Bồi thường,hỗ trợ tái định cư.

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
18
Trong thời gian gần đây,Nhà nước liên tục ban hành các Luật sửa đổi,bổ sung các Luật Quy hoạch XD đô thị,Luật Đấu thầu,Luật Xây dựng,Luật Đất đai...và các Nghị định hướng dẫn thực hiện các Luật trên.Chứng tỏ rằng,Nhà nước rất quan tâm tới việc hoàn thiện từng bước hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm đưa hệ thống này sát và phù hợp với thực tế của đất nước;thực sự đưa hệ thống quy định pháp luật đi vào các lĩnh vực của xã hội,cuộc sống.Do hạn chế một số quy định trong Luật Đất đai và các nghị định hướng dẫn;sau nhiều lần lấy ý kiến góp ý NĐ sửa đổi,bổ sung các NĐ 181,197,17,142,84,123 thì ngày 13/8/2009 Chính phủ đã ban hành NĐ 69/2009/NĐ-CP có hiệu lực từ 01/10/2009.Nghị định này quy định nhiều vấn đề nhưng nổi bật là quy định để tháo gỡ nhiều vướng mắc các nội dung sau:
-Giá đất đã được quy định sát giá đất thị trường trong điều kiện bình thường cho các mục đích khác nhau:giao đât,cho thuê đất,chuyển nhượng quyền SDĐ,chuyển mục đích SDĐ,thuế...để dần cơ chế một giá.
-Tổ chức phát triển Quỹ đất:tại điều 34,35 đã quy định xây dựng Quỹ phát triển đất được hình thành trên cơ sở 30-50% giá trị thu được từ đấu giá quyền SDĐ,giao đất,cho thuê đất...;đồng thời quy định rõ ràng và cụ thể hơn 12 nhiệm vụ của Tổ chức Phát triển quỹ đất kèm theo cơ chế hoạt động để vận hành tổ chức này.Việc quy định các nhiệm vụ của tổ chức này vào NĐ thấy rằng CP rất quan tâm tới nguồn lực lớn của Đất đai thông qua hoạt đông của tổ chức này.
-Bồi thường,hỗ trợ tái định cư được bổ sung,sửa đổi trình tự,thủ tục thu hồi đất,giao đất,cho thuê đất từ điều 27 đến điều 33 một cách hợp lý,gọn nhẹ hơn.Nhưng cơ bản hơn là CP đã quan tâm tới việc Bồi thường đất nông nghiệp,đây là điểm nóng trong công tác GPMB;nhất là vấn đề hỗ trợ đối với đất NN trong khu dân cư và đất vườn,ao không được công nhận đất ở tại điều 21(30-70%,20-50%).Chính sách này thực sự đã dần hài hoà lợi ích của Nhà nước và người dân,đa số là gia đình,cá nhân có đất nông nghiệp và làm nông nghiệp.
Hy vong rằng trong thời gian tới công tác BTHTTĐC sẽ thuận lợi hơn,từ đó KT-XH của đất nước sẽ khởi sắc hơn!
 
các quy định mới đúng là giải quyết được các vấn đề tồn tại hiện nay của công tác GPMB nhưng bây giờ tình trạng lại là các dự án cố gắng GPMB càng nhanh càng tốt vì vấp phải tâm lý người dân đợi chờ chính sách mới mà quên mất rằng nếu phương án được duyệt trước khi có quy định mới thì áp theo cái cũ nhưng lại đơn kiến nghị:(
 
