Các bước cơ bản để thực hành phần mềm Dự toán GXD (Cập nhật lần 3 ngày 29/8/2011)

  • Khởi xướng Khởi xướng levinhxd
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
L

levinhxd

Guest
Thưa các bạn!
Phần mềm Dự toán GXD ngày càng được hoàn thiện, ngày càng có nhiều người lập dự toán hoặc các Chủ đầu tư, Nhà thầu, Nhà tư vấn quan tâm và sử dụng phần mềm này. Để phổ biến hơn nữa những tính năng hữu ích của phần mềm, Levinhxd đã cố gắng dành thời gian biên tập phần hướng dẫn các bước thực hành phần mềm theo 2 phương pháp:
1, Sử dụng Đơn giá địa phương của các Tỉnh, Thành phố
2, Sử dụng Đơn giá công trình do người lập tự xây dựng
Tài liệu này được viết cho phiên bản mới nhất của phần mềm (Phiên bản ngày 11-8)
Hy vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các bạn trong việc sử dụng phần mềm Dự toán GXD
Xin trân trọng cảm ơn!
 

File đính kèm

Chào levinhxd, tôi xin hỏi thế này:
ĐGXD được xây dựng trên cơ sở VL, NC, M tại thời điểm gốc (ví dụ 2006), thì VL, NC, M thể hiện trong file GVT (tại thời điểm 2006). Tuy nhiên khi tính bù giá GCM thì giá ca máy gốc lại được gọi ra từ file GCM ban hành sau thời điểm 2006 (chẳng hạn với Lai châu là GCM 2008) và đưa ra 2 giá trị đơn giá ca máy khác nhau. Như vậy bù giá ca máy cho kết quả khác đúng không anh? Tôi phải xử lý tình huống này như thế nào???
Ví dụ:
- Lai châu khi tính chênh lệch thì giá ca máy đào 1.2m3 chẳng hạn, được đưa ra trong GVT.csv gốc (2006) là 2.142.312đ.
- Khi tính bù giá ca máy thì giá ca máy gốc lúc này lại lấy theo GCM 2008 mới hơn rồi và có đơn giá của máy này là 2.431.506đ.
Mong anh giúp nhé…cảm ơn anh nhiều
 
Chào levinhxd, tôi xin hỏi thế này:
ĐGXD được xây dựng trên cơ sở VL, NC, M tại thời điểm gốc (ví dụ 2006), thì VL, NC, M thể hiện trong file GVT (tại thời điểm 2006). Tuy nhiên khi tính bù giá GCM thì giá ca máy gốc lại được gọi ra từ file GCM ban hành sau thời điểm 2006 (chẳng hạn với Lai châu là GCM 2008) và đưa ra 2 giá trị đơn giá ca máy khác nhau. Như vậy bù giá ca máy cho kết quả khác đúng không anh? Tôi phải xử lý tình huống này như thế nào???
Ví dụ:
- Lai châu khi tính chênh lệch thì giá ca máy đào 1.2m3 chẳng hạn, được đưa ra trong GVT.csv gốc (2006) là 2.142.312đ.
- Khi tính bù giá ca máy thì giá ca máy gốc lúc này lại lấy theo GCM 2008 mới hơn rồi và có đơn giá của máy này là 2.431.506đ.
Mong anh giúp nhé…cảm ơn anh nhiều
Xin được giải thích với bạn:
Chúng ta phải hiểu nguyên tắc bù: Chính là tính phần chênh lệch giữa giá hiện tại so với giá gốc
CL = Ght – G gốc
Nhưng cuối cùng, ở bảng THKP, lại tính giá là giá hiện tại, thực ra lúc này lại tính ngược lại: Ght = G gốc + CL
Chính vì như vậy mới xuất hiện PP đơn giá công trình, vì có dùng cách gì thì cuối cùng vẫn phải Tính giá hiện tại (Ght)
Đã hiểu nguyên tắc bù vậy thì:
Ở trong Sheet Bu GCM, giá ca máy tính ra cuối cùng là giá ca máy điều chỉnh, hay chính là giá Hiện tại. Khác với giá ca máy trong bảng kết xuất giá ca máy (Sheet MTC), giá ca máy điều chỉnh ở đây được tính điều chỉnh từ giá ca máy gốc (lấy từ GCM*csv), điều chỉnh theo 2 cách:
1, Dùng các hệ số K1, K2, K3 như trong TT 06/2010
2, Dùng phương pháp bù nhiên liệu năng lượng và bù tiền lương để bù đơn giản (tức chỉ bù cho 2 yếu tố này)
Như vậy GCM.csv ở đây năm 2006 hay 2008 ko quan trọng, vì dù thế nào thì cuối cùng cũng được điều chỉnh để trởi thành GCM năm 2011.
Tóm lại: GCM.csv chỉ mang ý nghĩa là công cụ tính GCM điều chỉnh hiện nay (2011); nếu nó trùng với GCM để xây dựng Dơn giá (DG.csv) thì tốt, không trùng thì cũng chẳng sao. Vì cuối cùng việc bù giá vẫn là bù giá hiện tại – Giá năm gốc trong đơn giá (GVT.csv- Cái mà xây dựng lên DG.csv).
Để tìm hiểu về bù giá ca máy, bạn đọc Quyết định bù giá ca máy của Công ty GIá xây dựng được kèm theo ở dưới!
 

