Cách lập đơn giá bêtông thế nào cho đúng?

binhlong76

Thành viên năng động
Tham gia
27/11/12
Bài viết
54
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
8
Tuổi
48
Tính đơn giá bêtông đổ bằng máy bơm, vữa bêtông trộn bằng dây chuyền trạm trộn tại hiện trường, vận chuyển đến chân công trình bằng ôtô chuyển trộn, như sau:
1. Bước 1: Chiết tính đơn giá sản xuất bêtông bằng dây truyền trạm trộn tại hiện trường bao gồm các thành phần chi phí: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm.
2. Bước 2: Tính chi phí vận chuyển bêtông bằng ôtô chuyển trộn đến công trình
3. Bước 3:
- Cách 1: Cộng giá trị chiết tính vật liệu bêtông ở bước 1 với chi phí vận chuyển ở bước 2 (bỏ thuế VAT) rồi đưa vào phần vật liệu trong công tác đổ bêtông để tính đơn giá đổ bêtông (bao gồm: VL, NC, M, TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm);
- Cách 2: Lập thành 3 đầu mục công việc bao gồm:
+ Sản xuất bêtông như ở bước 1
+ Vận chuyển bêtông như ở bước 2
+ Đổ bêtông (Hạng mục này cho phần vật liệu bằng 0).
Nhận xét: Việc tính theo cách 1 sẽ làm giá trị tăng lên so với cách 2 là giá trị tương đương với phần vật liệu bêtông được tính phần “đuôi” của dự toán
Đề nghị: Cho biết theo quy định hiện hành thì giá đổ bêtông như trên được tính theo cách 1 hay cách 2
Ghi chú viện dẫn:
+ Thông tư 17/2000/TT-BXD hướng dẫn phân loại vật liệu tính vào chi phí trực tiếp nêu rõ "Những loại vật liệu được quy định trong Thông tư này và những loại vật liệu đã quy định trong các tập định mức dự toán xây dựng cơ bản hiện hành, định mức dự toán chuyên ngành được Bộ Xây dựng thoả thuận đều được coi là vật liệu và được tính vào chi phí trực tiếp trong dự toán xây lắp công trình" thì như vậy: bêtông khi mang đổ tại chỗ ở công trường được coi là vật liệu và được tính vào chi phí trực tiếp;
+ Thông tư 04/2010/TT-BXD hướng dẫn lập và QLCPĐTXDCT nêu: chi phí vật liệu bao gồm cả vật tư A cấp nằm trong chi phí trực tiếp (điều 6 ý 3.1.1). Như vậy: khi chủ đầu tư đi mua bêtông thương phẩm cấp cho Nhà thầu thì chắc chắn được tính theo cách 2 (đương nhiên giá bêtông thương phẩm không thể chỉ bao gồm VL, NC, M)
 
Last edited by a moderator:
Nếu áp dụng theo cách tính sản xuất, vận chuyển, đổ bê tông nhựa như trong định mức thì cả 2 cách tính của bạn như trên đều không hợp lý. Vì TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm (các chi phí) sẽ được tính 2 lần đối với công tác sản xuất bê tông. Bởi ngay trong đơn giá sản xuất BT ở bước 1 đã tính các phí, sau đó ra bảng tổng hợp dự toán ngoài cùng lại tính các chi phí này.
Theo mình áp dụng như công tác sản xuất, vận chuyển, đổ BT nhựa theo định mức quy định gồm:
1. Sản xuất BT tại trạm trộn: VL+MTC+NC.
2. Vận chuyển BT.
3. Đổ BT (không tính giá BT).
Sau đó ở bảng tổng hợp ngoài cùng bạn mới tính thêm các chi phí TTPK, CPC, TNCTTT, VAT, nhà tạm.
 
Gửi bạn Huongly1111: Cảm ơn bạn đã góp ý. Đúng là hiểu nôm na thì cách 1 sẽ coi như được tính hai lần phần đuôi dự toán. Nhưng ximăng là vật liệu đưa vào chi phí trực tiếp cũng có thể coi đã trải qua một lần tính đuôi rồi đấy (vì nó cũng được tạo ra từ klanhke, NC, M, các chi phí khác của Nhà sản xuất ...).