Theo tôi thì Nghị định mới của chính phủ đã đáp ứng được điều quan trọng nhất trong thắc mắc của các hộ dân đó là tính "công bằng" trong việc thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân (trên địa bàn thành phố Hà Nội). Nhưng điều mà Nghị định mới ban hành lại mang rất nhiều khó khăn cho các Chủ đầu tư khi thực hiện GPMB các dự án.
Mọi người cũng biết rồi, theo Quyết định 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008 thì các hộ gia đình bị thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao sẽ được hường 1 trong 3 hình thức hỗ trợ về chuyển đổi nghề và tạo việc làm: Đất ở, Căn hộ chung cư, Tiền.
Vậy Nghị định mới có đảm bảo được rằng tổng số tiền bồi thường cho các hộ sẽ thấp thấp hơn nhiều so với Quy định cũ. Như vậy, điều này sẽ dẫn tới việc khiếu nại, hoặc không chấp thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các hộ gia đình sẽ chất đống trên chỗ các bác trả lời đơn thư khiếu nại (nói nhỏ là nó sẽ đè chết người ấy chứ) vì HGĐ nào cũng mong là mình sẽ nhận được một trong 3 hình thức kia khi bị thu hồi đất (mặc dù có ai muốn đâu cơ chứ).
Việc thứ 2: Trong điều 20 của Quyết định này có nêu rõ về việc hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ gia đình, nhưng thực chất là rất mập mờ.
Mọi người nghĩ xem "Thu hồi từ 30-70% diện tích đất nông nghiệp của hộ thì sẽ được hưởng hỗ trợ 6 - 12 tháng (tuỳ vào từng điều kiện)". Nhưng điều đáng nhắc đến ở đây là: Cách xác định để tính 30 - 70% là ở đâu (có tính đến tổng diện tích đất đã mất tại các dự án trước đây hay không) - Hay chỉ tính diện tích mất đất của Hộ thuộc dự án chia cho tổng diện tích đất còn lại của hộ gia đình (sau khi đã bị thu hồi thuộc các dự án trước) đang thực tế sử dụng? Điều này cần phải nói rõ trong văn bản Nghị định (kể cả trong thông tư hướng dẫn).
Cái nữa, để xác định hỗ trợ ổn định đời sống: 30kg gạo/01 nhân khẩu/01 tháng. Vậy "Nhân khẩu" để được hưởng hỗ trợ ở đây là ai? Có phải bao gồm cả người trực tiếp sống nhờ nghề nông và người không sống bằng nghề nông thuộc hộ hay không?
Em xin đơn cử một vấn đề: 01 hộ gia đình được giao đất nông nghiệp theo NĐ 64/CP nhưng ko sử dụng mà cho người họ hàng sử dụng. Hộ đó sống bằng nghề kinh doanh. Vậy khi tính hỗ trợ ổn định đời sống sản xuất có tính cho hộ đó không? (mặc dù em biết là các bác ấy sẽ tính để đảm bảo không có khiếu kiện, khiếu nại gì), nhưng điều đó đã làm mất mất cái yêu cầu ở trên là đảm bảo công bằng cho các hộ dân.
Tôi xin có một vài điều, mặc dù ngu muội, mong các bác chỉ giáo thêm cho.
Theo tôi thì nên để Nghị định này mặc dù có tiến bộ nhưng cũng phải tính đến cả 02 hướng: Tính công bằng cho các hộ dân - và tính đến cả sự mong muốn của họ nữa, không chỉ để tính công bằng mà gây ra khiếu kiện, khiếu nại ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện GPMB các dự án.
Nếu các dự án lâu thực hiện xong công tác GPMB thì có lẽ hiệu quả kinh tế xã hội tính chung sẽ bị mất đi rất rất nhiều so với việc phải bồi thường thêm một khoản tí ti cho các hộ dân bị mất đất.
moz-screenshot-1.jpg
moz-screenshot.jpg
 
Xin các bác các chú các anh chị tư vấn giúp!

Địa phương tôi đang tiến hành một dự án nhà nước đứng ra thu hồi đất, nhưng vì là một thị xã mới được sát nhập về Hà Nội nên còn một số điều còn chưa rõ về chế độ chính sách của nhà nước. Kính mong các anh các chị đã thực hiện công tác GPMB của TP Hà Nội có kinh nhiệm chỉ bảo.
1. Về giá đền bù đất khai hoang sử dụng ổn định trước 15/10/1993 mà không có các loại giấy tờ về đất được UBND cấp xã xác nhận đất không có tranh chấp thì người bị thu hồi đất được hưởng các khoản tiền đền bù hỗ trợ nào, và tính thành tiền theo bảng giá của Hà nội là bao nhiêu tiền/m2?
1. Về đền bù hỗ trợ cho những gia đình đã đào ao thả cá trên diện tích đất nông nghiệp được giao nhưng do sơ suất không xin phép chuyển mục đích sử dụng đất từ nhiều năm qua vẫn thả cá và sử dụng ổn định đến nay nhà nước thu hồi đất thì khoản tiền bồi thường chi phí đào đắp được tính như thế nào?
3. Về bồi thường hỗ trợ cho những diện tích đất nông nhiệp liền đường giao thông liên thôn, liền khu dân cư nhưng cách một con đường dân sinh thì được hỗ trợ những gì?
XIn chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các bác các anh các chị!
 
