Thamgxd
Thành viên rất triển vọng
Theo thông lệ quốc tế, hầu hết các quốc gia phát triển trên thế giới đều hạn chế tối đa việc áp dụng hình thức chỉ định thầu trong mua sắm công để tăng hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tiết kiệm chính những đồng tiền đóng thuế của người dân, tăng tính hiệu quả, minh bạch cũng như hạn chế tham nhũng.
Theo quy định tại luật đấu thầu của Việt Nam, một trong những trường hợp được chỉ định thầu là gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng. Tuy nhiên, đã có những chủ đầu tư viện vào 2 chữ "cấp bách" trong Luật để xin được áp dụng hình thức đấu thầu không cạnh tranh này. Trong số đó không ít gói thầu vốn có rất nhiều thời gian để thực hiện nhưng lại bị chính những người được giao nhiệm vụ triển khai đẩy nó đến tình huống cấp bách vì chậm tiến độ.
Để chào mừng ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều dự án được phê duyệt từ năm 2001, 2002 trong đó đã tính toán thời gian để hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng ngày hoàn thành dự án sắp tới mà vẫn còn ngổn ngang. Và khi đó nhiều giải pháp được chủ đầu tư áp dụng là xin được chỉ định thầu với lý do cấp bách.
Tính cấp bách xuất phát từ chính sự cần thiết của dự án hay là kết quả của một cách làm việc không có kế hoạch hay "đã có kế hoạch" phải nhìn nhận rõ.
Nhìn ngay sang láng giềng Trung Quốc, cách mà nước này thực hiện các dự án trong kế hoạch phục vụ cho sự kiện lớn như sân vận động Tổ chim đã hoàn thành đúng hẹn mà không cần nhiều cơ chế đặc thù. Với tổng số tiền đầu tư lên đến 40,9 tỉ USD với 31 khu liên hợp thể thao được xây mới trong khu liên hiệp thể thao Bắc Kinh. Sáu khu liên hợp thể thao và 59 trung tâm huấn luyện được đầu tư nâng cấp ngoài Bắc Kinh.
Đáng chủ ý là SVĐ Tổ chim công trình xây dựng bằng kết cấu thép lớn nhất thế giới sử dụng 110.000 tấn thép với sức chứa 91 000 chỗ ngồi và tổng mức đầu tư lên tới 423 triệu USD. Năm 2003, chính phủ Trung Quốc đã cho đấu thầu rộng rãi để lựa chọn đối tác đầu tư phối hợp với nhà nước thực hiện công tác thiết kế xây dựng. Đã có 13 nhà đầu tư tham gia và China International Corporation (CITIC) đã trúng thầu với số vốn đầu tư chiểm 42 % tổng mức đầu tư dự án. Công ty này được quyền sử dụng SVĐ trong vòng 35 năm sau kỳ Olympic kết thúc. SVĐ được xây dựng bởi công ty Arup cùng với sự hợp tác của các kỹ sư xây dựng của công ty Herzog & De Meuron khởi công vào cuối năm 2003 sau 4,5 năm SVĐ được xây dựng phức tạp nhất thế giới đã hoàn thành vào ngày 18/4/ 2008.
Với khoảng 8 năm để thực hiện khối lượng rất nhiều công trình thể thao nâng cấp cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc đã không để lãng phí thời gian của mình. Hầu hết các công trình được đấu thầu rộng rãi, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đảm bảo chế độ để sẵn sàng phục vụ cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.
Qua những kinh nghiệm của Trung Quốc với những sự kiện quan trọng mang tầm cỡ thế giới đã có có hoạch triển khai thì chỉ định thầu không phải là biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, mà quan trọng là cách thực hiện có kế hoạch chứ không phải là một sự "sắp đặt có kế hoạch" để đẩy tiến độ dự án vào thế "cấp bách".
Theo quy định tại luật đấu thầu của Việt Nam, một trong những trường hợp được chỉ định thầu là gói thầu thuộc dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng. Tuy nhiên, đã có những chủ đầu tư viện vào 2 chữ "cấp bách" trong Luật để xin được áp dụng hình thức đấu thầu không cạnh tranh này. Trong số đó không ít gói thầu vốn có rất nhiều thời gian để thực hiện nhưng lại bị chính những người được giao nhiệm vụ triển khai đẩy nó đến tình huống cấp bách vì chậm tiến độ.
Để chào mừng ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội có rất nhiều dự án được phê duyệt từ năm 2001, 2002 trong đó đã tính toán thời gian để hoàn thành đúng dịp đại lễ nhưng ngày hoàn thành dự án sắp tới mà vẫn còn ngổn ngang. Và khi đó nhiều giải pháp được chủ đầu tư áp dụng là xin được chỉ định thầu với lý do cấp bách.
Tính cấp bách xuất phát từ chính sự cần thiết của dự án hay là kết quả của một cách làm việc không có kế hoạch hay "đã có kế hoạch" phải nhìn nhận rõ.
Nhìn ngay sang láng giềng Trung Quốc, cách mà nước này thực hiện các dự án trong kế hoạch phục vụ cho sự kiện lớn như sân vận động Tổ chim đã hoàn thành đúng hẹn mà không cần nhiều cơ chế đặc thù. Với tổng số tiền đầu tư lên đến 40,9 tỉ USD với 31 khu liên hợp thể thao được xây mới trong khu liên hiệp thể thao Bắc Kinh. Sáu khu liên hợp thể thao và 59 trung tâm huấn luyện được đầu tư nâng cấp ngoài Bắc Kinh.
Đáng chủ ý là SVĐ Tổ chim công trình xây dựng bằng kết cấu thép lớn nhất thế giới sử dụng 110.000 tấn thép với sức chứa 91 000 chỗ ngồi và tổng mức đầu tư lên tới 423 triệu USD. Năm 2003, chính phủ Trung Quốc đã cho đấu thầu rộng rãi để lựa chọn đối tác đầu tư phối hợp với nhà nước thực hiện công tác thiết kế xây dựng. Đã có 13 nhà đầu tư tham gia và China International Corporation (CITIC) đã trúng thầu với số vốn đầu tư chiểm 42 % tổng mức đầu tư dự án. Công ty này được quyền sử dụng SVĐ trong vòng 35 năm sau kỳ Olympic kết thúc. SVĐ được xây dựng bởi công ty Arup cùng với sự hợp tác của các kỹ sư xây dựng của công ty Herzog & De Meuron khởi công vào cuối năm 2003 sau 4,5 năm SVĐ được xây dựng phức tạp nhất thế giới đã hoàn thành vào ngày 18/4/ 2008.
Với khoảng 8 năm để thực hiện khối lượng rất nhiều công trình thể thao nâng cấp cơ sở hạ tầng, chính phủ Trung Quốc đã không để lãng phí thời gian của mình. Hầu hết các công trình được đấu thầu rộng rãi, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc, đảm bảo chế độ để sẵn sàng phục vụ cho sự kiện thể thao lớn nhất thế giới này.
Qua những kinh nghiệm của Trung Quốc với những sự kiện quan trọng mang tầm cỡ thế giới đã có có hoạch triển khai thì chỉ định thầu không phải là biện pháp để đẩy nhanh tiến độ, mà quan trọng là cách thực hiện có kế hoạch chứ không phải là một sự "sắp đặt có kế hoạch" để đẩy tiến độ dự án vào thế "cấp bách".
Theo báo Đấu thầu