Cách tỉa cành cây mắc ca đúng kỹ thuật

  • Khởi xướng Khởi xướng nhilee
  • Ngày gửi Ngày gửi

nhilee

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
8/6/16
Bài viết
13
Điểm tích cực
0
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
Nơi ở
Hà Nội
Mắc ca là cây loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, thuộc top các loại hạt đắt nhất thế giới. Cây mắc ca là loại cây lâu năm, cho thu hoạch nhiều lần. Cách tỉa cành cây mắc ca định kỳ là giải pháp đảm bảo năng suất của cây mắc ca.
Cách tỉa cành cây mắc ca
Tán mắc ca tương đối nặng, cành phát triển dày đặc nên việc cắt tỉa là công đoạn cực kỳ quan trọng. Mục đích của việc cắt tỉa là nâng cao chỉ số diện tích lá tối ưu (LAI), tạo cho tán thông thoáng, ánh sáng có thể chiếu vào trong tán, cây phát triển khỏe, hạn chế gãy đổ, tước cành. Tán mắc ca thông thoáng sẽ hạn chế sâu bệnh phát sinh phát triển, nâng cao hiệu suất quang hợp của bộ lá, cho năng suất chất lượng quả cao. Việc cắt tỉa tạo tán thông thoáng được thực hiện thường xuyên qua từng năm (quan trọng trong 2-3 năm đầu).
Đối với cây có sức sinh trưởng mạnh, trung bình mỗi năm cây mắc ca thường phát lộc cành từ 3-4 lần. Từ khi ngọn non mọc ra cho đến khi đoạn cành thành thục kéo dài 35 - 40 ngày, mỗi đoạn cành lộc thành thục dài 35-60cm. Khi bấm ngọn hoặc cắt tỉa (hủy ưu thế ngọn) thì các chồi bên được hình thành. Các chồi bên thường phát triển từ 3 chồi nách của 3 nách lá mọc đồng thời cùng lúc (thường xảy ra ở những cây khỏe, cây 1-3 năm tuổi). Quá trình cắt tỉa cành, định hình tán phải tiến hành sớm ngay từ khi cây đạt 8-24 tháng tuổi.
AQFIWY3_NKamQqkQVWOOQwQ8V-XK5f1sJWSC5N17rqx7NyFbULVj9h7esw3rGG6ryRSttYQNYySEVHe5dJV92hWZxhE58-GE4Z7nd2RxL1NI3RzDFn2c5nDBnK1D8sm_6iLuQZn_

Cách phân cành, tạo tán theo kiểu không đồng phẳng (các cành cấp 1 không xuất phát từ một điểm chung): Trong quá trình phân cành cấp 1-2, không nên để đồng thời 3 cành cấp 1 phát triển ở 3 nách lá trên cùng một vị trí, nên để ở các vị trí so le nhau, dạng xoắn ốc không đồng phẳng, cách nhau khoảng 1-2 nách lá (Phương pháp phân cành cấp 1 dạng xoắn ốc). Muốn triển khai cắt tỉa theo hướng này cần bấm ngọn sớm (vị trí 70-80cm so với cổ rễ). Sau khi thấy 3 nách lá phát triển thành 3 mầm cành cấp 1 ta cần chọn 2 mầm cành to khỏe lợi tán để chúng phát triển bình thường (tạm gọi là 2 cành cấp 1 đó là cành A1-B1). Sau khi cành cấp 1 A1-B1 phát triển khoảng 20-25cm ta chọn 1 trong 2 cành A1 hoặc B1 tiến hành bấm ngọn lần 2(cành còn lại để phát triển bình thường). Tại vị trí cành đã bấm ngọn ta chỉ để 2 mầm cành phát triển (hủy 1 mầm cành). Như vậy sau 2 lần bấm ngọn, mỗi lần hủy 1 mầm cành ta được tổng số 3 cành (2 cấp 1 và 1 cành cấp 2) phát triển không đồng thời tại một điểm.
pptetSgToY_zawMHAUrnC_GOx_aZo7XgXtJ048Yj5nQiLIR9Co7FULgYHZqzBJIeQsC-PGGBViqY2L7MHJ-Si63DvNj2ZWgqQdxM08Yg0aemCMyFs_cFCe9c_PyvG4sZwcriJyl9

