Chi phí quản lý dự án không đủ trả lương cán bộ.

vietphu77

Thành viên có triển vọng
Tham gia
10/1/09
Bài viết
6
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
3
Tuổi
47
Nhờ các pro chỉ giáo hộ cách xử lý vấn đề như sau:
Công trình vốn NSNN, đã phê duyệt xong tổng dự toán và thiết kế bản vẽ thi công. Sau khi lập và phê duyệt thì xảy ra thay đổi mức lương tối thiểu => chi phí lương cho cán bộ quản lý dự án không đủ. Vậy trong trường hợp này thì phải xin kinh phí bổ sung ở đâu? lấy từ nguồn dự phòng phí hay xin thêm kinh phí từ NSNN? Trường hợp gói thầu bị kéo dài => chi phí lương, CP QLDA bị phát sinh thì cũng xin thêm kinh phí ở đâu?
Nếu theo 957 thì CĐT có quyền sửa định mức CPQLDA bằng cách lập dự toán chi phí, nhưng việc này phải làm từ lúc lập dự toán, nhưng kể cả có lập dự toán thì vì thay đổi chính sách của nhà nước thì giá trị CPQLDA trong dự toán cũng không đủ để trả lương.
Các bác có cao kiến gì thì xử lý giúp
Thank các bác.
P/s: Thuê Tư vấn QLDA thì không được nhé, vì giá thì thấp, thời gian thì lâu, chẳng mà nào tham gia cả. :cool:
 
Nhờ các pro chỉ giáo hộ cách xử lý vấn đề như sau:
Công trình vốn NSNN, đã phê duyệt xong tổng dự toán và thiết kế bản vẽ thi công. Sau khi lập và phê duyệt thì xảy ra thay đổi mức lương tối thiểu => chi phí lương cho cán bộ quản lý dự án không đủ. Vậy trong trường hợp này thì phải xin kinh phí bổ sung ở đâu? lấy từ nguồn dự phòng phí hay xin thêm kinh phí từ NSNN? Trường hợp gói thầu bị kéo dài => chi phí lương, CP QLDA bị phát sinh thì cũng xin thêm kinh phí ở đâu?
Nếu theo 957 thì CĐT có quyền sửa định mức CPQLDA bằng cách lập dự toán chi phí, nhưng việc này phải làm từ lúc lập dự toán, nhưng kể cả có lập dự toán thì vì thay đổi chính sách của nhà nước thì giá trị CPQLDA trong dự toán cũng không đủ để trả lương.
Các bác có cao kiến gì thì xử lý giúp
Thank các bác.
P/s: Thuê Tư vấn QLDA thì không được nhé, vì giá thì thấp, thời gian thì lâu, chẳng mà nào tham gia cả. :cool:
Nghe ra vụ này mắc đây!
Thường nếu làm 1 dự án < 15 tỷ vốn NSNN, mà ban > 8 người thì chắc không đủ lương. Làm nhiều cái kéo lại còn được.
Theo mình làm tờ trình xin thêm kinh phí từ cấp trên thôi. Thông thường khi thay đổi lương tối thiểu phải lập lại dự toán trình mà?
 
Điều chỉnh chi phí QLDA

Khi thay đổi chế độ lương do thời gian thực hiện kéo dài vì những lý do khách quan chính đáng thì chi phí QLDA ban đầu lập dự toán đúng là có thể không đủ để trả lương cho cán bộ thực hiện. Khi đó anh/chị cứ điều chỉnh các chi phí liên quan đến dự án sao cho đúng. Nếu không làm vượt tổng mức đầu tư thì quá ngon lành, cứ thế mà làm thôi. Còn nếu vượt tổng mức đầu tư thì phải thực hiện bước 2 là điều chỉnh tổng mức đầu tư thôi. Khi đó người quyết định đầu tư sẽ quyết định về việc bổ sung và bổ sung vốn cho dự án của anh/ chi. Tuy nhiên, hiện nay ở một số địa phương có quy định về việc điều chỉnh dự án. Người ta luôn yêu cầu là không được làm vượt tổng mức đầu tư. Việc này đôi khi gây ra những khó khăn cho việc làm dự án. Vì những lý do chính đáng, khách quan do chế độ, giá cả vât tư. Để giải quyết việc này, từ giai đoạn lập dự toán người lập dự toán phải có những cái nhìn rất tổng quát và lâu dài về dự án đó để tính toán chi phí dự phòng sao cho chuẩn. Tuy nhiên, số người tính được chuẩn cái này có lẽ giống như hạt cát trên xa mạc vậy! Vì vậy, cứ đi đi rồi sẽ đến, nước nổi thì bèo nổi, rồi sẽ có cách hết!
 