1. bạn sẽ được đền bù theo giá đất nông nghiệp tại địa phương đó theo quyết định 62/2008/QD-UBND. diện tích đó sẽ được cộng dồn vào tổng diện tích đất nông nghiệp bạn bị thu hồi nếu quá 30% diện tích bạn sử dụng bạn sẽ được giao đất tại các xã, thị trán hà đông và sơn tây còn nếu ỏ nội thành sẽ là nhà tái định cư,và 30.000 đồng hỗ trợ tự chuyển đổi nghề nghiệp đất này bạn không được tính tiền hỗ trợ ổn định sản xuất.
2. bạn sẽ được bồi thường chi phí hợp lí đầu tư vào đất còn lại theo điều 28 quyết định số 18: nếu có giấy tờ chứng minh chi phí san lấp thì hoàn trả lại chi phí đó theo mục a kooản 2 điều 28; nếu không có giấy tờ chứng minh thì được hỗ trợ 50.000/1m2.
3.bạn có thể nói rõ hơn được không vì nếu là đất nông nghiệp liền kề nhà ở lại khác?
 
Vitbau03 thân mến! Cảm ơn bạn đã giúp mình mở ra được một lối thoát mà bấy lâu nay mình đang băn khoăn nhiều quá!
Mình có 2 vấn đề này cần cùng bạn thảo luận để đi đến một sự thống nhất hợp lý nhất bạn nhé! Mình biết bạn đang công tác trong một đơn vị chuyên về công tác GPMB còn mình thì là người đang bị những người GPMB làm ảnh hưởng tới quyền lợi chính đáng nhẽ ra được hưởng. Đưa ra những thắc mắc lên diễn đàn mình chỉ hy vọng các anh chị cô bác đang làm trong môi trường chuyên đi GPMB giúp mình để đòi lại công lý.
Đi sâu vào vấn đề bạn đã giải đáp mình vẫn thấy không hợp lý ở những điểm sau:
1. Vấn đề bạn nói " ...đất này bạn không được hưởng tiền hỗ trợ ổn định sản xuất" Có phải Vitbau03 dựa vào Điều 39 QĐ 18 UBND TP Hà nội hay không? Nếu đúng bạn chỉ dựa vào Điều 39 QĐ18 thì bạn cũng giống hệt người đang làm công tác GPMB thực hiện dự án mà mình đang bị vướng. tại sao lại không được hưởng hỗ trợ ổn định sản xuất nhỉ? Điều 39 thực hiện theo Điều 26, 28,32 Nghị định 197/2004/NĐ-CP mà Điều 28 NĐ 197 thể hiện là:
Điều 28. Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian hỗ trợ là 12 tháng. Mức hỗ trợ bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tính theo thời giá trung bình tại địa phương.
Qua đó chúng ta thấy rằng nhà nước thu hồi tỉ lệ trên 30% đất nông nghiệp được giao thì sẽ hỗ trợ ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất chứ không phải chỉ đất nông nghiệp được giao mới có khoản tiền hỗ trợ này còn về vấn đề QĐ 18 thể hiện ở điều 39 là thiếu nghĩa nếu chúng ta chỉ đọc riêng 1 Điều 39QĐ18 mà không đọc Điều 28 Nghị định định 197 sẽ rất rễ bị hiểu lầm.
2. câu hỏi thứ 3 của mình ý mình muốn nói rằng: Loại đất nông nghiệp không chung thửa với đất ở mà nó tiếp giáp với thửa đất có nhà ở và loại đất nông nghiệp giáp với đường đi một bên là thửa đất ở có nhà và một bên là đất nông nghiệp cách nhau 1 lối đi vậy đó Vitbau03!
Mông bạn sớm trả lời giúp mình để mình có thêm cơ sở để kiến nghị với các cơ quan chức năng. Chân thành cảm ơn bạn!
 
