Chi phí lãi vay trong Tổng mức đầu tư xây dựng (TMĐT)

quangthienam

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/6/08
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Cho mình hỏi, chi phí lãi vay có nên đưa vào TMĐT hay không, trong một số trường hợp đưa vào làm cho TMĐT rất lớn?
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của anh chị!
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Xin chảo!
Cho mình hỏi, chi phí lãi vay có nên đưa vào TMĐT hay không, trong một số trường hợp đưa vào làm cho TMĐT rất lớn?
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP có quy định về nội dung TMĐT:
Điều 4. Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng công trình
1. Tổng mức đầu tư xây dựng công trình (sau đây gọi là tổng mức đầu tư) là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tưlà cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình.
2. Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng.
3. Các chi phí của tổng mức đầu tư được quy định cụ thể như sau:
a) Chi phí xây dựng:
b) Chi phí thiết bị:
c) Chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư:
d) Chi phí quản lý dự án:
đ) Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng:
e) Chi phí khác bao gồm : vốn lưu động trong thời gian sản xuất thử và sản xuất không ổn định đối với các dự án đầu tư xây dựng nhằm mục đích kinh doanh, lãi vay trong thời gian xây dựng và các chi phí cần thiết khác;
g) Chi phí dự phòng:
 

phuongsdcc79

Thành viên mới
Tham gia
17/6/09
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Bạn ơi, sao bạn lo TMĐT đội lên khi đưa lãi vay trong thời gian XD vào? Đây là một khoản mục phải có trong bảng tổng hợp TMĐT như hungvina đã nêu ở trên. Lãi vay trong TGXD là một khoản chi thực tế khi dự án chưa đi vào hoạt động, thiếu nó trong bảng TMĐT còn nguy hiểm hơn.
 

chuyenach

Thành viên mới
Tham gia
19/10/09
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo giải thích của bạn hungvina16 "lãi vay trong thời gian xây dựng". Nhưng thời gian trả lãi chỉ tính từ khi đi vay. Mình nghĩ nó chỉ phù hợp với những hợp đồng có tạm ứng (vì khi đó phải đi vay để tạm ứng cho nhà thầu). Còn những hợp đồng thanh toán sau xxx ngày kể từ ngày nghiệm thu và bàn giao công trình. Như vậy "trong thời gian xây dựng" đã đi vay đâu mà tính "lãi vay trong thời gian xây dựng". Mình không hiểu lắm, mong các bác giải thích cụ thể hơn giúp em với!
 
Last edited by a moderator:

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Cần phân biệt 2 trường hợp

Theo giải thích của bạn hungvina16 "lãi vay trong thời gian xây dựng". Nhưng thời gian trả lãi chỉ tính từ khi đi vay. Mình nghĩ nó chỉ phù hợp với những hợp đồng có tạm ứng (vì khi đó phải đi vay để tạm ứng cho nhà thầu). Còn những hợp đồng thanh toán sau xxx ngày kể từ ngày nghiệm thu và bàn giao công trình. Như vậy "trong thời gian xây dựng" đã đi vay đâu mà tính "lãi vay trong thời gian xây dựng". Mình không hiểu lắm, mong các bác giải thích cụ thể hơn giúp em với!
Theo tôi: Bạn cần phân biệt 2 trường hợp:
+ Chủ đầu tư dự án phải vay vốn (ngoài phần vốn của chủ đầu tư) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình ---> "Lãi vay trong thời gian xây dựng" phải tính vào TMĐT dự án.
+ Nếu chủ đầu tư dự án hoàn tòn bằng vốn của chủ đầu tư (không phải vay và do đó không phải trả lãi vay) thì trong TMĐT dự án không có "lãi vay trong thời gian xây dựng".
 

