Cách quy về 01 mặt bằng để xác định giá đánh cho các hồ sơ dự thầu

  • Khởi xướng caphephe
  • Ngày gửi
C

caphephe

Guest
Có bác nào biết cách quy về một mặt bằng để xác định giá đánh giá không , chỉ cho mình với
 
Last edited by a moderator:
H

Hiter

Guest
Ban cần phải cho biết thông tin gói thầu gì, tư vấn, mshh hay xl, giá trị bi nhiêu, nguồn vốn nào, ... thì ae mới có cơ sở trả lời chứ.!
 
T

tuanvec

Guest
Giá đính giá là giá dự thầu sau giảm giá của các Nhà thầu sau khi đã sửa sai số và sửa lỗ số học.
Thế thôi
 
D

Doimoi

Guest
Cách quy đổi về một mặt bằng để xác định giá đánh giá do CĐT dựa trên các yêu cầu kỹ thuật, yếu tố tiến độ, tài chính, thương mại, dịch vụ .... để đưa ra cách tính và quy định rõ công thức trong HSMT . NN chưa có một quy định cụ thể nào hết.
 
C

caphephe

Guest
Mình đang lập hồ sơ mời thầu xây lắp, công trình trường học, có bạn nào biết cách 01 mặt bằng để xác định giá đánh giá, chỉ giúp mình với
 
K

khanhme01

Guest
Mình đang lập hồ sơ mời thầu xây lắp, công trình trường học, có bạn nào biết cách 01 mặt bằng để xác định giá đánh giá, chỉ giúp mình với

Giá đề nghị trúng thầu = Giá dự thầu sau khi trừ phần giảm giá (nếu có) - ( sửa lỗi + hiệu chỉnh các sai lệch).
Giá đánh giá = (Giá đề nghị trúng thầu - Giá trị phần hiệu quả mang lại từ các đề xuất của nhà thầu)

Giá trị phần hiệu quả mang lại từ các đề xuất của nhà thầu = Hiệu quả mang lại do thời gian thực hiện gói thầu được rút ngắn, điều kiện thanh toán và tài chính, giải pháp thi công đặc biệt được áp dung, bảo hành công trình, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế....

Các yếu tố: Hiệu quả mang lại do thời gian thực hiện gói thầu được rút ngắn, ứng vốn thi công XDCT, điều kiện thanh toán và tài chính, giải pháp thi công đặc biệt được áp dung, bảo hành công trình, ưu đãi trong đấu thầu quốc tế.... phải được chủ đầu tư nêu trong HSMT để nhà thầu đưa ra các đề xuất mang lại hiệu quả cho dự án nhưng phải được lượng hoá thành tiền và có giải trình cho những đề xuất đó.
Cũng phức tạp đấy nhỉ!:)
Chào thân!
 
A

AAmylove

Guest
Hiểu đúng nhưng tóm tắt bằng công thức lại bị nhầm!

Giá đề nghị trúng thầu = Giá dự thầu sau khi trừ phần giảm giá (nếu có) - ( sửa lỗi + hiệu chỉnh các sai lệch).
Giá đánh giá = (Giá đề nghị trúng thầu - Giá trị phần hiệu quả mang lại từ các đề xuất của nhà thầu)
Bạn hiểu vấn đề đúng, nhưng lại quy thành công thức bị nhầm lẫn rồi bạn ơi:
1. Giá đề nghị trúng thầu:
Luật đấu thầu định nghĩa: Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu
Do đó dấu trừ là không đúng. Mà phải sửa lại thành dấu (+). Vì kết quả (sửa lỗi + hiệu chỉnh) có thể là âm hoặc dương.

2. Giá đánh giá:
Hiểu như vậy càng sai. Vì 1 lẽ: GIÁ ĐÁNH GIÁ là cái có trước GIÁ ĐỀ NGHỊ TRÚNG THẦU. Tức là muốn có GIÁ ĐỀ NGHỊ TRÚNG THẦU phải dựa trước hết vào GIÁ ĐÁNH GIÁ. Mà theo công thức trên, muốn biết được GIÁ ĐÁNH GIÁ lại dựa vào GIÁ ĐỀ NGHỊ TRÚNG THẦU. Trong lập trình (hoặc trong excel) công thức này gọi là vòng lặp không giới hạn.
 
