Chi phí dự phòng trong dự án có thể = 0 được không?

  • Khởi xướng Khởi xướng thaiha1727
  • Ngày gửi Ngày gửi
  • Tags Tags
    Không có
T

thaiha1727

Guest
Các anh em cho hỏi tí là:
Trong 1 dự án thường thì chi phí dự phòng có thể là 5%, 10% hoặc cao hơn.
Vậy xin hỏi Chi Phí dự phòng có thể = 0%:-w được không??
Và vấn đề này có quy định trong văn bản hướng dẫn nào không?
Xin chỉ giáo!
 
Last edited by a moderator:
Việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình cần phảo thực hiện theo quy định tại ND 99 và TT 05. Hiện tại, tỷ lệ trích dự phòng đã được quy định chi tiết trong 2 văn bản này nên khi lập dự án đầu tư cần tuân thủ theo.
 
Gửi bạn thaiha1727

Theo thông tư 05
"Chi phí dự phòng bao gồm:
chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được khi lập dự án
và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án."
Thực tế công tác lập dự án cho thấy chi phí dự phòng là rất cần thiết vì bạn có dám chắc 100% tất cả các chi phí, các đầu việc mà bạn liệt kê trong tổng mức đầu tư là đủ và chính xác hết? và thời gian thực hiện dự án là không đủ chịu ảnh hưởng của yếu tố tượt giá?
Nếu bạn chứng minh được hai yếu tố trên trước chủ đầu tư thì bạn hoàn toàn không phải tính dự phòng. Thông thường khi dự án thấy hai yếu tố trên không lớn thì tỷ lệ dự phòng sẽ được lấy thấp xuống chứ không nên bỏ hoàn toàn ( 1 hơcj 2% cũng chẳng sao miễn là bạn bảo vệ được), cái ngày hoàn toàn do CDT quyết định với sự tư vấn của đơn vị lập dự án (chẳng vậy mà mình có thể lấy dự phòng > 10% cũng được). Bạn nhớ rằng hiện nay theo các quy định mới thì chủ đầu tư quyết định gần như tất cả các vấn đề trong dự án, các cơ quan nhà nước chỉ đóng vai trò quản lý vĩ mô và định hướng phát triển các dự án mà thôi.
Chúc bạn thành công!
 
Các anh em cho hỏi tí là:
Trong 1 dự án thường thì chi phí dự phòng có thể là 5%, 10% hoặc cao hơn.
Vậy xin hỏi Chi Phí dự phòng có thể = 0%:-w được không??
Và vấn đề này có quy định trong văn bản hướng dẫn nào không?
Xin chỉ giáo!

Theo TT 05/2007/BXD:

1.1.7. Chi phí dự phòng bao gồm: chi phí dự phòng cho khối lượng công việc phát sinh chưa lường trước được và chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá trong thời gian thực hiện dự án.

Vậy bạn muốn tỷ lệ cho chi phí dự phòng = 0% thì bạn phải giải quyết được đồng thời hai yếu tố sau:

  1. Trong quá trình thiết kế dự án bạn phải lường trước được các công việc có khả năng phát sinh để đưa vào. Cái này LDC tin rằng rất khó. Một thực tế chỉ ra rằng không ai có thể khẳng định được những thứ mình làm là tuyệt đối, với ngành xây dựng thì lại càng không. Hiện nay trên mọi miền đất nước đâu đâu cũng xây dựng chắc bạn sẽ có rất nhiều công trình để tham khảo cho vấn đề này.
  2. Bạn dự đoán được rằng giá cả thị trường sẽ không dao động và nếu có thì rất chi là nhỏ. Như vậy lúc này bạn không phải đưa yếu tố dự phòng do trượt giá trong thời gian thực hiện dự án. Trong khi hiện tại trên thế giới không riêng ở Việt Nam tình hình khủng hoảng kinh tế diễn ra từng ngày từng giờ, trượt giá - lạm phát xảy ra toàn diện, các nước đang còn nghèo như Việt Nam chúng ta bị ảnh hưởng rất lớn. Bạn không đưa yếu tố trượt giá vào để dự phòng thì là một điều hoàn toàn sai, không thiết thực một chút nào.
TT 05/2007/BXD có quy định rõ ràng về chi phí dự phòng và bạn nên đưa vào để có vốn trang trải cho những phát sinh sau này, có gì xảy ra thì không lo thiếu vốn; song song với điều này là dự án của bạn được tính toán đúng "luật" của nhà nước ban hành.

Đôi điều muốn được bày tỏ cùng bạn!
 
Theo TT 05/2007/BXD:

PHỤ LỤC SỐ 2
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng)

6. Chi phí dự phòng (GDP)
Đối với các công trình có thời gian thực hiện đến 2 năm: chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác được tính theo công thức:
GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (2.9)
Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá.
Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau:
GDP = GDP1 + GDP2 (2.10)
Trong đó:
+ GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức:
GDP = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (2.11)
+ GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xây dựng của từng loại công trình xây dựng, khu vực và độ dài thời gian xây dựng.

Chúc bạn tìm được câu trả lời cần thiết!
 
