Cách thức vẫn sử dụng để lựa chọn tư vấn nước ngoài

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
1. Đối với vốn Ngân sách nhà nước

Quyết định số 131/2007/QĐ-TTg quy định “Việc lựa chọn tư vấn nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu”. Như vậy nhà thầu tư vấn nước ngoài được lựa chọn hoặc theo hình thức đầu thầu cạnh tranh quốc tế hoặc được chỉ định thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu (Luật Đấu thầu, Luật 38 và các văn bản hướng dẫn có liên quan).

Tuy nhiên, qua số liệu điều tra cho thấy hầu hết các dự án đầu tư xây dựng, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình công cộng việc sử dụng tư vấn nước ngoài đều thông qua hình thức chỉ định thầu:(. Việc chỉ định thầu thường do các lý do chủ yếu sau:
- Nhà thầu có kinh nghiệm, năng lực trong lĩnh vực tư vấn cần thuê. Việc thuê nhà thầu sẽ tiết kiệm được thời gian thực hiện (như nhà thầu tư vấn thiết kế Trục trung tâm Làng Văn Hóa, nhà thầu thực hiện quy hoạch mở rộng thành phố Thanh Hóa, nhà thầu thực hiện thiết kế bệnh viện đa khoa Đồng Nai, nhà thầu thực hiện bước 2 giai đoạn I Trung tâm kỹ thuật truyền hình...).
- Nhà thầu được chỉ định theo quy định tại Quyết định số 48/2007/QĐ-TTg ngày 11/4/2007 của Thủ tướng chính phủ về các trường hợp đặc biệt được chỉ định thầu quy định tại điểm đ khoản 1 điều 101 của Luật Xây dựng (như nhà thầu tư vấn thực hiện thiết kế Trung tâm hội nghị Quốc gia, Trụ sở Bộ Công An, Trụ sở Bộ Ngoại giao, Bảo tàng Hà Nội, Cung thi đấu thể thao trong nhà...).

Mặc dù việc chỉ định thầu, đặc biệt là chỉ định thầu tư vấn nước ngoài theo quy định của pháp luật về đấu thầu là rất hạn chế. Tuy nhiên, do lực lượng tư vấn trong nước quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ, chất lượng tư vấn đặt ra cũng như áp dụng phương thức thi tuyển kiến trúc nên sự hiện diện của các nhà thầu tư vấn nước ngoài theo hình thức chỉ định thầu ngày càng nhiều trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Bên cạnh yếu tố chất lượng tư vấn có thể được cải thiện thì hệ quả tất yếu là chi phí cho tư vấn nước ngoài cũng rất cao - kéo theo việc tăng chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình :(.
 

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.576
Điểm thành tích
113
Website
giaxaydung.vn
2. Đối với các dự án sử dụng vốn ODA

Có thể phân thành 2 loại:
1) ODA từ các tổ chức tài chính quốc tế đa phương như WB, ADB...
2) ODA từ các tổ chức song phương.

Đối với các tổ chức tài chính quốc tế đa phương thì hình thức lựa chọn nhà thầu tư vấn thường qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Còn đối với các dự án sử dụng vốn vay hoặc tài trợ song phương thì hình thức lựa chọn nhà thầu thường là đấu thầu cạnh tranh (hoặc chỉ định thầu) trong số các nhà thầu của nước tài trợ hoặc cho vay vốn (điển hình là vốn vay hoặc tài trợ từ Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản...).

Đối với các khoản vốn vay hoặc tài trợ này thông thường Hiệp định vay vốn thường quy định luôn hình thức lựa chọn nhà thầu (tư vấn, xây dựng, lắp đặt, cung cấp vật tư, thiết bị). Một số tổ chức quốc tế như WB, ADB, JBIC... còn có hướng dẫn riêng về cách thức lựa chọn, sử dụng nhà thầu tư vấn trong các dự án đầu tư xây dựng sử dụng nguồn vốn của các tổ chức này.

Thực chất với các quy định, hướng dẫn của các nhà tài trợ về sử dụng nhà thầu tư vấn thông qua hình thức đấu thầu hạn chế hoặc mở rộng đều không hạn chế sự tham gia của các nhà thầu tư vấn trong nước. Mặc dù có ưu thế về nguồn lực rẻ (đề xuất tài chính thường thấp) nhưng các nhà thầu tư vấn Việt Nam thường lại bị hạn chế bởi năng lực kinh nghiệm của cả tổ chức và các cá nhân chuyên gia tư vấn. Do vậy thường không đáp ứng yêu cầu về năng lực kinh nghiệm khi tham gia đấu thầu quốc tế và chỉ có thể tham gia với tư cách là nhà thầu liên danh hoặc thầu phụ cho các nhà thầu tư vấn nước ngoài.
 

Top