Chi phí vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp phải là chi phí đến chân công trình. Bêtông sản xuất tại trạm trộn sau đó vận chuyển đến chân công trình mới được coi là vật liệu để tính vào chi phí trực tiếp.

Nhân đây mình cũng muốn mở rộng vấn đề này: cấu kiện hào kỹ thuật đúc sẵn tại bãi đúc, khi lắp đặt có được coi là vật liệu và tính vào chi phí trực tiếp như thông tư 17/2000/TT-BXD quy định hay không? (tức là: tính ra giá đúc cấu kiện hào kỹ thuật đến chân công trình rồi bỏ thuế áp vào phần vật liệu khi tiến hành lắp đặt hào kỹ thuật - chi phí đúc hào kỹ thuật đúc sẵn đến chân công trình bao gồm: chi phí làm bãi đúc, chi phí ván khuôn, bêtông, cốt thép, chi phí vận chuyển từ bãi đúc tới chân công trình, chi phí cẩu lên xuống tại bãi đúc và tại chân công trình - các chi phí này đều đã tính phần đuôi).
Rất mong các thầy và các bạn giúp đỡ vấn đề này.
 
Last edited by a moderator:
Theo mình phân biệt hai loại bêtông như sau:
1. Bêtông sản xuất bằng máy trộn tại hiện trường (thực chất cũng là bằng thủ công vi phải có nhân công trực tiếp cân đong đo đếm xúc đổ vào máy ...) sau đó đổ bằng thủ công thì được tính đuôi một lần
(nhân công trong công tác này là nhân công chung cho hai công tác: trộn và đổ bêtông)
2. Bêtông sản xuất bằng trạm trộn được vận chuyển đến công trình để đổ bằng máy (máy bơm hoặc cần cẩu) thì được tính đuôi hai lần (bao gồm cho cả phần chi phí vận chuyển từ trạm trộn đến công trình)
 
Theo mình phân biệt hai loại bêtông như sau:
1. Bêtông sản xuất bằng máy trộn tại hiện trường (thực chất cũng là bằng thủ công vi phải có nhân công trực tiếp cân đong đo đếm xúc đổ vào máy ...) sau đó đổ bằng thủ công thì được tính đuôi một lần
(nhân công trong công tác này là nhân công chung cho hai công tác: trộn và đổ bêtông)
2. Bêtông sản xuất bằng trạm trộn được vận chuyển đến công trình để đổ bằng máy (máy bơm hoặc cần cẩu) thì được tính đuôi hai lần (bao gồm cho cả phần chi phí vận chuyển từ trạm trộn đến công trình)
Bạn sáng tác điều này hay thật!:D Đến thời điểm hiện tại đã biết bao văn bản hướng dẫn về quản lý chí phí xây dựng công trình như NĐ 16, 99, 112 Các thông tư 04/2005, 05/2007, 04/2010 hướng dẫn về phương pháp lập và quản lý chi phí xây dựng công trình. Các văn bản đã hướng dẫn rất chi tiết và cụ thể. Nghiêm cấm việc tính trùng tính lặp mà bạn lại sáng tác hay thế?
 
Có ai đã xây dựng định mức cho công tác đổ bê tông tại chỗ bằng thủ công, vữa bê tông sản xuất bằng trạm trộn, vận chuyển bằng xe chuyên dùng ?
Theo tôi thì cách tính như các bạn đã nêu chỉ đúng phần sản xuất, vận chuyển còn khâu đổ bê tông bằng thủ công chỉ bỏ vật liệu và máy trộn là không đúng mà phải tính lại định mức nhân công trừ phần sản xuất vữa bê tông nữa.
 
Phần nhân công đổ, sx bê tông thủ công nằm trong ca máy trộn rồi. xem lại bảng giá ca máy xem sao? :x
 
Back
Top