Về mặt lý thuyết, dự phòng phí được dùng để đề phòng các trường hợp sau:
- Thiết kế có sự thay đổi khi đưa vào thi công thực tế.
- Thời gian thực hiện công trình kéo dài hơn dự kiến
- Các công tác hoặc biện pháp thi công có sự thay đổi, bổ sung
- Giá cả thị trường biến đổi
- Dự toán tính không sát
Bảo đảm được rằng tất cả các yếu tố này không xảy ra là điều rất khó.
Hơn nữa, có khoản dự phòng cũng tốt chứ nhỉ. Trừ phi bạn muốn xin điều chỉnh mà không muốn vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt ban đầu mà thôi.:D
 
Về mặt lý thuyết, dự phòng phí được dùng để đề phòng các trường hợp sau:
- Thiết kế có sự thay đổi khi đưa vào thi công thực tế.
- Thời gian thực hiện công trình kéo dài hơn dự kiến
- Các công tác hoặc biện pháp thi công có sự thay đổi, bổ sung
- Giá cả thị trường biến đổi
- Dự toán tính không sát
Bảo đảm được rằng tất cả các yếu tố này không xảy ra là điều rất khó.
Hơn nữa, có khoản dự phòng cũng tốt chứ nhỉ. Trừ phi bạn muốn xin điều chỉnh mà không muốn vượt tổng mức đầu tư đã được duyệt ban đầu mà thôi.:D

Với trình độ quản lý, cơ chế thực hiện các dự án đầu tư ... vân vân và vân vân ... vô vàn các lý do khách quan khác nhau, chúng ta có thể khẳng định 100% là không thể lường hết sự thay đổi sản phẩm chúng ta sẽ xây dựng nên so với sản phẩm hiện đang được hoạch định trong bản dự án.
Nói nôm na, Sản phẩm của dự án là một sản phẩm của trí tưởng tượng kết hợp với các tính toán. Trong quá trình thực hiện đưa sản phẩm đó, không thể không có những "Sự thay đổi", vì vậy, kỹ năng quản lý sự thay đổi chính là 1 kỹ năng quan trong trong quản lý dự án. Việc tính toán chi phí dự phòng sao cho TMĐT đúng với giá trị thực hiện là điều tuyệt vời, điều đó khẳng định bạn đã dự trù mọi "sự thay đổi" có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và có ảnh hưởng đến dự án!

Như vậy thôi, các bạn quan tâm đến việc Chi phí dự phòng = 0 làm gì nữa, hãy quan tâm đến việc làm sao có thể đạt giá trị hiệu số TMĐT - giá trị thực hiện = 0 kìa!!!

Chúc các bạn thành công!
 
Với trình độ quản lý, cơ chế thực hiện các dự án đầu tư ... vân vân và vân vân ... vô vàn các lý do khách quan khác nhau, chúng ta có thể khẳng định 100% là không thể lường hết sự thay đổi sản phẩm chúng ta sẽ xây dựng nên so với sản phẩm hiện đang được hoạch định trong bản dự án.
Nói nôm na, Sản phẩm của dự án là một sản phẩm của trí tưởng tượng kết hợp với các tính toán. Trong quá trình thực hiện đưa sản phẩm đó, không thể không có những "Sự thay đổi", vì vậy, kỹ năng quản lý sự thay đổi chính là 1 kỹ năng quan trong trong quản lý dự án. Việc tính toán chi phí dự phòng sao cho TMĐT đúng với giá trị thực hiện là điều tuyệt vời, điều đó khẳng định bạn đã dự trù mọi "sự thay đổi" có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dự án và có ảnh hưởng đến dự án!

Như vậy thôi, các bạn quan tâm đến việc Chi phí dự phòng = 0 làm gì nữa, hãy quan tâm đến việc làm sao có thể đạt giá trị hiệu số TMĐT - giá trị thực hiện = 0 kìa!!!

Chúc các bạn thành công!

Đôi khi, chính khoản dự phòng lại làm cho dự án hiệu quả hơn, hay nói cách khác, nhờ vào DP mà người ta khắc phục, sửa chữa nhưng sai lầm hay những vấn đề không tính đến được trong lúc lập dự án để làm cho dự án đạt được hiệu quả cao hơn.
 
Last edited by a moderator:
Đôi khi, chính khoản dự phòng lại làm cho dự án hiệu quả hơn, hay nói cách khác, nhờ vào DP mà người ta khắc phục, sửa chữa nhưng sai lầm hay những vấn đề không tính đến được trong lúc lập dự án để làm cho dự án đạt được hiệu quả cao hơn.

Hiểu nhầm ý tôi rồi bồ tèo:

TMĐT = Gxl +...+ CP dự phòng = "giá trị sản phẩm "tưởng tượng" của dự án"

Giá trị trên mà bằng đúng "giá trị thực hiện" là sản phẩm thực tế sau khi hoàn thành dự án, tức là bạn đã lường trước được hết "sự thay đổi" trong quá trình thực hiện và có phương án xử lý nó để sản phẩm của hiện thực là "hoàn hảo" như đã tính!

==> bạn là một chuyên gia
 


Hiểu nhầm ý tôi rồi bồ tèo:

TMĐT = Gxl +...+ CP dự phòng = "giá trị sản phẩm "tưởng tượng" của dự án"

Giá trị trên mà bằng đúng "giá trị thực hiện" là sản phẩm thực tế sau khi hoàn thành dự án, tức là bạn đã lường trước được hết "sự thay đổi" trong quá trình thực hiện và có phương án xử lý nó để sản phẩm của hiện thực là "hoàn hảo" như đã tính!

==> bạn là một chuyên gia

Trong thuật ngữ QLDA mình chưa thấy từ "hoàn hảo", nhất là hoàn hảo do công thức trên.
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top