File đính kèm

Trước hết tôi xin chân thành cám ơn anh Lê Vinh về Tài liệu Hướng dấn thực hành dự toán GXD Ver 3.00. Nó thật sự có ích và tôi đã nghiên cứu rất kỹ. Tôi rất tâm đắc với Phần II của tài liệu này: Phần lập dự toán theo đơn giá Công trình. Tuy nhiên tôi cũng phát hiện ra 1 số điều bất cập sau:
1 - Ở phần I: Mục Giá VL hiện tại, anh chỉ nói đến phần nhập giá VL trực tiếp theo thông báo giá của Liên sở liệu như vậy có đầy đủ hay không? Theo kinh nghiệm của tôi thì dù ở đâu thì giá VL cũng phải được tính đến chân Công trình. Tức là phải bao gồm Giá VL thông báo (giá gốc) + Cước VC và bao giwof chúng ta cũng phải dùng Lệnh kết nối 1.
2 - Ở phần III: Các lệnh kết nối thì:
+ Lệnh số 6 = Lệnh 3 + Lệnh 9
+ Lệnh số 7 = Lệnh 4 + Lệnh 9
+ Lệnh số 8 = Lệnh 2 + Lệnh 9
+ Lệnh số 9 = Tuyệt vời đấy nhé!!!
Một số ý kiến đóng góp nho nhỏ, nếu không đúng thì mong anh thông cảm nhé. Chờ Hướng dẫn dự toán GXD ver 4.00 của anh.
 
Nhân đây cũng nhờ anh Lê Vinh xem xét dùm vấn đề này nhé: Khi tôi chạy phần mềm dự toán GXD với các thông số về nhân công tôi để mặc định theo phần mềm ( chưa điều chỉnh gì cả ) thì khi chạy ở sheet NC XD thì sẽ mặc định là bảng lương nhân công nhóm I, muốn đưa về nhóm II thì nhân với 1.062. Nhưng khi nhân như vậy thì giá nhân công này KHÔNG KHỚP với giá nhân công ở bảng giá ca máy là nhân công nhóm II được tra theo sheet nhân công. Cho nên trong cùng 1 file dự toán mà giá NC khác nhau như vậy liệu có hợp lý không? Nhờ anh kiểm tra dùm!???
Còn một vấn đề nữa là: Khi lập dự toán theo đơn giá Công trình phần VL và NC thì OK ( lưu ý là lúc này tôi đã điều chỉnh đơn giá nhân công theo các VB của địa phương ) nhưng phần GCM thì tôi thấy không đúng với GCM của địa phương ban hành, thậm chí còn thấp hơn rất nhiều cho nên trong tài liệu hướng dẫn của anh có nói là dùng CSDL GCM.csv của một địa phương bất kỳ rồi sau đó dùng lệnh Kết xuất bảng giá CM là sẽ có bảng giá ca máy hiện tại đã được tính toán đầy đủ các khoản chi phí theo TT06/2010 liệu có đúng không? ( Tôi đã khai báo đầy đủ về LTT, các khoản PC và Giá NL ở sheet TS )
Hiện nay tôi cũng đang bối rối với việc lập dự toán ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng, khu vực thị trấn Lộc Thắng. Tôi gửi theo đây cho anh các VB hiện hành liên quan nhờ anh tư vấn cho các vấn đề sau:(Tôi lập dự toán theo PP đơn giá Công trình)
- Trong sheet TS tôi nên khai báo LTT và các khoản PC như thế nào là đúng nhất. (Công bố 841, hướng dẫn 974, thông báo 207)
- Việc nhập và điều chỉnh GCM làm sao cho đúng với TT06/2010 vì ở đây họ gói lại 1 cục (Công bố 842) cho nên tôi phải điều chỉnh bù đơn giản như thế nào?
Mong anh lưu tâm giúp đỡ!!!
Link: http://tinyurl.com/3gygcr8
 