Gửi các pro, em đang làm một dự án có liên quan trực tiếp đến GPMB và hiện đang có rất nhiều thắc mắc, mong các pro giải đáp giúp. Em xin cảm ơn trước ^^!

1. Công ty em có trúng thầu một Dự án có sử dụng đất (theo quy chế đầu thầu của QĐ 15/2007/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội ngày 23/01/2007). Diện tích thực hiện dự án bao gồm cả đất công của UBND xã và đất nông nghiệp giao theo NĐ 64. Cho em hỏi trong trường hợp của Công ty em thì thuộc diện THU HỒI ĐẤT hay THỎA THUẬN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (đối với phần đất Nông nghiệp giao theo NĐ 64)???? Em hiện nay đang rất băn khoăn, em đã làm công văn gửi Sở TNMT nhưng vẫn chưa nhận được trả lời. Mong các pro giải đáp giúp em.

2. Theo như em biết thì hiện nay Thành phố Hà Nội đang soạn thảo một quyết định hướng dẫn NĐ 69/2009 sẽ thay thế cho QĐ 18 đang áp dụng, ddang gấp rút soạn thảo để 1/10 sẽ có văn bản hướng dẫn. Dự kiến Tp Hà Nội sẽ áp dụng các khung cao nhất trong NĐ 69 (VD: đối với tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và đào tạo việc làm sẽ gấp 1,5 đến 5 lần giá đất, tức là đang từ 30.000đ/m2 sẽ tăng lên 162.000x5=810.000đ/m2 - em tính theo mức cao nhất của giá đất nông nghiệp theo QĐ62), do đó bồi thường đất nông nghiệp có thể lên mức 1 triệu đồng/m2.

Vì vậy, mong các bác trả lời giúp em là Dự án của Công ty em thuộc diện thu hồi hay thỏa thuận, vì nếu thu hồi giá đã 1 triệu thì thỏa thuận sẽ phải cao hơn, công ty em sẽ tốn không ít. Em xin đội ơn các pro!

(Ghi chú: Dự án của công ty em sử dụng đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh; Công ty em là TNHH không chút bóng dáng Nhà nước)
 
bên bạn có thể làm thỏa thuận với người đân được vì theo điều 40 nghị định 84/2007/NĐ-CP và điều 61 quyết định số 18 của UBND thành phố thì bạn có thể lựa chọn hình thức này, nhưng hình thức thỏa thuận với dân nhà nước không hề ép buộc mà chỉ tạo khung pháp lý nếu công ty nào có khả năng điều kiện có thể áp dụng hình thức này, còn không bạn làm theo đúng trình tự thu hồi đất của nhà nước.
 
trước tiên, bạn cần xác định rõ những điểm sau trước khi lựa chọn hình thức thu hồi đất hay hay thỏa thuận:
- dự án của bạn có diện tích bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng.
- đất của vùng dự án đã đô thị hóa chưa? có được mua bán nhiều không, giá thị trường tại khu vực khoảng bao nhiêu?
- kế hoạch của công ty bạn là GPMB nhanh hay từ từ cũng được.
theo kinh nghiệm của mình, nếu dự án của bạn mà diện tích nhỏ, số hộ ít thì nên thỏa thuận. chờ nhà nước thu hồi chắc còn lâu mới xây dựng được.
 
