiểm tra bồn hóa chất, bơm và đường ống dẫn hóa chất mỗi ngày một lần. Đảm bảo không có gì bất thường, hóa chất vẫn còn khả năng làm việc (hạn sử dụng, tính năng) và không bị rò rỉ.
NGUYÊN TẮC CHUNG PHA CHẾ VÀ ĐỊNH LƯỢNG HÓA CHẤT
Bước 1: Cân hoặc định lượng khối lượng hóa chất cần pha theo chỉ dẫn.
Bước 2: Mở van nước cấp của thùng đựng hóa chất đợi đến khi nước vào đầy nửa thùng pha dung dịch và đóng van này lại.
Bước 3: Cho từ từ hóa chất vào thùng pha và khuấy đều để hóa chất tan hoàn toàn trong nước cho đến khi hết lượng hóa chất trên.
Bước 4: Mở van nước cấp tiếp tục cho nước vào đầy thùng pha.
Chú ý:

Thường xuyên kiểm tra lượng dung dịch hóa chất trong các thùng đựng hóa chất. Nếu hết hóa chất thì phải tắt bơm hóa chất và pha hóa chất như các bước pha hóa chất đã nêu ở trên.
Không nên bơm khi hóa chất chưa hòa tan hoàn toàn (có thể làm nghẽn đường ống hoặc hư màng bơm khi còn cặn).
Vệ sinh thùng chứa hóa chất tháng/lần để loại bỏ cặn bám dưới đáy thùng.
An toàn về điện
Tủ điện điều khiển phải luôn đóng để tránh nước có thể bắn vào.
Tránh để các vật có khả năng gây cháy nổ trong tủ điện điều khiển
Tránh để hóa chất bám vào các máng bảo vệ cáp điện, chân tủ điện và tủ điện điều khiển, gây ăn mòn vật liệu bảo vệ tuyến cáp điện.
Khi ngừng hệ thống để sửa chữa nên tắt các CB điều khiển các thiết bị và CB tổng.
Khi đóng mở các công tắt hay CB điều khiển, tay người vận hành phải thật khô ráo.
Khi có sự cố như cháy, nổ, chập điện thì người vận hành phải lập tức nhấn nút TẮT KHẨN CẤP (EMERGENCY) trên mặt tủ điện để ngừng ngay hoạt động. Sau đó ngắt CB tổng ở bên trong tủ điện
Nếu phát hiện có thiết bị điện không hoạt động thì không được phép tự ý dùng bất cứ dụng cụ gì để sửa chữa trong khi hệ thống đang hoạt động. Khi đó, người vận hành phải tắt ngay nguồn cấp điện và báo cáo ngay cho người quản lý.
Khi xảy ra tai nạn điện giật, người vận hành cần thực hiện như sau:
Ngắt ngay nguồn điện dẫn vào hệ thống xử lý nước thải
Đưa ngay người bị nạn ra khỏi nơi có nguồn điện
Đưa người bị nạn đến nơi thông thoáng, thực hiện sơ cứu bằng hô hấp nhân tạo và gọi bác sĩ hoặc đưa ngay tới bệnh viện gần nhất.
Khi sửa chữa thiết bị điện
Chỉ những thợ điện có chuyên môn mới được sửa chữa thiết bị điện.
Trước khi sửa chữa thiết bị cần đảm bảo hệ thống điện vào thiết bị đã được đóng ngắt.
Phải đảm bảo có bảng thông báo ngắt điện để sửa chữa tại cầu dao, công tắc điện.
Phải có thiết bị bảo hộ lao động cách điện để tránh bị giật điện

Bài viết liên quan
- Khắc phục những tồn tại của xử lý nước thải nhà máy đường tiết kiệm chi phí nhất.
 

Top