Nhân đây cũng nhờ anh Lê Vinh xem xét dùm vấn đề này nhé: Khi tôi chạy phần mềm dự toán GXD với các thông số về nhân công tôi để mặc định theo phần mềm ( chưa điều chỉnh gì cả ) thì khi chạy ở sheet NC XD thì sẽ mặc định là bảng lương nhân công nhóm I, muốn đưa về nhóm II thì nhân với 1.062. Nhưng khi nhân như vậy thì giá nhân công này KHÔNG KHỚP với giá nhân công ở bảng giá ca máy là nhân công nhóm II được tra theo sheet nhân công. Cho nên trong cùng 1 file dự toán mà giá NC khác nhau như vậy liệu có hợp lý không? Nhờ anh kiểm tra dùm!???
Nhân công lái máy (nhân công trong bảng giá ca máy) luôn là nhân công nhóm II (quy định trong Nghị định 204/2005/NĐ-CP, phần Đối tượng áp dụng thang lương 7 bậc (A.1), mục 8). Còn NC XD hoặc NC TB thì tùy từng loại công trình mà là nhóm I, II hay III.
Ví dụ: Công trình cầu nhân công nhóm II, công trình đường nhân công nhóm III. Nhưng thợ lái lu mặt cầu và lu đường đầu cầu không thể lúc nhóm III hay nhóm II được mà luôn là nhóm II. Dự toán GXD rất chuẩn xác về thuật toán và các căn cứ pháp lý.
Chỉ có điều: Hiện tại, phân tích đơn giá chi tiết đang lấy mã số từ DM.csv, trong đó mã nhân công là nhóm I, người sử dụng ngoài việc nhân hệ số đổi nhóm như bạn đề cập, muốn tự tính bảng lương nhân công phù hợp với loại công trình phải dùng lệnh Ctrl+H để đổi từ N1 thành N2 hoặc N3 và sửa hệ số lương trong NC XD hoặc NC TB. Dù thao tác như vậy đã dễ, nhưng TA muốn tự động hơn nữa. Nên phiên bản tới TA và nhóm lập trình sẽ đưa nốt lệnh đổi nhóm nhân công này nữa (tất nhiên là vài tính năng nữa) có lẽ Dự toán GXD đã xử lý trọn vẹn hầu hết các tình huống.

Còn một vấn đề nữa là: Khi lập dự toán theo đơn giá Công trình phần VL và NC thì OK ( lưu ý là lúc này tôi đã điều chỉnh đơn giá nhân công theo các VB của địa phương ) nhưng phần GCM thì tôi thấy không đúng với GCM của địa phương ban hành, thậm chí còn thấp hơn rất nhiều cho nên trong tài liệu hướng dẫn của anh có nói là dùng CSDL GCM.csv của một địa phương bất kỳ rồi sau đó dùng lệnh Kết xuất bảng giá CM là sẽ có bảng giá ca máy hiện tại đã được tính toán đầy đủ các khoản chi phí theo TT06/2010 liệu có đúng không? ( Tôi đã khai báo đầy đủ về LTT, các khoản PC và Giá NL ở sheet TS).
Bản thân bảng GCM của các địa phương công bố không đầy đủ số liệu, vì thế chúng tôi phải thực hiện bài toán tính ngược để phục hồi các số liệu cần thiết phục vụ cho việc điều chỉnh, bạn nên đọc kỹ Quyết định số 36 mà anh Levinhxd đề cập ở bài trên để hiểu bản chất của vấn đề. Ngoài ra, TA muốn biết anh/chị dùng file GCM.csv nào mà không đúng với GCM của địa phương ban hành để kiểm tra lại?

