Đề nghị các bạn kiến giải tiếp vấn đề bạn Lê Anh Tuấn nêu ra về Nghị định 12/2009/NĐ-CP. Cụ thể là "Trừ trường hợp ... cho phép" là điều kiện đối với mệnh đề nào trong 2 mệnh đề sau, hay đối với cả 2 mệnh đề?
1) nhà thầu lập thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công thì không được ký hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình với chủ đầu tư đối với công trình do mình thiết kế;
2) nhà thầu giám sát thi công xây dựng không được ký hợp đồng với nhà thầu thi công xây dựng thực hiện kiểm định chất lượng công trình xây dựng đối với công trình do mình giám sát.
Bạn có cao kiến gì xin cho lời bình giải.
Tôi đặt vấn đề này ra, vì thấy rằng cách viết câu trong Nghị định rất dễ gây nhầm lẫn. Về mặt ngữ pháp, ai cũng biết rằng mỗi một đoạn thuật ngữ có ý tứ hoàn chỉnh cách nhau bằng dấu phảy hay chấm phảy nhưng chưa có đủ thành phần chính là Chủ ngữ - Vị ngữ thì là một mệnh đề. Vì thế, cách diễn đạt trong khoản 7, Điều 36, Chương IV, NĐ 12/2009 sẽ gây nhầm lẫn cho người vận dụng mà một số chuyên viên tại các Tổng CTy hay tranh luận. Vậy theo bạn thì câu liên tục nhưng diễn đạt nhiều ý khác nhau mà không dùng "Liên từ" và cũng không sử dụng từ chỉ điều kiện kèm theo thì có chuẩn về ngữ pháp không?
Cụ thể là trong 1 câu các đoạn văn bản tạo thành các mệnh đề chỉ cách nhau bằng dấu phảy thì có người hiểu là "trừ trường hợp được ..." chỉ ứng với mệnh đề kế tiếp trước đó thôi.
Dù sao thì cách diễn đạt của các nhà xây dựng khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật cũng đáng suy nghĩ và so sánh với cách diễn đạt của các luật sư khi họ tham gia xây dựng hoặc thẩm định hay góp ý cho văn bản quy phạm pháp luật. Cũng chính vì vậy, về mặt ngữ pháp, ngôn ngữ sử dụng trong các văn bản Luật có vẻ chuẩn hơn trong các Nghị định.
anh gì ơi ở cơ quan em không ai hiểu nhầm như anh nói đâu. Còn câu ví dụ của anh lại khác cấu trúc hoàn toàn với câu của ND12 rồi anh ơi. Câu của anh là sai cả về ngữ pháp, khác xa câu của NĐ 12 nên anh so sánh khập khiễng quá. Mời anh vào trang web về tiếng việt để anh em chúng ta cùng nói về cấu trúc tiếng việt nha anh. Ở đó chắc chắn sẽ có nhiều anh hiểu rõ ngữ pháp tiếng việt để giảng cho anh rõ câu NĐ 12 là chuẩn và khác xa cấu trúc câu của anh đưa làm ví dụ khập khiễng.Tôi thì không nhầm, vì tôi biết rõ rằng ý tứ của khoản 7 này liên quan đến Điều 11, Luật đấu thầu, mốc 1/4/2009 của Nghị định 58/2008, khoản 2, Điều 2, Luật số 38/2009/QH12 và quá trình điều chỉnh sửa đổi trên là để đáp ứng yêu cầu thực tế cũng như sự đồng bộ trong các văn bản quy phạm PL. Tuy nhiên, những người khác không nắm rõ nên đã từng cho rằng ngoại trừ chỉ với trường hợp cuối. Vì thế nếu các nhà soạn Nghị định diễn đạt rõ ý hơn sẽ không để xảy ra tranh luận. Tôi tin rằng trong số các đồng nghiệp của bạn thế nào cũng có người hiểu theo cách "ngoại trừ..." chỉ là ngoại trừ cho trường hợp cuối. Lý do đơn giản của sự nhầm lẫn là khi dùng câu phức hợp có điều kiện và mang nhiều ý khác nhau mà không dùng các thuật ngữ chỉ điều kiện. Tôi vẫn cho rằng cách diễn đạt trên ít nhất là thiếu đi tính trong sáng trong ngôn ngữ tiếng Việt. Nó giống như câu, anh A là con ông B, anh C là con ông D làm ở công ty M, anh E là con ông F, thi trượt đại học. Bạn xem có rõ ý hay có trong sáng không?