C

caphephe

Guest
Nói như các bạn mình cũng đã hiểu, nhưng bạn nào có một ví dụ đi, như thế sẽ dễ hiểu hơn, ví dụ và những công trình mà các bạn đã thực hiện, Mình chân thành cám ơn
 
P

PVN

Guest
Cách quy đổi về một mặt bằng để xác định giá đánh giá do CĐT dựa trên các yêu cầu kỹ thuật, yếu tố tiến độ, tài chính, thương mại, dịch vụ .... để đưa ra cách tính và quy định rõ công thức trong HSMT . NN chưa có một quy định cụ thể nào hết.

Đồng ý với doimoi.

Nhưng xin trao đổi thêm một số chi tiết:

- Về sửa lỗi: Theo mình sai chỗ nào sửa chỗ ấy, không nên đặt khái niệm +/-
Lưu ý là tổng giá trị lỗi số học để loại HSDT (>10%) là tính theo trị tuyệt đối, ví dụ: lỗi 1 làm giảm 100đ; lỗi 2 làm tăng 200đồng; thì tổng lỗi là 300đồng

- Về hiệu chỉnh: Hiện nay chủ yếu là hiệu chỉnh khi có chào thừa, chào thiếu, lệch giữa chữ và số, lệch giữa bảng chi tiết với bảng tổng hợp. Chứ ít có sửa chênh lệch giữa hồ sơ kỹ thuật và hồ sơ tài chính (vì rắc rối và khó có cơ sở).

"Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu." Đúng như bạn khanhme nói. Bạn phubinh nên xem lại điều 23-24 của Nghị định 111. Tức là giá đề nghị trúng thầu có trước giá đánh giá.

- Đưa các chi phí về một mặt bằng để xác định giá đánh giá: Cái này thì NĐ 111 cũng có quy định nhưng rất chung chung:
+ Các điều kiện về mặt kỹ thuật như: tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác tùy theo từng gói thầu cụ thể;
+ Điều kiện tài chính, thương mại;
+ Ưu đãi trong đấu thầu quốc tế (nếu có);
+ Các yếu tố khác.
Tuỳ theo tính chất của từng gói thầu mà quy định các yếu tố để xác định giá đánh giá cho phù hợp.

Hiện nay theo mình áp dụng chủ yếu cho gói thầu mua sắm thiết bị; chứ ít áp dụng cho gói thầu xây lắp.

Về gói thầu thiết bị thì có thể đánh giá trên mấy tiêu chí:
+ Quy theo điểm kỹ thuật (cách này là thường gặp nhất, vì đơn giản nhất):
Ví dụ điểm kỹ thuật là 100điểm thì Giá đánh giá = giá đề nghị trúng thầu
Điểm kỹ thuật 80điểm thì: Giá đánh giá = giá đề nghị trúng thầu x (1+ (100điểm-80điểm)/100điểm) = Giá đề nghị trúng thầu x 1,2
+ Quy theo độ bền thiết bị:
Ví dụ: thiết bị vận hành 10năm thì Giá đánh giá = giá đề nghị trúng thầu
12năm thì giảm đi, 8-9năm thì giá đánh giá tăng lên
+ Quy đổi về tổng chi phí trong suốt đời sử dụng thiết bị (cách này về lý thuyết là tốt nhất, nhưng khó tính):
Ví dụ chi phí mua là 100đ; chi phí mỗi năm vận hành là 10đ thì quy tổng giá trị của chi phí mua và chi phí hoạt động về một cục. Nếu chi phí đó cao thì phải tăng giá đánh giá.
+ Điều kiện thương mại: ví dụ thanh toán sớm thì tăng giá đánh giá = tiền lãi; giao tại sài gòn thì tính thêm chi phí vận chuyển về địa điểm; giao có đăng ký (ví dụ đăng ký xe) thì giảm bớt tiền đăng ký ....