tớ đồng ý với quan điểm của bạn nếu dự án số hộ thuộc diện GPMB ít thì làm thủ tục thỏa thuận sẽ nhanh còn vấn đề đợi nhà nước thu hồi lâu mới xây dựng được thì tớ không đồng ý, làm theo đúng trình tự chứ không có cơ quan nào lại cố tình làm chậm cả, và nếu làm theo đúng trình tự làm cưỡng chế đối với những hộ dân sẽ có cơ sở, mức độ mạo hiểm sẽ thấp hơn:D
 
thật ra, trong nghị định 84 cũng đã qui định rõ: nếu quá 180 ngày tính từ ngày được chấp thuận cho phép tự thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì nhà nước sẽ tiến hành làm theo qui trình.
còn việc làm theo qui trình nhà nước chậm, điều này mình ko nói thêm.
cho hỏi bạn vitbau03 học khóa mấy của KTQD vậy. Bên đó, thầy Cường, thầy Thắng, Thầy Cát, cô Thảo còn giảng ở khoa ko?
mình học ở DC 41. xin được làm quen nha.
 
thật ra, trong nghị định 84 cũng đã qui định rõ: nếu quá 180 ngày tính từ ngày được chấp thuận cho phép tự thỏa thuận, nếu hai bên không thỏa thuận được thì nhà nước sẽ tiến hành làm theo qui trình.
còn việc làm theo qui trình nhà nước chậm, điều này mình ko nói thêm.
cho hỏi bạn vitbau03 học khóa mấy của KTQD vậy. Bên đó, thầy Cường, thầy Thắng, Thầy Cát, cô Thảo còn giảng ở khoa ko?
mình học ở DC 41. xin được làm quen nha.
vâng,bây giờ tùy vào trường hợp và tiềm lực của từng công ty mà chọn cách nào cho phù hợp
ps:em học dc45 giờ khoa mình chuyển thành khoa bất động sản và kinh tế tài nguyên đất rồi anh ah, thầy cường chuyển thành giám đốc viện đào tạo sau đại học hình như thầy có liên quan đến vụ đất ở minh khai:D. thầy thắng đã nghỉ hưu, thầy cát cũng vậy cô thảo vẫn còn dạy anh ah.
 
Thu hồi đất.

Gửi các pro, em đang làm một dự án có liên quan trực tiếp đến GPMB và hiện đang có rất nhiều thắc mắc, mong các pro giải đáp giúp. Em xin cảm ơn trước ^^!

"Công ty em có trúng thầu một Dự án có sử dụng đất (theo quy chế đầu thầu của QĐ 15/2007/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội ngày 23/01/2007). Diện tích thực hiện dự án bao gồm cả đất công của UBND xã và đất nông nghiệp giao theo NĐ 64. Cho em hỏi trong trường hợp của Công ty em thì thuộc diện THU HỒI ĐẤT hay THỎA THUẬN CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT (đối với phần đất Nông nghiệp giao theo NĐ 64)???? Em hiện nay đang rất băn khoăn, em đã làm công văn gửi Sở TNMT nhưng vẫn chưa nhận được trả lời. Mong các pro giải đáp giúp em"

(Ghi chú: Dự án của công ty em sử dụng đất làm mặt bằng cơ sở sản xuất, kinh doanh; Công ty em là TNHH không chút bóng dáng Nhà nước)

Bạn chưa nói rõ việc thu hồi đất để thực hiện dự án,chỉ biết làm MB cơ sở sản xuất,kinh doanh nên mình chỉ có thể nói về nguyên tắc thôi:
-Căn cứ điều 36(bỏ mục đ khoản 1,mục b khoản 2 do NĐ 84 đã huỷ) Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ để xác định DA của bạn có nằm trong đối tượng phải thu hồi hay không?
-Căn cứ điều 34,điều 35,điều 38,điều 39 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 để xác định DA của bạn có thuộc đối tượng phải thu hồi không?
-Trường hơp DA của bạn thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi nhưng nhà đầu tư đề nghị được thoả thuận mà cấp thẩm quyền cho phép thì Nhà nước không thu hồi đất.Nếu không đạt được sự thoả thuận với người sử dụng đất thì căn cứ điều 40 NĐ 84 Nhà nước thu hồi đất với diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thuận được sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp thẩm quyền ký văn bản chấp thuận.Việc BTHTTĐC thực hiện theo quy định của PL đối với diện tích này.
 
bên bạn có thể làm thỏa thuận với người đân được vì theo điều 40 nghị định 84/2007/NĐ-CP và điều 61 quyết định số 18 của UBND thành phố thì bạn có thể lựa chọn hình thức này, nhưng hình thức thỏa thuận với dân nhà nước không hề ép buộc mà chỉ tạo khung pháp lý nếu công ty nào có khả năng điều kiện có thể áp dụng hình thức này, còn không bạn làm theo đúng trình tự thu hồi đất của nhà nước.

