omronjapan
Thành viên có triển vọng
Cách viết hóa đơn GTGT trong công trình xây dựng
Thời gian xuất hóa đơn công trình xây dựng là khi nào? Cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng? Bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính:
1. Thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng
Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều => Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- Nếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền."
Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT.
Lưu ý:
- DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, => Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.
Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.
- Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì => Lập hóa đơn điều chỉnh, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
2. Thời điểm xác định thuế GTGT
Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
"5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."
3. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN:
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 quy định;
"Điều 5. Doanh thu
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị."
Cách tính thuế TNDN tạm tính nếu thu tiền trước theo tiến độ:
Theo Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014
"- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng, cụ thể:
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế TNDN theo doanh thu trừ chi phí.
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm.
Khi bàn giao bất động sản doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế TNDN và quyết toán lại số thuế TNDN phải nộp. Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp thấp hơn số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ và kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được tiền, doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm đồng thời có phát sinh chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới khi bắt đầu chào bán vào năm phát sinh doanh thu thu tiền theo tiến độ thì chưa tính các khoản chi phí này vào năm phát sinh chi phí. Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới này được tính vào chi phí được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản, phát sinh doanh thu tính thuế TNDN."
Như vậy:
- Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131.
- Khi nào xuất hóa đơn thì phản ánh doanh thu.
- Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) => gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn
=> Thanh toán xuất hóa đơn luôn.
Giai đoạn 1:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1
=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1.
Giai đoạn 2:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2
=> xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2, cho đến khi kết thúc công trình.
=> Kết thúc công trình = Các giai đoạn cộng lại:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại và thanh lý hợp đồng.
Nhưng thực tế:
= > Mỗi lần ứng là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm:
- Biên bản nghiệm thu.
- Xác nhận giai đoạn theo dạng cuốn chiếu kiểu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn
- Loại công trình hoàn thành đại cục.
=> Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => tiến
hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
=> Kết thúc công trình:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT và thanh lý hợp đồng.
Thời gian xuất hóa đơn công trình xây dựng là khi nào? Cách viết hóa đơn GTGT trong xây dựng? Bài viết sẽ hướng dẫn cụ thể thời điểm xuất hóa đơn theo đúng quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính:
1. Thời điểm xuất hóa đơn trong xây dựng
Theo khoản 2 điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định:
“Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều => Phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
- Nếu DN kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền."
Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT.
Lưu ý:
- DN xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, => Phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao.
Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT.
- Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì => Lập hóa đơn điều chỉnh, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.
2. Thời điểm xác định thuế GTGT
Theo khoản 5 điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:
"5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền."
3. Xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế TNDN:
Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 quy định;
"Điều 5. Doanh thu
3. Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:
m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.
- Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị."
Cách tính thuế TNDN tạm tính nếu thu tiền trước theo tiến độ:
Theo Điều 17 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014
"- Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng, cụ thể:
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế TNDN theo doanh thu trừ chi phí.
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế TNDN theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm.
Khi bàn giao bất động sản doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế TNDN và quyết toán lại số thuế TNDN phải nộp. Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp thấp hơn số thuế TNDN phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế TNDN đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế TNDN phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ và kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được tiền, doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế TNDN trong năm đồng thời có phát sinh chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới khi bắt đầu chào bán vào năm phát sinh doanh thu thu tiền theo tiến độ thì chưa tính các khoản chi phí này vào năm phát sinh chi phí. Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới này được tính vào chi phí được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản, phát sinh doanh thu tính thuế TNDN."
Như vậy:
- Các khoản tạm ứng không được xuất hóa đơn mà chỉ theo dõi công nợ 131.
- Khi nào xuất hóa đơn thì phản ánh doanh thu.
- Loại công trình cuốn chiếu làm đến đâu nghiệm thu đến đó (gọi là phân đoạn, nghiệm thu giai đoạn) => gọi là nghiệm thu giai đoạn thi công, hạng mục nào làm xong nghiệm thu luôn
=> Thanh toán xuất hóa đơn luôn.
Giai đoạn 1:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 1
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 1
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 1
=> Xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 1.
Giai đoạn 2:
- Biên bản nghiệm thu giai đoạn 2
- Biên bản xác nhận khối lượng giai đoạn 2
- Bảng quyết toán khối lượng giai đoạn 2
=> xuất hóa đơn GTGT giai đoạn 2, cho đến khi kết thúc công trình.
=> Kết thúc công trình = Các giai đoạn cộng lại:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT phần còn lại và thanh lý hợp đồng.
Nhưng thực tế:
= > Mỗi lần ứng là chủ đầu tư đều yêu cầu xuất hóa đơn mới cho tạm ứng. Do đó để hợp thức hóa tiền tạm ứng cho các hóa đơn xuất ra thì làm:
- Biên bản nghiệm thu.
- Xác nhận giai đoạn theo dạng cuốn chiếu kiểu này cho đúng luật chế độ sử dụng hóa đơn
- Loại công trình hoàn thành đại cục.
=> Tức bên thi công phải thi công xây dựng hết các hạng mục toàn bộ => tiến
hành nghiệp thu hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
=> Kết thúc công trình:
- Biên bản nghiệm thu khi hoàn thành công trình đưa vào sử dụng
- Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành.
- Bảng quyết toán khối lượng công trình
=> Xuất hóa đơn GTGT và thanh lý hợp đồng.