duongvuong8820

Thành viên mới
Tham gia
8/4/10
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
35
Thưa các anh chị em có thắc mắc về cách tính khoản mục lai vay trong thời gian xd như sau:
Để ra được con số TMĐT cuối cùng thì phải có được khoản Lvay trong thời gian XD. Tuy nhiên để xác định chi phí này thì chúng ta cần có 2 bảng là: bảng kế hoạch phân bổ chi đầu tư cho các năm để từ đó có bảng thứ 2 là cơ cấu xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án. Khi xác định được cơ cấu các loại nguồn vốn thì ta mới xác định được khoản lãi vay trong thời gian xây dựng. Vậy cái TMĐT đi phân bổ ở các năm là đã có Lvay trong thời gian XD hay chưa. Nếu chưa thì khi có được khoản lãi vay thì ta thay đổi số liệu bảng phân kì vốn đầu tư lại như thế nào? Vì khi ấy TMĐT tăng lên mộ khoản = Lvay này
Nếu anh chị nào đã từng có làm về cái này thì cho em cái file tham khảo. Em cám ơn
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Thưa các anh chị am có thắc mắc về cách tính khoản mục lai vay trong thời gian xd như sau:
Để ra được con số TMĐT cuối cùng thì phải có được khoản Lvay trong thời gian XD. Tuy nhiên để xác định chi phí này thì chúng ta cần có 2 bảng là: bảng kế hoạch phân bổ chi đầu tư cho các năm để từ đó có bảng thứ 2 là cơ cấu xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án. Khi xác định được cơ cấu các loại nguồn vốn thì ta mới xác định được khoản lãi vay trong thời gian xây dựng. Vậy cái TMĐT đi phân bổ ở các năm là đã có Lvay trong thời gian XD hay chưa. Nếu chưa thì khi có được khoản lãi vay thì ta thay đổi số liệu bảng phân kì vốn đầu tư lại như thế nào? Vì khi ấy TMĐT tăng lên mộ khoản = Lvay này
Nếu anh chị nào đã từng có làm về cái này thì cho em cái file tham khảo. Em cám ơn
Bảng phân bổ kế hoạch vốn đầu tư là chưa có lãi vay. Bản chất của lãi vay là chi phí sử dụng vốn vay. Nếu không đi vay thì không có khoản này. Vì vậy khi lập kế hoạch phân bổ vốn thì không có lãi vay.
Trên cơ sở bảng kế hoạch sử dụng vốn và cơ cấu sử dụng vốn, lãi suất lúc đó mới xác định lãi vay
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Thưa các anh chị am có thắc mắc về cách tính khoản mục lai vay trong thời gian xd như sau:
Để ra được con số TMĐT cuối cùng thì phải có được khoản Lvay trong thời gian XD. Tuy nhiên để xác định chi phí này thì chúng ta cần có 2 bảng là: bảng kế hoạch phân bổ chi đầu tư cho các năm để từ đó có bảng thứ 2 là cơ cấu xác định nguồn vốn đầu tư cho dự án. Khi xác định được cơ cấu các loại nguồn vốn thì ta mới xác định được khoản lãi vay trong thời gian xây dựng. Vậy cái TMĐT đi phân bổ ở các năm là đã có Lvay trong thời gian XD hay chưa. Nếu chưa thì khi có được khoản lãi vay thì ta thay đổi số liệu bảng phân kì vốn đầu tư lại như thế nào? Vì khi ấy TMĐT tăng lên mộ khoản = Lvay này
Nếu anh chị nào đã từng có làm về cái này thì cho em cái file tham khảo. Em cám ơn
Phân bổ vốn dùng để tính lãi vay trong thời gian xây dựng.
Khi lập bảng phân bổ vốn mình lập 2 bảng:
Bảng kế hoạch phân bổ vốn theo tiến độ với các khoản chi phí chưa có VAT và bảng với các khoản chi phí đã có VAT.
