DutoanGXD
SmartSoftware
- Tham gia
- 7/7/07
- Bài viết
- 830
- Điểm thành tích
- 93
Chỉ số giá xây dựng phản ánh mức độ biến động (tăng hoặc giảm) của giá xây dựng công trình qua các thời kỳ. Chỉ số giá xây dựng được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm số lần giữa giá xây dựng tại thời điểm so sánh với giá xây dựng được chọn làm thời điểm gốc.
Có 2 loại chỉ số giá xây dựng: Chỉ số giá xây dựng so với với thời điểm gốc và chỉ số giá xây dựng liên hoàn
Chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng được coi là thời điểm gốc.
Ví dụ: Chỉ số giá xây dựng công trình dân dụng nhà ở tại Hà Nội năm 2000 là 100 thì chỉ số giá xây dựng qua các năm là 2004 là 139, năm 2005 là 144, năm 2007 là 165.
Chỉ số giá xây dựng liên hoàn phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng của thời kỳ sau so với thời kỳ trước như năm sau so với năm trước, tháng sau so với tháng trước… Loại chỉ số giá xây dựng nói riêng hoặc chỉ số giá liên hoàn nói chung được áp dụng phổ biến hơn chỉ số giá so với thời điểm gốc như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau so với năm trước, chỉ số giá tăng trưởng GDP năm sau so với năm trước. Để chuyển từ chỉ số giá gốc sang chỉ số giá liên hoàn người ta chỉ cần chỉ số giá của năm sau với với chỉ số giá của năm trước. Ví dụ: Chỉ số giá xây dựng liên hoàn công trình nhà ở Hà Nội qua các năm như sau: 2005/2004 → 144/139 = 1,306 (hoặc tăng 3,6%); 2006/2005 → 149/144 = 1,035 (hoặc tăng 3,5 %); 2007/2006 → 165/149 = 1,107 (hoặc tăng 10,7%)…
Tùy theo mục đích sử dụng người ta có thể phân loại chỉ số giá xây dựng theo những cách khác nhau. Ví dụ, từ năm 2007 Bộ Xây dựng Việt Nam đã công bố chỉ số giá xây dựng được phân loại theo vùng và loại công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật) thành 3 loại:
Có 2 loại chỉ số giá xây dựng: Chỉ số giá xây dựng so với với thời điểm gốc và chỉ số giá xây dựng liên hoàn
Chỉ số giá xây dựng so với thời điểm gốc phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng được coi là thời điểm gốc.
Ví dụ: Chỉ số giá xây dựng công trình dân dụng nhà ở tại Hà Nội năm 2000 là 100 thì chỉ số giá xây dựng qua các năm là 2004 là 139, năm 2005 là 144, năm 2007 là 165.
Chỉ số giá xây dựng liên hoàn phản ánh mức độ biến động của giá xây dựng của thời kỳ sau so với thời kỳ trước như năm sau so với năm trước, tháng sau so với tháng trước… Loại chỉ số giá xây dựng nói riêng hoặc chỉ số giá liên hoàn nói chung được áp dụng phổ biến hơn chỉ số giá so với thời điểm gốc như: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm sau so với năm trước, chỉ số giá tăng trưởng GDP năm sau so với năm trước. Để chuyển từ chỉ số giá gốc sang chỉ số giá liên hoàn người ta chỉ cần chỉ số giá của năm sau với với chỉ số giá của năm trước. Ví dụ: Chỉ số giá xây dựng liên hoàn công trình nhà ở Hà Nội qua các năm như sau: 2005/2004 → 144/139 = 1,306 (hoặc tăng 3,6%); 2006/2005 → 149/144 = 1,035 (hoặc tăng 3,5 %); 2007/2006 → 165/149 = 1,107 (hoặc tăng 10,7%)…
Tùy theo mục đích sử dụng người ta có thể phân loại chỉ số giá xây dựng theo những cách khác nhau. Ví dụ, từ năm 2007 Bộ Xây dựng Việt Nam đã công bố chỉ số giá xây dựng được phân loại theo vùng và loại công trình (dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật) thành 3 loại:
- Chỉ số giá xây dựng công trình
- Chỉ số giá xây dựng theo yếu tổ chi phí (chỉ số giá vật liệu, chỉ số giá nhân công, chỉ số giá máy thi công, chỉ số giá phần chi phí khác)
- Chỉ số giá xây dựng theo yếu tổ chi phí (Chỉ số giá vật liệu, chỉ số giá nhân công, chỉ số giá máy thi công, chỉ số giá phần còn lại).