Anh hotmen giải thích khó hiểu quá . Cứ đi rồi bán nhà mà trả nợ công trình ak :(
 
Theo mình nghĩ trong chi phí dự phòng khi lập tổng mức đầu tư đã lường trước đk những việc này rồi( trừ khi có biến động gì lớn). Chi phí dự phòng chẳng phải để dành cho những khoản này sao?
 
Nếu vượt tổng mức thì phải điều chỉnh lại thôi. Nếu không ai mà làm được hả các bác!
 
Nói về chi phí dự phòng e lại thấy có vấn đề chỗ này rồi đây. 1 Công trình thực hiện trong 10 năm, do người quyết định đầu tư không bố trí được vốn đầy đủ. Hàng năm cơ chế chính sách thay đổi, chưa nói khối lượng phát sinh, chỉ điều chỉnh lương và năng lương, nhiên liệu đã làm vượt quá xa tổng mức đầu tư được duyệt. Vậy, không điều chỉnh tổng mức thì lấy gì mà làm, nhà thầu làm sao nổi. Không nói là 1 lần điều chỉnh, mà công trình kéo dài ( do lỗi người quyết định đầu tư không bố trí đươc vốn) thì phải điều chỉnh nhiều hơn 1 lần mới làm xong ấy chứ. Các bác có thấy không cho điều chỉnh tổng mức trong trường hợp này là quá vô lý không? haaa. Thế mà e dính một phát mới đau chứ !
 
Đối với BQL dự án thực hiện quản lý dự án nguồn vốn cấp từ NSNN thì việc quyết toán chi phí quản lý dự án gặp không ít khó khăn. bởi vì không phải quản lý 1 hoặc 2 dự án, mà các dự án cứ gối đầu nhau đi nhưng chi phí quản lý thì thấp bởi vì tổng mức các công trình nhỏ 1 tỷ , hai tỷ, thậm chí có công trình chỉ vài trăm triệu. trong khi đó có công trình kéo dài tiến độ do nhiều yếu tố. nếu lấy chi phí từng công trình để chi trả thì cán bộ ban QL cháo cũng không có mà ăn :((. May ra bộ tài chính có giải thích cho như điều này Theo quy định tại điều 9 Thông tư số 10/2011/TT-BTC ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính quy định về quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án của các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách nhà nước; hàng năm, chủ đầu tư, Ban QLDA lập báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án và lấy xác nhận của cơ quan thanh toán, không phải thẩm định và phê duyệt quyết toán. Đối với khoản chênh lệch nguồn thu lớn hơn chi, hoặc các khoản chi trong dự toán được duyệt nhưng chưa chi hết, được chuyển sang thực hiện chi ở các năm sau (không phải phân bổ cho từng dự án). Khi dự án hoàn thành, bàn giao đưa và sử dụng; chi phí quản lý dự án được quyết toán cùng với quyết toán dự án hoàn thành; Giá trị quyết toán chi phí quản lý dự án của từng dự án được xác định căn cứ bảng tính nguồn kinh phí quản lý dự án theo mẫu số 01(i)/DT-QLDA, định mức trích chi phí quản lý dự án theo văn bản công bố của cơ quan có thẩm quyền và nằm trong giới hạn tổng mức đầu tư đã được duyệt và dự toán chi phí quản lý dự án được duyệt
 
Back
Top