Vì sao phải lập 2 bảng này:
1. Dùng các khoản chi phí chưa có VAT để đi vay ( khi dùng hết vốn tự có hoặc tùy vào cách phân bổ vốn của bạn)
2. Dùng khi tính dự phòng trước và sau VAT ( bao gồm DP khối lượng và DP trượt giá)
Lí do quan trọng: có nhiều khoản chi phí mà không phải Tổng CP sau thuế = Trước thuế +10% ! ( có nhiều loại sẽ không có thuế VAT; VD: cp QLDA theo hình thức tự QLDA). Làm như thế bạn sẽ không bị rối trong bảng tổng hợp TMĐT cuối cùng.
Còn về phần phân bổ TMDT như bạn hỏi thì mình không làm! nếu bạn cần làm thì bạn cộng thêm phần lãi vay và dự phòng vào từng kì sau khi đã xác định ở trên.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Phân bổ vốn dùng để tính lãi vay trong thời gian xây dựng.
Khi lập bảng phân bổ vốn mình lập 2 bảng:
Bảng kế hoạch phân bổ vốn theo tiến độ với các khoản chi phí chưa có VAT và bảng với các khoản chi phí đã có VAT.
Vì sao phải lập 2 bảng này:
1. Dùng các khoản chi phí chưa có VAT để đi vay ( khi dùng hết vốn tự có hoặc tùy vào cách phân bổ vốn của bạn)
2. Dùng khi tính dự phòng trước và sau VAT ( bao gồm DP khối lượng và DP trượt giá)
Lí do quan trọng: có nhiều khoản chi phí mà không phải Tổng CP sau thuế = Trước thuế +10% ! ( có nhiều loại sẽ không có thuế VAT; VD: cp QLDA theo hình thức tự QLDA). Làm như thế bạn sẽ không bị rối trong bảng tổng hợp TMĐT cuối cùng.
Còn về phần phân bổ TMDT như bạn hỏi thì mình không làm! nếu bạn cần làm thì bạn cộng thêm phần lãi vay và dự phòng vào từng kì sau khi đã xác định ở trên.
Theo mình việc tách thành hai bảng có thuế VAT và không thuế VAT là không cần thiết vì các lý do:
1. Chi phí QLDA không có VAT thì giá trị trước thuế và sau thuế bằng nhau, vì vậy không cần quan tâm.
2. Nếu dùng bảng chưa thuế VAT mà đi vay thì không đủ. Bởi vì CĐT vẫn phải trả đủ thuế VAT chứ có được miễn trừ đâu.
3. Tính dự phòng trước và sau thuế: điều này không hiểu có ý nghĩa gì quan trọng không, tại sao lại tách dự phòng phí ra trước thuế và sau thuế?
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Theo mình việc tách thành hai bảng có thuế VAT và không thuế VAT là không cần thiết vì các lý do:
1. Chi phí QLDA không có VAT thì giá trị trước thuế và sau thuế bằng nhau, vì vậy không cần quan tâm.
2. Nếu dùng bảng chưa thuế VAT mà đi vay thì không đủ. Bởi vì CĐT vẫn phải trả đủ thuế VAT chứ có được miễn trừ đâu.
3. Tính dự phòng trước và sau thuế: điều này không hiểu có ý nghĩa gì quan trọng không, tại sao lại tách dự phòng phí ra trước thuế và sau thuế?
Em có ý kiến:
2. Dùng chi phí sau VAT đi vay: Ok
1 &3. Phải tách dự phòng ra vì bảng tổng hợp TMĐT của anh cần thiết có 3 mục: chi phí trước thuế; thuế VAT và chi phí sau VAT ( nói chuẩn ra phải là chi phí chưa có VAT - VAT và chi phí đã có VAT; nếu không lại nhầm với cái trước thuế Thu nhập doanh nghiệp).
Muốn tính VAT của dự phòng phí anh làm thế nào?
==> cách giải quyết của em là tách 2 bảng như trên sau đó : DP1'- DP1= VAT1 của DP. (1)
còn DP2 cũng thế.
DP2 thì phân bổ theo các kì thực hiện chi phí nên muốn có giá trị VAT2 để tính theo công thức (1) thì phải lập 2 bảng phân bổ cả trước và sau VAT.
ví dụ:

CP chưa có vat

VAT

CPđã có VAT

DP1

VAT1

DP1'

DP2

VAT2

DP2'


Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến.
Chân thành!
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Em có ý kiến:
2. Dùng chi phí sau VAT đi vay: Ok
1 &3. Phải tách dự phòng ra vì bảng tổng hợp TMĐT của anh cần thiết có 3 mục: chi phí trước thuế; thuế VAT và chi phí sau VAT ( nói chuẩn ra phải là chi phí chưa có VAT - VAT và chi phí đã có VAT; nếu không lại nhầm với cái trước thuế Thu nhập doanh nghiệp).
Muốn tính VAT của dự phòng phí anh làm thế nào?
==> cách giải quyết của em là tách 2 bảng như trên sau đó : DP1'- DP1= VAT1 của DP. (1)
còn DP2 cũng thế.
DP2 thì phân bổ theo các kì thực hiện chi phí nên muốn có giá trị VAT2 để tính theo công thức (1) thì phải lập 2 bảng phân bổ cả trước và sau VAT.
ví dụ:

CP chưa có vat

VAT

CPđã có VAT

DP1

VAT1

DP1'

DP2

VAT2

DP2'




Lắng nghe và tiếp thu các ý kiến.
Chân thành!
Cũng vẫn không cần thiết vì khi lập TMĐT và tính hiệu quả thì không ai đi nhầm VAT với thuế thu nhập DN đâu.
Mặt khác, bản chất chi phí dự phòng là dự phòng cho các phát sinh, vì vậy bản chất của nó là không tạo ra GTGT hay nói cách khác là không có VAT cho dự phòng phí. Bạn nên tính chi phí dự phòng cho các chi phí sau thuế là xong thôi, đừng phức tạp hóa vấn đề.
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Không phải là nhầm hay không, ý em là cần viết đúng bản chất. ( Thầy Quang- nick dingdangquang; hồi hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp đã có vài lần làm em in lại vì chỗ trước- sau VAT hay chưa có- đã có VAT này.)
Nếu chỉ tính chi phí dự phóng sau thuế thì: chi phí dự phòng trước thuế = sau thuế luôn hả anh?
Cái này có ổn không nhỉ?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Không phải là nhầm hay không, ý em là cần viết đúng bản chất. ( Thầy Quang- nick dingdangquang; hồi hướng dẫn làm đồ án tốt nghiệp đã có vài lần làm em in lại vì chỗ trước- sau VAT hay chưa có- đã có VAT này.)
Nếu chỉ tính chi phí dự phóng sau thuế thì: chi phí dự phòng trước thuế = sau thuế luôn hả anh?
Cái này có ổn không nhỉ?
Hoàn toàn ổn, vì bạn có thể tham khảo Luật thuế GTGT
Điều 2. Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Điều 3. Đối tượng chịu thuế
Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này.
Điều này giải thích chi phí dự phòng bản chất là một khoản chi phí "ảo" là một khoản chi phí không thực chất sinh ra. nó có thể tham gia mọi khâu, nhưng cũng có thể không có nếu không phát sịnh trong quá trình quản lý chi phí và CĐT không dùng đến. Nó khác hẳn chi phí xây dựng, thiết bị, QLDA, TV, CPK là những chi phí thực tế, CĐT bắt buộc phải chi.
Điều này cũng giải thích tại sao chi phí QLDA không phải lài chi phí có VAT vì nó không tạo ra giá trị tăng thêm.
Nói chung, bạn bây giờ đã tốt nghiệp rồi thì cũng có điều kiện đề kiểm tra lại kiến thức và thực tế, tìm hiểu thêm bản chất vấn đề.
 
Last edited by a moderator:

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
Cuối cùng: cách tính chi phí DP cũng như phân bổ vốn để đi vay là dùng các chi phí đã có VAT để tính- và DP thì không có thuế VAT? hiểu thế đúng không anh naat?
Sao các thầy đều cho em làm có tính VAT khi tính DPP.
Em nghĩ, nếu phải dùng đến DPP thì rõ ràng các khoản đó phải có VAT. Còn nếu anh nói là "ảo" thì đã đưa vào TMDT thì phải có DPP - theo TT04; giả sử phải dùng đến nó ( cái này có rất nhiều khả năng) thì rõ ràng dù trượt giá hay tăng khối lượng: vẫn phải có VAT.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Cuối cùng: cách tính chi phí DP cũng như phân bổ vốn để đi vay là dùng các chi phí đã có VAT để tính- và DP thì không có thuế VAT? hiểu thế đúng không anh naat?
Sao các thầy đều cho em làm có tính VAT khi tính DPP.
Em nghĩ, nếu phải dùng đến DPP thì rõ ràng các khoản đó phải có VAT. Còn nếu anh nói là "ảo" thì đã đưa vào TMDT thì phải có DPP - theo TT04; giả sử phải dùng đến nó ( cái này có rất nhiều khả năng) thì rõ ràng dù trượt giá hay tăng khối lượng: vẫn phải có VAT.
Dự phòng phí cho các chi phí có VAT khác với lại VAT của Dự phòng phí. Đương nhiên khi chi phí dự phòng được đem ra sử dụng mà chi phí phát sinh đó có VAT thì tức là dự phòng phí sẽ được thanh toán cho cả khoản VAT. Nhưng các chi phí này khi phát sinh bản thân nó lại chính là mục chi phí trong các khoản chi phí còn lại chứ không phải mục dự phòng phí.
VD: phát sinh đầu tư hạng mục xây dựng thì lấy nguồn kinh phí dự phòng nhưng thực chất nó là chi phí xây dựng. Đấy chính là tính "ảo" của chi phí dự phòng.
Bản chất thì dự phòng phí là khoản tiền để dự trù để đó, bản thân nó không phải là hàng hóa hay dịch vụ gia tăng nên nó không có GTGT.
Ý của các thầy là phải dự phòng cho các chi phí có cả VAT là như vậy.
 
C

chuotdong

Guest
Tức là: DPP trước thuế = DPP sau thuế = % x Dự toán (hoặc Tổng mức đầu tư) sau thuế ?
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Tức là: DPP trước thuế = DPP sau thuế = % x Dự toán (hoặc Tổng mức đầu tư) sau thuế ?
Bạn cứ xác định theo đúng hướng dẫn của thông tư 04/2010/TT-BXD thôi.
- Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) trên tổng chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và chi phí khác. Các chi phí này đều là giá trị sau thuế cả - Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian thực hiện dự án (tính bằng năm), tiến độ phân bổ vốn hàng năm của dự án và chỉ số giá xây dựng.
Tiến độ phân bổ vốn cũng là vốn sau thuế được chi ra theo kế hoạch hàng năm
 

vothihue

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/6/11
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
e muốn hỏi về cách đưa chi phí lãi vay vào tổng mức đầu tư?
vì khi tính chi phí lãi vay thường thì mọi người hay có thói quen cộng tất cả lãi phát sinh các năm lại.nhưng như vậy là ko đúng vì các khoản tiền này phát sinh các năm khác nhau (dòng tiền các năm) như vậy thì ko thể cộng dồn về mặt giá trị được , vậy phải tính toán và đưa về PV ah? (chuyển giá trị tương lai về hiện tại - năm lập dự án)
 

vothihue

Thành viên có triển vọng
Tham gia
24/6/11
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
34
ví dụ năm 1 phát sinh lãi 100, năm 2 phát sinh lãi 200, năm 3 là 300.vậy lãi phải trả tính trong tổng mức đầu tư là 600 ah?
 

ks.duc

Thành viên rất năng động
Tham gia
10/10/09
Bài viết
106
Điểm thành tích
18
e muốn hỏi về cách đưa chi phí lãi vay vào tổng mức đầu tư?
vì khi tính chi phí lãi vay thường thì mọi người hay có thói quen cộng tất cả lãi phát sinh các năm lại.nhưng như vậy là ko đúng vì các khoản tiền này phát sinh các năm khác nhau (dòng tiền các năm) như vậy thì ko thể cộng dồn về mặt giá trị được , vậy phải tính toán và đưa về PV ah? (chuyển giá trị tương lai về hiện tại - năm lập dự án)
Khi TMĐT ta đã có phần dự phòng trượt giá, bản chất đó cũng là giá trị dòng tiền theo thời gian của dự án cần bổ sung rồi bạn àh. Nên cộng dồn là chính xác. Còn lãi vay như bạn tính là đúng rồi mà, ngân hàng người ta cũng tính thế chứ sao.
Khi phân tích NPV nếu cần thì bạn đưa dòng tiền về giá trị tại thời điểm chọn làm gốc 0. Bạn nên tham khảo các quan điểm phân tích NPV của thầy Trần Văn Tấn khoa KTXD - Đại học XD nhé. Mình nhớ là đã gửi lên rùi.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top