Hiện nay tôi cũng đang bối rối với việc lập dự toán ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng, khu vực thị trấn Lộc Thắng. Tôi gửi theo đây cho anh các VB hiện hành liên quan nhờ anh tư vấn cho các vấn đề sau:(Tôi lập dự toán theo PP đơn giá Công trình)
- Trong sheet TS tôi nên khai báo LTT và các khoản PC như thế nào là đúng nhất. (Công bố 841, hướng dẫn 974, thông báo 207)
- Việc nhập và điều chỉnh GCM làm sao cho đúng với TT06/2010 vì ở đây họ gói lại 1 cục (Công bố 842) cho nên tôi phải điều chỉnh bù đơn giản như thế nào?
Mong anh lưu tâm giúp đỡ!!!
Link: http://tinyurl.com/3gygcr8
TA không load được file từ đường link này.
 
Em cũng đang thắc mắc về phần giá nguyên nhiên liệu với 2 vấn đề:
+ Giá Xăng dầu các loại nhập vào sheet TS thì tra theo các Thông cáo báo chí/thuế GTGT hay là lấy theo giá VLHT = Giá Thông cáo/thuế GTGT + Cước VC.
+ Thuế GTGT thì theo GXD tính 10% nhưng khi lấy theo thông báo giá thì em thấy người lập dự toán/1.05 tức là thuế có 5% thôi. Như vậy liệu có đúng không?
Mong thầy giải đáp dùm.
 
1 - Ở phần I: Mục Giá VL hiện tại, anh chỉ nói đến phần nhập giá VL trực tiếp theo thông báo giá của Liên sở liệu như vậy có đầy đủ hay không? Theo kinh nghiệm của tôi thì dù ở đâu thì giá VL cũng phải được tính đến chân Công trình. Tức là phải bao gồm Giá VL thông báo (giá gốc) + Cước VC và bao giwof chúng ta cũng phải dùng Lệnh kết nối 1.
Bạn chú ý: Công bố giá của Liên sở sẽ có hai trường hợp:
- Báo giá theo từng địa bàn (Quận, Huyện), nếu việc vận chuyển thuận lợi thì người ta coi đó là giá đến chân công trình cho dễ. khi đó chỉ việc nhập giá vào chỗ giá hiện tại trong THCLVT, coi như là giá đến chân công trình.
- Báo giá tại kho, việc vận chuyển phải do nhà thầu mua vật tư thực hiện hoặc thuê đơn vị vận chuyển. Thường trường hợp này là việc vận chuyển tương đối khó khăn và phát sinh chi phí mà nhà cung cấp không thể ủng hộ được. Khi đó việc phải tính cước v/c và ta sẽ dùng lệnh số 1.
Thông thường khi lập dự toán với các công trình ở địa bàn thông thường (không phải vùng cao, vùng núi, vùng sâu xa, hải đảo ...), người lập dự toán ít khi tính chi phí vận chuyển vật liệu. Trong quá trình thanh toán thì tùy theo sự thống nhất của CĐT và Nhà thầu để thực hiện việc tính toán vc vật liệu nếu cần.

Em cũng đang thắc mắc về phần giá nguyên nhiên liệu với 2 vấn đề:
+ Giá Xăng dầu các loại nhập vào sheet TS thì tra theo các Thông cáo báo chí/thuế GTGT hay là lấy theo giá VLHT = Giá Thông cáo/thuế GTGT + Cước VC.
+ Thuế GTGT thì theo GXD tính 10% nhưng khi lấy theo thông báo giá thì em thấy người lập dự toán/1.05 tức là thuế có 5% thôi. Như vậy liệu có đúng không?
1, Việc tính Giá xăng dầu, đơn giản cứ lấy Giá thông cáo/(Chia) 1,1
Còn ý bạn hỏi mình hiểu, tức trong xăng dầu có những khoản ko có thuế VAT, như phí đường bộ, quỹ bình ổn vv... gì gì đó! Nhưng rạch ròi ra như thế có phải mệt không? Lại đi tìm các quy định, rồi phải hỏi cơ quan quản lý NN có phải như thế không... Nói chung là cần phải đơn giản hóa vấn đề để đầu ko đau là được :)
2, Thuế VAT Xăng dầu bạn đọc Thông tư số 129/2008 của Bộ Tài Chính
Nếu sắp tới Chính phủ cho phép giảm thuế này xuống 5% thì chỉ việc chia 1,05 là xong! Nhưng hiện tại mình không nhầm thì vẫn là 10%
 