Cám ơn chị Vitbau03 rất nhiều!

Theo như em hiểu về luật từ trước đến nay, thì Dự án của em đấu thầu là được làm THU HỒI, nhưng một đồng chí của TT phát triển quỹ đất của huyện đó bảo là BẮT BUỘC phải thỏa thuận với dân, KHÔNG THỂ THU HỒI ĐƯỢC.

Em thấy vô lý không chịu nổi, đành làm Công văn xin hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường.

Vấn đề cho phép thỏa thuận trong khi thu hồi đúng như chị Vitbau03 nói, nhưng số tiền thỏa thuận "hợp lý" sẽ được khấu trừ vào tiền thuê đất mà Công ty em phải nộp cho Nhà nước. Còn nếu không thuộc dạng thu hồi thì số tiền này không được khấu trừ. Vấn đề là ở đó ạ!

Nhưng cám ơn câu trả lời của chị rất nhiều, em thấy tự tin vào lập luận của mình rồi ^^!
 
Bạn chưa nói rõ việc thu hồi đất để thực hiện dự án,chỉ biết làm MB cơ sở sản xuất,kinh doanh nên mình chỉ có thể nói về nguyên tắc thôi:
-Căn cứ điều 36(bỏ mục đ khoản 1,mục b khoản 2 do NĐ 84 đã huỷ) Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29-10-2004 của Chính phủ để xác định DA của bạn có nằm trong đối tượng phải thu hồi hay không?
-Căn cứ điều 34,điều 35,điều 38,điều 39 Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 để xác định DA của bạn có thuộc đối tượng phải thu hồi không?
-Trường hơp DA của bạn thuộc đối tượng Nhà nước thu hồi nhưng nhà đầu tư đề nghị được thoả thuận mà cấp thẩm quyền cho phép thì Nhà nước không thu hồi đất.Nếu không đạt được sự thoả thuận với người sử dụng đất thì căn cứ điều 40 NĐ 84 Nhà nước thu hồi đất với diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thuận được sau thời hạn 180 ngày kể từ ngày cấp thẩm quyền ký văn bản chấp thuận.Việc BTHTTĐC thực hiện theo quy định của PL đối với diện tích này.

Tên của Dự án công ty em là:"Trụ sở giao dịch và giới thiệu sản phẩm ô tô". Hic, em đọc 181 và 84 không thấy nó thuộc vào điều nào hết!

Em xin hỏi là Quyết định 15/QĐ-UBND về đấu thầu quy định thế là trái Nghị định ạ? (các phần tương ứng làm căn cứ để em nghĩ dự án mình thuộc diện thu hồi, em đã highlight vàng trong file đính kèm ạ)

Xin cao nhân chỉ bảo.
Em chân thành cảm ơn.
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
trước tiên, bạn cần xác định rõ những điểm sau trước khi lựa chọn hình thức thu hồi đất hay hay thỏa thuận:
- dự án của bạn có diện tích bao nhiêu, trong đó có bao nhiêu hộ dân bị ảnh hưởng.
- đất của vùng dự án đã đô thị hóa chưa? có được mua bán nhiều không, giá thị trường tại khu vực khoảng bao nhiêu?
- kế hoạch của công ty bạn là GPMB nhanh hay từ từ cũng được.
theo kinh nghiệm của mình, nếu dự án của bạn mà diện tích nhỏ, số hộ ít thì nên thỏa thuận. chờ nhà nước thu hồi chắc còn lâu mới xây dựng được.

