Các Căn Cứ Hợp đồng

begkam

Thành viên mới
Tham gia
14/1/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Em có việc gấp muốn hỏi các bác!
- Tại sao trong các căn cứ ký hợp đồng theo mẫu mới nhất của Bộ Xây dựng lại không có " Căn cứ theo luật dân sự"?
 

Đinh Quang Đại

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
5/12/08
Bài viết
83
Điểm thành tích
18
Tuổi
43
Em có việc gấp muốn hỏi các bác!
- Tại sao trong các căn cứ ký hợp đồng theo mẫu mới nhất của Bộ Xây dựng lại không có " Căn cứ theo luật dân sự"?

Tôi cũng có thắc mắc tương tự. Nếu trong mục căn cứ của hợp đồng lĩnh vực xây dựng không ghi các luật để căn cứ thì có được không. Nếu phải ghi thì phải ghi căn cứ vào những loại nào, luật, nghị định, công văn..... Loại nào tiên quyết phải ghi vào làm căn cứ ký kết. Vì theo tôi nghĩ, nếu không ghi thì cũng phải tuân theo các luật đó.
Cám ơn
 
L

levinhxd

Guest
Mình có ý kiến riêng như thế này:
Tất cả những quy định liên quan đến công tác xây dựng trong hợp đồng đã có trong Luật xây dựng, các nghị định của chính phủ.
Riêng có 1 phần liên quan đến Luật dân sự là tranh chấp hợp đồng thì đã nói rõ: Nếu tranh chấp xảy ra sẽ thỏa thuận trước, nếu thỏa thuận không thành thì nhờ Tòa kinh tế địa phương (cấp tỉnh) giải quyết! Và những giải quyết của tòa là căn cứ trên pháp luật nhà nước CHXNCN VIệt Nam! Không nhất thiết phải căn cứ Luật dân sự nữa!

Và hiện nay nếu lập căn cứ 1 hợp đồng mình sẽ căn cứ vào những luật và nghị định cơ bản sau:
- Luật xây dựng 16/2003
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP - Quản lý dự án
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 209/2005/NĐ-CP - Quản lý chất lượng công trình xây dựng
-Thông tư 06/2007/TT-BXD Hướng dẫn hợp đồng
- Văn bản số 2508/BXD-VP Công bố mẫu HĐXD

Đó là ý kiến của riêng mình, mong mọi người thảo luận, cho ý kiến!
 
N

nguyenducminhcr

Guest
hợp đồng xây lắp

:D tôi muốn lập 1 hợp đồng xây lắp và cần có những căn cứ mới nhẩt mong các bạn chỉ giúp .mình rất cảm ơn .địa chỉ mail của mình là nguyenducminhcr@yahoo.com.vn
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
:D tôi muốn lập 1 hợp đồng xây lắp và cần có những căn cứ mới nhẩt mong các bạn chỉ giúp .mình rất cảm ơn .địa chỉ mail của mình là nguyenducminhcr@yahoo.com.vn
Levinhxd đã ghi cụ thể rồi đó bạn.

Ngoài ra có thể bổ sung thêm một số căn cứ khác nếu thấy cần thiết như NĐ 03/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung NĐ 99/2007/NĐ-CP), NĐ 49/2008/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung NĐ 209/2004/NĐ-CP). Dưới đó là các căn cứ Quyết định phê duyệt như Quyết định phê duyệt dự án (hoặc QĐ phê duyệt báo cáo KTKT), QĐ phê duyệt kế hoạch đấu thầu - giá gói thầu, QĐ phê duyệt kết quả đấu thầu, Thông báo trúng thầu, Biên bản thương thảo hợp đồng v.v... (cái nào thấy cần thiết thì đưa vào) :D
 

Gio'

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/5/09
Bài viết
34
Điểm thành tích
6
Tôi cũng có thắc mắc tương tự. Nếu trong mục căn cứ của hợp đồng lĩnh vực xây dựng không ghi các luật để căn cứ thì có được không. Nếu phải ghi thì phải ghi căn cứ vào những loại nào, luật, nghị định, công văn..... Loại nào tiên quyết phải ghi vào làm căn cứ ký kết. Vì theo tôi nghĩ, nếu không ghi thì cũng phải tuân theo các luật đó.
Cám ơn

Gio' đọc thắc mắc của mọi người và cũng xin đóng góp chút quan điểm riêng:

Thứ nhất, nói về Bộ luật Dân sự tức là nói về luật gốc, là cái cuối cùng được áp dụng nếu các quy định về luật chuyên ngành không có quy định cụ thể nào khác. Vì vây, chỉ nói riêng là nếu bạn tuân thủ luật chuyên ngành tức là đã tuân thủ Bộ Luật Dân sự rồi.

