Chứng khoán Việt Nam có thể chịu thách thức từ bên kia bán cầu

dungqu

Thành viên mới
Tham gia
11/8/20
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
24
Nơi ở
Hà nội
Diễn biến này có thể khó bền trong bối cảnh nhiều chỉ số chứng khoán khác trên thế giới điều chỉnh giảm, nhất là thị trường Mỹ.


Chỉ số Nasdaq 100 trên thị trường Mỹ hiện giảm hơn 10% sau khi đạt đỉnh ngày 2/9. Đây được coi là diễn biến bình thường sau giai đoạn tăng cao chủ yếu nhờ nhóm cổ phiếu công nghệ với kỳ vọng hưởng lợi từ đại dịch Covid-19, nhưng nguy cơ thị trường này tiếp tục giảm có thể sẽ ảnh hưởng đến tâm lý đầu tư trên các thị trường khác.


5 cổ phiếu công nghệ hàng đầu của Mỹ là Amazon, Apple, Alphabet, Facebook và Microsoft.


“Các nhà đầu tư dù đang nắm giữ nhiều hay ít 5 cổ phiếu công nghệ đều đang cảm thấy không thoải mái vì hình ảnh của Bitcoin năm 2017, giá bất động sản năm 2016 và bong bóng công nghệ năm 2000 lại xuất hiện”, Julian Emanuel, Giám đốc chiến lược đầu tư cổ phiếu và phái sinh tại BTIG nhận xét.


Được biết, 5 cổ phiếu công nghệ trên hiện chiếm 23% tỷ trọng vốn hóa chỉ số S&P 500 và có tỷ trọng lớn hơn nhiều trong chỉ số Nasdaq 100.

Đề xuất liên quan: đầu tư bitcoin


Việc liên tục thu hút được dòng tiền trước đó đã đẩy định giá nhóm cổ phiếu công nghệ lên mặt bằng cao nhất trong nhiều năm, nhưng bắt đầu điều chỉnh kể từ ngày 2/9.


Trong đó, phiên 16/9, nhóm cổ phiếu công nghệ đồng loạt giảm mạnh, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách trong khoảng 0 - 0,25%/năm và lãi suất thấp có khả năng sẽ được duy trì cho tới năm 2023 để đạt mục tiêu lạm phát 2%.


Trong khi đó, gói kích thích tài khoá trị giá hơn 2.000 tỷ USD giai đoạn tháng 3 đến 7/2020 hiện chưa có gói hỗ trợ thay thế, tác động không nhỏ tới dòng tiền trong nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng.


Nhà đầu tư đang hướng tới cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020, nhưng chuyên gia Bloomberg cho rằng, bất kể ai thắng cử vào ngày 3/11, thị trường đều có thể trở nên bất ổn hơn khi sự bất ổn kinh tế do đại dịch Covid-19 vẫn tiềm tàng và khả năng kiểm phiếu bị trì hoãn do một số lượng lớn lá phiếu gửi qua thư.


Hơn nữa, định giá các cổ phiếu công nghệ ở mức cao làm gia tăng rủi ro.


Tại thị trường chứng khoán Việt Nam, sau đợt sụt giảm tháng 3 vì Covid-19, thị trường có sự hồi phục trên diện rộng, từ nhóm cổ phiếu chịu ảnh hưởng nhẹ tới nhóm cổ phiếu bị ảnh hưởng nặng bởi đại dịch như hàng không (HVN, VJC, ACV…), gần như đồng pha với thị trường toàn cầu.


Từ ngày 2 - 17/9, thị trường Mỹ điều chỉnh, giảm trên 10% và một số chỉ số chứng khoán trong khu vực như IDX Composite (Indonesia), Shanghai (Trung Quốc), Hangseng (Hồng Kông), SET (Thái Lan) có mức giảm lần lượt 5,2%, 3,9%, 3,1%, 2,4%.


Trong cùng khoảng thời gian, thị trường Việt Nam giảm chưa đến 1%, VN-Index dao động quanh mức 890 - 900 điểm (phiên 18/9, chỉ số tăng gần 1%, đạt hơn 900 điểm), dù khối ngoại vẫn có động thái bán ròng.


Ông Lê Đức Khánh, Giám đốc Phân tích, Công ty cổ phần Chứng khoán VPS cho biết, trên bình diện toàn cầu, cổ phiếu công nghệ là nhóm cổ phiếu tăng trưởng, có nhiều giai đoạn tăng giá mạnh, đặc biệt khi đại dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng nền tảng công nghệ nhiều hơn.


Tại Mỹ, cổ phiếu công nghệ tăng giá đi kèm với hoạt động kinh doanh khởi sắc, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng nên chưa có dấu hiệu bong bóng, nhất là khi giá có diễn biến giảm trong 2 tuần qua.


Tuy nhiên, đợt điều chỉnh giá của nhóm này nếu tiếp diễn sẽ kéo giảm chỉ số chứng khoán Mỹ và ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán toàn cầu, Việt Nam không là ngoại lệ.
 

Top