Về gói thầu xây lắp, thì thường không có nhu cầu quy về 1 mặt bằng, vì hầu hết các điều kiện kỹ thuật thương mại đã cố định trong HSMT. Ngay cả tiến độ là yếu tố thỉnh thoảng vẫn được dùng để quy về 1 mặt bằng mình cho là cũng không hợp lý. Vì thứ nhất dự thầu như thế mà sau này chày cối chậm tiến đọ thì cũng không có lợi. Thứ hai, tư vấn thiết ế đã tính thi công chừng ấy thời gian thì nên thực hiện như thế, chỉ cần đúng tiến độ là tốt lắm rồi, nếu rút ngắn tiến độ rất dễ làm ẩu, mất an toàn.
 
K

khanhme01

Guest
Fubi xem xét nhầm chút xíu, đâu có sao.
Ban PVN nêu đúng đấy. Giá đánh giá (có lúc gọi là giá để so sánh) dùng để so sánh xếp hạng nhà thầu thôi.Nhà thầu nào xếp thứ nhất được đề nghị trúng thầu với giá đề nghị trúng thầu đã được xác định trước giá dánh giá.Thế thôi.
Chào thân ái!:)
 
T

td.bitexco

Guest
Giá đề nghị và giá đánh giá

Mình xin được trao đổi thêm với các bạn về Giá đề nghị và giá đánh giá, trước khi "làm rõ vấn đề" mình trích dẫn các khái niệm và cơ sở xác định liên quan tới các nội dung trao đổi về Luật đấu thấu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có nêu :
Giá đề nghị trúng thầu : "Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu."
Có thể thấy rằng "cơ sở xác định" và "định nghĩa" thế nào là giá đề nghị trúng thầu là hoàn toàn khác nhau, nói cách khác theo mình định nghĩa về giá đề nghị trúng thầu : "Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị".
Giá đánh giá : "Chi phí trên cùng một mặt bằng bao gồm giá dự thầu do nhà thầu đề xuất để thực hiện gói thầu sau khi đã sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch, cộng với các chi phí cần thiết để vận hành, bảo dưỡng và các chi phí khác liên quan đến tiến độ, chất lượng, nguồn gốc của hàng hóa hoặc công trình thuộc gói thầu trong suốt thời gian sử dụng. Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu và được gọi là giá đánh giá."

Theo các căn cứ nêu trên có thể nói khái niệm "Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch được gọi là giá đề nghị trúng thầu" (theo Điều 23,24 NĐ số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 về hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu XD theo Luật XD) là chưa được chuẩn xác và dễ gây sự "hiểu lầm" trong cách nghĩ (như trường hợp chúng ta đang bàn). Trong một gói thầu thì Giá dự thầu sau hiệu chỉnh, sửa lỗi thì nhiều nhưng giá đề nghị trúng thầu chỉ có một.

Tất cả các nhà thầu tham gia đấu thầu, được chấm thầu (hồ sơ hợp lệ) đều được tổ chuyên gia xác định : "Giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch (nếu có)" và tính toán đưa về Chi phí trên cùng một mặt bằng dùng để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu. Qua đó "Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có chi phí thấp nhất trên cùng một mặt bằng được xếp thứ nhất" (Điều 29 Luật đấu thầu) sẽ được tổ chuyên gia, bên mời thầu xác định "Giá đề nghị trúng thầu" và trình lên CĐT kết quả chấm thầu.
 
Last edited by a moderator:

hoangthedan

Thành viên mới
Tham gia
19/9/07
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
41
Theo tôi trong quy định của luật đấu thầu chưa chặt chẽ, vd đối với gói thầu cung cấp hàng hóa: trong hiệu chỉnh về giá để xác định giá đánh giá mới chỉ có hiệu chỉnh về lỗi số học, hiệu chỉnh về phạm vi cung cấp, hiệu chỉnh về kỹ thuật, hiệu chỉnh về tiến độ cung cấp, trong đó không kể đến hiệu chỉnh các sai lệch về thuế hay các chi phí khác, vì phần này nhiều khi các nhà thầu chưa chào đúng về thuế của các hàng hóa theo qui định hiện hành của Nước CHXHCNVN. Vì thế nên giá đánh giá vẫn và giá đề nghị chúng thầu là không đồng nhất.
 

nsn

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/9/07
Bài viết
9
Điểm thành tích
1
Nói như các bạn mình cũng đã hiểu, nhưng bạn nào có một ví dụ đi, như thế sẽ dễ hiểu hơn, ví dụ và những công trình mà các bạn đã thực hiện, Mình chân thành cám ơn