Thứ hai, pháp luật cũng là một hệ thống các mạng lưới chằng chịt, có quan hệ liên kết với nhau, nên nếu liệt kê hết các văn bản pháp luật có liên quan thì không biết bao nhiêu cho đủ. Vì vậy bạn chỉ nên liệt kê những văn bản pháp luật có liên quan trực tiếp (tức là văn bản mà bạn căn cứ vào điều khoản cụ thể của nó để thực hiện). Cái này chia ra 2 loại: văn bản áp dụng chung (như luật, nghị định, thông tư... áp dụng cho cả nước hay quyết định áp dụng cho cả địa phương) và văn bản đặc thù áp dụng cho 1 dự án cụ thể (VD; Quyết định trúng thầu, giao đất.... cho dự án A của một công ty B nào đó). Nói tóm lại là bạn chỉ nên liệt kê anh em họ hàng gần thôi, chứ hàng bắn đại bác mới tới thì thôi.

Thứ ba, bác Levinhxd có lấy ví dụ về việc tranh chấp. Hiện nay cơ chế giải quyết tranh chấp có 2 hướng là Tòa án nhân dân và Trọng tài. Việc áp dụng cơ chế Trọng tài chỉ được thực hiện khi trong Hợp đồng có điều khoản cụ thể quy định chọn Trọng tài giải quyết. Nếu Hợp đồng không quy định thì automatic là chuyển đến Tòa án theo trình tự của Bộ luật Tố tụng dân sự. Nếu có yếu tố hình sự thì sẽ thêm sự can thiệp của Cơ quan điều tra, VKS, Tòa án theo thủ tục của Bô luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên, phải nói rằng, kể cả trong trường hợp theo thủ tục của Hình sự thì vẫn tồn tại yếu tố dân sự (VD: Bồi thường thiệt hại).

Thứ tư, nếu trong trường hợp chủ thể của Hợp đồng có yếu tố nước ngoài thì thường có điều khoản quy định cụ thể là áp dụng pháp luật của nước nào hay điều ước quốc tế khi có tranh chấp phát sinh.
 

DLSS

Thành viên nhiều triển vọng lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/5/09
Bài viết
193
Điểm thành tích
43
Gio' đọc thắc mắc của mọi người và cũng xin đóng góp chút quan điểm riêng:

Thứ nhất, nói về Bộ luật Dân sự tức là nói về luật gốc, là cái cuối cùng được áp dụng nếu các quy định về luật chuyên ngành không có quy định cụ thể nào khác. Vì vây, chỉ nói riêng là nếu bạn tuân thủ luật chuyên ngành tức là đã tuân thủ Bộ Luật Dân sự rồi.

Mình đang thắc mắc về vấn đề này. Bạn có biết ở đâu quy định bộ luật Dân sự là luật gốc không? Theo mình hiểu chỉ có hiến pháp là luật gốc. Bộ luật dân sự cũng ngang hàng với các luật khác, vd như luật XD. Nếu tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực XD thì dùng luật XD, trong dân sự thì dùng luật dân sự. Nếu 1 tình huống mà lại quy định khác nhau giữa luật XD và DS thì xử lý thế nào bạn? Có topic tranh luận mà vẫn chưa có hồi kết

http://giaxaydung.vn/diendan/../boi-thuong-tranh-chap/27899-thuong-phat-hop-dong.htmlThưởng phạt hợp đồng

http://giaxaydung.vn/diendan/boi-thuong-tranh-chap/27899-thuong-phat-hop-dong.html

Ngoài ra còn topic này, bạn có thời gian thì "nhào dzo"

Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự hay kinh tế??

http://giaxaydung.vn/diendan/boi-th...-xay-dung-la-hop-dong-dan-su-hay-kinh-te.html


 
Last edited by a moderator:

hungcan86

Thành viên mới
Tham gia
16/12/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Mình có ý kiến riêng như thế này:
Tất cả những quy định liên quan đến công tác xây dựng trong hợp đồng đã có trong Luật xây dựng, các nghị định của chính phủ.
Riêng có 1 phần liên quan đến Luật dân sự là tranh chấp hợp đồng thì đã nói rõ: Nếu tranh chấp xảy ra sẽ thỏa thuận trước, nếu thỏa thuận không thành thì nhờ Tòa kinh tế địa phương (cấp tỉnh) giải quyết! Và những giải quyết của tòa là căn cứ trên pháp luật nhà nước CHXNCN VIệt Nam! Không nhất thiết phải căn cứ Luật dân sự nữa!

Và hiện nay nếu lập căn cứ 1 hợp đồng mình sẽ căn cứ vào những luật và nghị định cơ bản sau:
- Luật xây dựng 16/2003
- Nghị định 12/2009/NĐ-CP - Quản lý dự án
- Nghị định 99/2007/NĐ-CP - Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
- Nghị định 209/2005/NĐ-CP - Quản lý chất lượng công trình xây dựng
-Thông tư 06/2007/TT-BXD Hướng dẫn hợp đồng thay the bang nghi dinh 48 rui ma
- Văn bản số 2508/BXD-VP Công bố mẫu HĐXD

Đó là ý kiến của riêng mình, mong mọi người thảo luận, cho ý kiến!
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top