Câu 1: Khi xác định khối lượng xây dựng công trình, các kích thước đo bóc được ghi theo thứ tự ntn??? Quy định ở đâu, ghi như vậy để làm gì??
Câu 2: Đôi khi ko thể đo bóc các bộ phận được chính xác mặc dù đã biết đó là bộ phận j thi ng thực hiện có thể giải quyết thế nào???
các bác giúp em với, cảm ơn các bác nhiều.
Tôi cá là bạn đang đi học và thầy bạn cho câu hỏi ôn tập, bạn lười nghiên cứu hoặc mải chơi giờ lụt nên đưa lên đây hỏi cho nhanh
. Nhưng tôi sẽ giúp bạn trả lời, tiện thể giúp những người khác quan tâm luôn.
Câu 1:
- Khi xác định khối lượng công trình xây dựng, nếu có thể được thì ghi kích thước đo bóc theo thứ tự
Số lượng x Dài x Rộng x Cao (hoặc Sâu) = SL x D x R x C(S). Trường hợp tính diện tích thì chỉ cần SL x D x R hoặc SL x D x C (S) tức là chỉ cần 2 kích thước.
Trường hợp không thể ghi theo trình tự trên do khối hình cần tính có kích thước phức tạp (VD: Khối hình chóp cụt như là chóp móng, đào hố taluy, kích thước bản thang, diện tích ván khuôn cột tròn...) thì ghi luôn công thức vào ô kết quả (phần mềm Dự toán GXD thì nhập luôn vào ô kết quả) và có diễn giải cụ thể cho dễ hiểu, dễ kiểm tra, kiểm soát.
- Quy định ở đâu: Hiện tại có Quyết định số
788/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng đề cập vấn đề này (mặc dù không hẳn là quy định bắt buộc, nhưng cả nước cứ thế trông theo nên coi là quy định chung).
- Ghi như vậy để: Tiện theo dõi, kiểm tra, chỉnh sửa sau này và nếu ai cũng làm theo chuẩn này thì nhìn vào bảng khối lượng, bảng dự toán là hiểu ngay. Do thiết kế công trình rất hay phải thay đổi, chỉnh sửa do đó người làm khối lượng, dự toán cũng phải chỉnh sửa theo, ghi theo trình tự, sau sửa theo trình tự sẽ đơn giản hơn. Thời gian làm lại kéo dài, cùng lúc có thể lại tham gia nhiều công trình, dự án - do đó không thể nhớ hết được. Nếu ghi theo trình tự trên, sau xem lại dễ nắm bắt lại được, không bị rối...
Câu 2: Bạn có thể tạm xác định và ghi chú là "khối lượng tạm tính". Khối lượng tạm tính này sẽ được đo bóc tính toán lại khi quyết toán hoặc thực hiện theo quy định cụ thể tại hợp đồng xây dựng. Tạm tính hay ước lượng, ước tính - để làm được điều này bạn phải có năng lực, kinh nghiệm hoặc có số liệu tích lũy từ các công trình tương tự ở quá khứ... (người làm nhiều, có hiểu biết rồi mới có thể tạm xác định nhưng gần chính xác được). Không tự bịa một con số lung tung. Vậy người mới làm phải đi tìm hỏi những người biết để người ta giúp (có thể là người cùng cơ quan, nhà thầu, tư vấn, chủ đầu tư...).
Hy vọng bạn hài lòng với câu trả lời
.