Chứng chỉ đào tạo công nhân kỹ thuật trong hồ sơ dự thầu

tuanhalinh

Thành viên có triển vọng
Tham gia
5/3/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
3
Tuổi
45
Tôi đang gặp một vấn đề khi đánh giá hồ sơ dự thầu, mong anh em trên diễn đàn giải đáp giúp:
- Hồ sơ mời thầu quy định phải có một số lượng nào đó công nhân kỹ thuật bậc n/7 trở lên có chứng chỉ đào tạo mới đạt yêu cầu về năng lực kỹ thuật.
- Nhà thầu cung cấp đủ số lượng nhưng có hai loại giấy tờ khác nhau (có chứng thực rõ ràng):
+ Loại thứ nhất: do trường dạy nghề cấp, ghi rõ ngành và bậc thợ, ở đây là bậc n/7.
+ Loại thứ hai: là chứng chỉ xác nhận đối tượng được cấp đã trải qua một kỳ thi (kiểm tra) tay nghề (kéo dài a ngày) do đơn vị cấp tổ chức và có tay nghề tương đương bậc n/7.
Theo quan điểm của tôi, loại thứ hai không được coi là chứng chỉ đào tạo vì đã là đào tạo thì phải có quá trình học tập (về chuyên môn, kỹ thuật, tiêu chuẩn ..., có nghĩa là được đào tạo bài bản cả về lý thuyết và thực hành) và sẽ có kết luận rõ ràng về bậc thợ đạt được. Hơn nữa, loại thứ hai chỉ là xác nhận kết quả kiểm tra tay nghề mà thôi, từ "tương đương" ở đây nói rằng có thể người được cấp chứng chỉ chưa hề qua lớp đào tạo nào (tôi nghĩ thế), chỉ tự học rồi thi đạt thôi.
Vì nội dung này liên quan đến việc loại bỏ HSDT nên tôi chưa dám kết luận (vì thực ra tôi cũng tự thấy là suy đoán của mình còn thiếu thuyết phục). Rất mong anh em giúp đỡ.
 

nguyenhuutrinh

Quản trị cấp cao
Tham gia
8/10/08
Bài viết
1.208
Điểm thành tích
113
Đề thi quá khó!

Đúng là chứng chỉ đào tạo và chứng chỉ xác nhận bậc nghề là khác nhau.

Tuy nhiên, thông thường công nhân (thợ) sau khi ra trường (tốt nghiệp) từ các trường chuyên nghiệp chỉ được cấp bằng tương đương với bậc thợ 3,0/7. Sau thời gian công tác nhất định, họ được thi tay nghề để nâng bậc thợ chứ không quay lại trường để đào tạo lên bậc. Bản thân tôi thấy, nhiều công nhân (nhất là một số công nhân trong xây dựng công trình cầu mà tôi được biết) chỉ tốt nghiệp với bậc thợ 3,0/7, họ đã công tác lâu năm, có nhiều kinh nghiệm, thi tay nghề và đã lên hết bậc (7,0/7) và thực tế là họ rất giỏi. Nhưng nếu yêu cầu họ có chứng chỉ đào tạo bậc thợ 7,0/7 thì họ sẽ không bao giờ có cả.

Hồ sơ mời thầu thì luôn yêu cầu một lượng nhất định số thợ có bậc thợ cao (5,0/7 chằng hạn), nên để bắt buộc có chứng chỉ đào tạo thì có lẽ sẽ hơi khó khăn với một số nhà thầu. Do đó, bài thi trên với nhiều nhà thầu là hơi nặng.

Mong đồng nghiệp có ý kiến thêm.
 

daodinhdung

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
21/4/09
Bài viết
246
Điểm thành tích
43
Tuổi
52
Loại thứ nhất: do trường dạy nghề cấp, ghi rõ ngành và bậc thợ, ở đây là bậc n/7.
+ Loại thứ hai: là chứng chỉ xác nhận đối tượng được cấp đã trải qua một kỳ thi (kiểm tra) tay nghề (kéo dài a ngày) do đơn vị cấp tổ chức và có tay nghề tương đương bậc n/7.
Theo quan điểm của tôi, loại thứ hai không được coi là chứng chỉ đào tạo vì đã là đào tạo thì phải có quá trình học tập (về chuyên môn, kỹ thuật, tiêu chuẩn ..., có nghĩa là được đào tạo bài bản cả về lý thuyết và thực hành) và sẽ có kết luận rõ ràng về bậc thợ đạt được.

+Mình thấy chứng chỉ đào tạo phải đầy đủ như trường hợp thứ nhất

+Trường hợp thứ 2 chỉ có thể gọi là giấy chứng nhận đã qua kiểm tra trình độ tay nghề bậc thợ tương đương n/7

+Nếu xét đúng như HSMT mà loại HSDT thì hơi mạnh tay vì giấy chứng nhận cũng đầy đủ cơ sở về mặt pháp lý chứng nhận trình độ tay nghề đã đạt được bậc thợ tương đương theo yêu cầu của HSMT,
(có thể hoàn thành được các công việc có yêu cầu kỹ thuật như trong gói thầu)
Các bác tư vấn nữa nhé!
 
Last edited by a moderator:

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top