Hiện nay tôi cũng đang bối rối với việc lập dự toán ở địa bàn tỉnh Lâm Đồng, khu vực thị trấn Lộc Thắng. Tôi gửi theo đây cho anh các VB hiện hành liên quan nhờ anh tư vấn cho các vấn đề sau:(Tôi lập dự toán theo PP đơn giá Công trình)
- Trong sheet TS tôi nên khai báo LTT và các khoản PC như thế nào là đúng nhất. (Công bố 841, hướng dẫn 974, thông báo 207)
- Việc nhập và điều chỉnh GCM làm sao cho đúng với TT06/2010 vì ở đây họ gói lại 1 cục (Công bố 842) cho nên tôi phải điều chỉnh bù đơn giản như thế nào?
Mong anh lưu tâm giúp đỡ!!!
Đây là Link: http://www.mediafire.com/?jbbk6ecv5ekcewv
 
Tại sao lại phải tính bù chênh lệch vật liệu ?

Điều tôi muốn nói đó là: Giá trị vật liệu tại sao không tính thẳng luôn mà phải tính bù chênh lệch làm gì cho nó khổ cái tấm thân ?
 
Tôi là thành viên mới, thấy các bạn thảo luận về vấn đề chênh lệch vật liệu tôi cũng xin góp chút ý kiến, có gì sơ xuất các bạn thông cảm…
Theo quan điểm riêng tôi: Tính dự toán theo phương pháp áp dụng bộ đơn giá XDCB của tỉnh thành rồi sau đó bù giá vật liệu là 1 cách tính cổ lỗ sỹ vì tính lòng vòng, cộng, trừ, nhân, chia… cuối cùng thực chất ra cũng chỉ là 1 phép toán:
[KL vật liệu] x [đơn giá vật liệu] = [thành tiền]
Tại sao đường thẳng không đi mà chọn đi đường vòng ?
Đa số các tỉnh phía Nam đều tính chi phí vật liệu bằng cách tổng hợp khối lượng rồi áp giá tại thời điểm lập dự toán, đơn giản, dễ hiểu, tiết kiệm bảng biểu, đỡ tốn giấy.
Sắp đến, theo nguồn tin từ Bộ, Bộ xây dựng sẽ bỏ đi các bộ đơn giá các tỉnh. Chỉ sử dụng bộ định mức chuẩn. Giá vật liệu sẽ lấy theo thị trường, còn giá nhân công, máy cũng sẽ không bắt buộc phải sử dụng các bộ đơn giá các tỉnh đã công bố (trước đây ban hành) vì sử dụng phương pháp này phải nhân hệ số điều chỉnh nhân công và ca máy làm cho độ chính xác của giá trị dự tóan bị giảm đi và không phản ánh đúng giá thị trường của công việc.
Phương pháp tính dự tóan dựa trên bộ đinh mức của Bộ Xây dựng là phương pháp được công nhận bởi TT05 và TT18 và dựa trên nền tảng của NĐ99. Phương pháp này được cả thế giới sử dụng và các nhà thầu trong và ngòai nước đều áp dụng. Giá vật liệu thì lấy theo giá thị trường đến chân công trình, không có khái niệm giá gốc. Giá nhân công và ca máy lấy theo hướng dẫn của TT 07/2007/TT-BXD (chiết tính thẳng ra giá hiện tại) nếu như tính dự tóan cho nguồn vốn ngân sách nhà nước. Nếu tính cho vốn tư nhân thì cũng lấy theo thị trường.
Khi đó, phương pháp tính dự toánn tương tự như đơn giá đấu thầu và khái niệm chênh lệch giá không còn tồn tại nữa.
Ngoài ra PP bù giá vật liệu này đã quên mất bù giá cho phần "Vật liệu khác". Tức đã làm mất đi giá trị khoảng 2-3% giá trị công trình. Do đó từ bỏ được phương pháp bù giá vật liệu CỔ LỖ SỸ ngày nào hay ngày đó.
Tôi thường nghe người ta nói: Người VN thông minh, sáng tạo… Thông minh sáng tạo ở đâu không biết, riêng trong vụ lập dự toán theo kiểu bù chênh lệch VL này thì câu nói ấy cần xem lại!
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top