Cách phân tán cành cấp 1 dạng tập trung 1 điểm: sau khi trồng mắc ca từ 4-6 tháng (tối đa 7-8 tháng) có thể tiến hành phân tán cành cấp 1 bằng cách bấm ngọn lần 1.Vị trí bấm ngọn phân tán cành cấp 1 ta nên chọn cách mặt đất từ 70-80cm (không nên để quá cao, ảnh hưởng đến chăm sóc sau này, hạn chế đổ ngã). Sau khi cành cấp 1 phát triển thành thục (60-70cm) ta tiến hành bấm ngọn lần 2 (thúc đẩy phát triển cành cấp 2). Các cấp cành tiếp theo nên để phát triển về các hướng khác nhau sao cho lợi tán, tránh đan xen lẫn nhau, sao cho tán cây đều và ánh sáng có thể chiếu vào trong tán.
7LzsOBwyiHt-6lDnucyXIJ8xiAtm2AxjOAm5cgxOgfhDB6e2Hu-NE1D6kSekipaxp2i_BwkxAhK5jmgEw8FAPd_FHrdQWJoCK1wdWQdWiRWic_Ezg2ESmCxd4M-zON7NNb8qpgJk

Đối với các cây kinh doanh, mỗi năm thường chỉ phát lộc 3 lần, tập trung vào các tháng 3-4 (Lộc xuân), tháng 5-6 (Lộc hè), tháng 9-10 (Lộc thu). Ngoài ra tùy điều kiện thời tiết, tùy giống và điều kiện chăm sóc, bón phân trên cây vẫn thường xuyên có lộc non phát sinh rải rác.
Hoa thường phân hóa từ những cành già có độ tuổi từ 1,5-3 năm. Hoa thường tập trung chủ yếu ở cuối đoạn cành, tuy nhiên thực tế các cây già tuổi (8-12 năm), hoa có thể phát sinh trực tiếp trên tay cành cấp 1. Với những cây tơ, cây chuẩn bị bước vào kinh doanh thì hoa đồng thời ra ở 2 vị trí: cuối đoạn cành già 1,5-2,5 năm tuổi (cành cấp 2-3) và các cành nhỏ có độ dài 10-20cm, nằm sâu trong tán lá.
Về tổng thể nên chủ động cắt tỉa, tạo tán thông thoáng theo kiểu tán mở, điều chỉnh cây có tán thấp vừa phải, không nên để tán quá cao (khó khăn cho chăm sóc và thu hoạch). Với các cây chưa bắt quả (1-2,5 năm tuổi) nên loại bỏ các cành yếu, cành sâu bệnh, cành tăm, chỉ để lại các cành khỏe, cành lợi tán. Với các cây chuẩn bị bước vào kinh doanh nên tỉa thưa các cành nhỏ, giảm bớt số lượng cành trong tán nhưng không được cắt tỉa hết hoàn toàn các cành này(vì một số sẽ mang hoa vào năm sau).
Lưu ý khi tỉa cành cây mắc ca
Trong quá trình cắt tỉa cần lưu ý phát hiện sâu bệnh sớm (sâu đục thân, bệnh xì mủ, bệnh thán thư, bệnh đốm lá, bệnh chổi rồng...). Đặc biệt là bệnh xì gôm chảy mủ thân gốc, cành cấp 1 và bệnh chổi rồng. Qua đó có giải pháp phòng trị bệnh tổng hợp trước khi cây bước vào giai đoạn phân hóa mầm hoa.
Khi cắt tỉa nên sử dụng kéo cắt cành chuyên dụng để tránh làm nứt gãy cành. Đối với các cành ở trên cao nên sử dụng thang nhôm ghế hoặc thang nhôm gấp để đảm bảo an toàn.
Tham khảo:
Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trên đây về cách tỉa cành cây mắc ca sẽ hữu ích cho bà còn. Nếu có nhu cầu mua sản phẩm chính hãng các bạn có thể đến trực tiếp cửa hàng Maydochuyendung.com tại địa chỉ:
CHI NHÁNH HÀ NỘI
30 Mạc Thái Tổ, Yên Hòa, Q. Cầu Giấy
CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH
275F Lý Thường Kiệt, P. 15, Quận 11
Chi tiết xem tại: https://maydochuyendung.com/thang-nhom-ghe hoặc https://maydochuyendung.com/thang-nhom-gap
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top