Theo mình nếu CĐT không thể xác định các yếu tố và cách đánh giá để đưa về một mặt bằng thì chỉ cần xác định giá dự thầu sau khi sửa lỗi số học và hiệu chỉnh sai lệch là được
 
P

PVN

Guest
Theo tôi trong quy định của luật đấu thầu chưa chặt chẽ, vd đối với gói thầu cung cấp hàng hóa: trong hiệu chỉnh về giá để xác định giá đánh giá mới chỉ có hiệu chỉnh về lỗi số học, hiệu chỉnh về phạm vi cung cấp, hiệu chỉnh về kỹ thuật, hiệu chỉnh về tiến độ cung cấp, trong đó không kể đến hiệu chỉnh các sai lệch về thuế hay các chi phí khác, vì phần này nhiều khi các nhà thầu chưa chào đúng về thuế của các hàng hóa theo qui định hiện hành của Nước CHXHCNVN. Vì thế nên giá đánh giá vẫn và giá đề nghị chúng thầu là không đồng nhất.

Nếu gói thầu lớn, nhà cung cấp nước ngoài, thì HSMT thường ghi rõ thuế suất đối với từng chủng loại thiết bị. Như vậy, nếu nhà thầu tính sai so với HSMT thì hiệu chỉnh hoặc loại bỏ HSDT.

Còn gói thầu nhỏ, nhất là các gói thầu đấu thầu trong nước, nhà thầu phải tự tính thuế suất theo quy định. Ví dụ: cùng mời thầu xe ô tô, nhưng nếu nhà thầu chào xe chuyên dụng nhưng vẫn đáp ứng được yêu cầu mời thầu, thì thuế suất thấp. Nếu chào xe thông dụng thì thuế suất cao. Theo mình cái đó nhà thầu phải linh hoạt và chịu trách nhiệm; trừ trường hợp sai quá rõ thì cần trao đổi thêm.
 

TRANMYHANH

Thành viên mới
Tham gia
5/7/08
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
70
Mình cảm thấy có lẽ chỉ áp dụng cho gói cung cấp thiết bị là phù hợp lúc này . Đối với gói thầu xây lắp thì có vẻ lý thuyết quá , vi thực tế các nhà thầu có được cung ứng về tài chính đúng tiến độ đâu , và nếu nhà thầu tính toán khoản nợ do ngân sách chậm trả cho B thì khoản lãi suất vay vốn để thi công đáp ứng tiến độ công trình cho A có lẽ cũng phức tạp đấy
 

heromoonlight

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
11/3/08
Bài viết
15
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
san mat bang

Mình đang lập hồ sơ mời thầu xây lắp, công trình trường học, có bạn nào biết cách 01 mặt bằng để xác định giá đánh giá, chỉ giúp mình với
 

vannguyen

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
12/5/08
Bài viết
22
Điểm thành tích
3
Chào cả nhà!
Theo mình, phân biệt giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu như sau:
- Giá đánh giá là giá dùng để so sánh các nhà thầu tham gia đấu thầu. Đối với gói thầu xây lắp, lựa chọn tổng thầu trên 8 tỷ mới cần xét đến cùng mặt bằng đánh giá.
- Giá đề nghị trúng thầu: Nhà thầu có giá đánh giá thấp nhất được đề nghị là trúng thầu. Giá của nhà thầu này sau sửa lỗi, hiệu chỉnh được gọi là giá đề nghị trúng thầu.
Còn việc đưa về một mặt bằng đánh giá dựa trên nguyên tắc: có lợi cho Chủ đầu tư (cũng giống như khi mình đi mua đồ sẽ muốn chọn đồ vừa đẹp vừa rẻ:) ). Nhưng cách xác định thì phải nêu trong HSMT.
Mình còn đang lăn tăn nếu công thức xác định chưa nêu trong HSMT thì lúc đánh giá, tổ chuyên gia phải làm thế nào? Chỉ cần Tổ chuyên gia nêu cách xác định trong Báo cáo đánh giá hay phải trình Chủ đầu tư phê duyệt trước khi đánh giá? Mong mọi người góp ý!:confused:
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top