Em rất cám ơn đóng góp chân thành của bác lemanh, vấn đề em muốn xác định là dự án thuộc thu hồi hay thỏa thuận là do:

- Nếu thuộc diện thu hồi thì tiền bồi thường được trừ vào tiền thuê đất nộp vào Ngân sách. Kể cả xin thỏa thuận với dân, thì giá thỏa thuận "hợp lý" vẫn được khấu trừ.
- Nhưng nếu không thuộc diện thu hồi thì số tiền bồi thường này không được trừ vào tiền sử dụng đất.

Còn việc thực tế có là thu hồi thì công ty em vẫn "trả ngoài" cho dân thêm một khoản nữa để tiến độ GPMB được nhanh chóng.

Vì là Công ty nên em bọn em phải tính cả hiệu quả kinh tế nữa ạ!
 
Không được khấu trừ tiền bồi thường đất đâu bạn ạ

Gió ơi, cho dù cách nào thì công ty bạn cũng sẽ không được khấu trừ tiền bồi thường đất đâu, trừ khi dự án của bạn là dự án nằm trong danh mục các dự án được ưu đãi đầu tư. ( Vui lòng xem trong luật đầu tư).
 
Gió ơi, cho dù cách nào thì công ty bạn cũng sẽ không được khấu trừ tiền bồi thường đất đâu, trừ khi dự án của bạn là dự án nằm trong danh mục các dự án được ưu đãi đầu tư. ( Vui lòng xem trong luật đầu tư).

Theo Khoản 2 Điều 6 của Quyết định 18/2008 (Gio' chưa check lại là điều khoản nào theo QĐ108/2009) thì:

"2. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất có trách nhiệm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ theo quy định này và được trừ tiền bồi thường, hỗ trợ về đất đã chi trả vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp nhưng mức được trừ không vượt quá số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp."

Vậy là được trừ mà!
 
Tìm người quen đây!!!

Lê Hoài Nam - DC41 đây!!! Chào tất cả mọi người!!!
ĐT: 0984 95 35 92
Không ngờ toàn dân nhà mình trong này..............
 
Last edited by a moderator:
THảo luận

Tên của Dự án công ty em là:"Trụ sở giao dịch và giới thiệu sản phẩm ô tô". Hic, em đọc 181 và 84 không thấy nó thuộc vào điều nào hết!

Em xin hỏi là Quyết định 15/QĐ-UBND về đấu thầu quy định thế là trái Nghị định ạ? (các phần tương ứng làm căn cứ để em nghĩ dự án mình thuộc diện thu hồi, em đã highlight vàng trong file đính kèm ạ)

Xin cao nhân chỉ bảo.
Em chân thành cảm ơn.

Không biết Hà nôị đã điêù chỉnh QD 15 chưa(năm 2007);bơỉ vì Bộ kế hoạch và đâù tư đã có thông tư 03 ngày 16-04-2009 hướng dẫn đâú thâù DA có sử dụng đất như sau:
1/Khoản 3,V Phần thứ nhất:Có PA tổng thể về BTHTTDC đôí vơí khu đất,quỹ đất sẽ lựa chọn nhà đâù tư để đâù tư DA.
PA này Tổ chức Phát triển quỹ đất hoặc Hôị đồng BTHTTDC thực hiện.Như vâỵ,Nhà nước phải thu hôì ,nhà đâù tư sau khi trúng thâù phải ứng tiền BTHTTDC trước và sẽ được trừ nhưng không quá tiền giao đất,thuê đất.Nêú vượt quá tiền sử dung đất khi được giao đất,thuê đất thì phần vượt nhà thâù phải chịu.
2/Giá sàn A=M1(giá trị dự kiến đâù tư) + M2(Giá trị bôì thường,giải toả dự kiến)
Nhà thâù phải bỏ thâù giá tri bôì thường M' phải lớn hơn M2.Giá trị này sẽ phải xử lý như sau:
-Nêú giá trị bôì thường thực tế nhỏ hơn M',phần chênh lệch phải nộp NSNN.
-Nêú giá trị bôì thường thực tế lớn hơn M';phần chênh lệch nhà đâù tư phải bù.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top