Cho em hỏi cách tính H hạ lưu

  • Khởi xướng Khởi xướng AnhNhaWe
  • Ngày gửi Ngày gửi
A

AnhNhaWe

Guest
* Xin chào mọi người.
Mong mọi người giúp đỡ em.
+ Như ở trường đã học. Sau khi chúng ta thiết kế đập tràn hoặc đập dâng, nhằm nâng cao mựuc nước sau đập. Mực nước ha lưu, Hhạ.
+ Ở trường học H hạ lưu chúng ta biết được.
+Nhưng ỏ ngoài thực tế thì khác.
+ em là kĩ sư ra trường mới bước vào nghề. Thiết kế đập dâng, nhằm nâng cao mực nước sau hạ lưu.
+ Như vậy câu hỏi của em là: Sau khi minh xây đập dâng làm sao biết được >> sau đập dâng mực nước hạ lưu là bao nhiêu. ??????? Em không biết lấy ở đâu.
(chỉ là xây đập dâng, chưa nói đến đào bể hay xây tường tiêu năng)

Mong các anh chị giúp đỡ em trong câu hoi này.
 
Đã một ngày trôi qua, Chưa nhận được đáp án cần biết về Hhạ.
Theo em biết: sẽ có một mối quan hệ giữa Q(lưu lượng, I(độ dốc lòng sông), Hhạ ....
Em cần sự trợ giúp của bậc tiền bối đi trước. huuuuu:(( Help me
 
Tr­ước hết, tôi nghĩ bạn chưa hiểu hết vấn đề, trong câu hỏi của bạn thể hiện rõ bạn chưa hiểu sâu về vấn đề này. Tôi k hiểu làm đập dâng nhằm nâng cao mực nước hạ lưu nghĩa là thế nào.
Còn câu hỏi của bạn thì thế này: Khi thiết kế đập tràn, đập dâng, chúng ta phải khảo sát nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, trong đó sẽ phải xác định được quan hệ Q~Hhạ, nghĩa là xác định nhiều cấp lưu lượng ứng mực nước hạ lưu. Xác định quan hệ này bằng cách lập một mặt cắt ngang dòng sông cách vị trí tuyến đập có thể 200-300m,... sau đó tính toán với mỗi cấp mực nước thì với mặt cắt đó chuyển tải được bao nhiêu lưu lượng.
Sau khi thiết kế đập dâng, sẽ xác định được lưu lượng xả qua đập (xả lũ, xả dòng chảy môi trường, ...) lúc đó ta có thể xác định được mn hạ lưu dựa vào đường quan hệ đã có ở trên.
 
+ Khi thiết kế đập tràn, đập dâng, chúng ta phải khảo sát nhiều điều kiện, nhiều yếu tố, trong đó sẽ phải xác định được quan hệ Q~Hhạ,
+ Nghĩa là xác định nhiều cấp lưu lượng ứng mực nước hạ lưu.
+ Xác định quan hệ này bằng cách lập một mặt cắt ngang dòng sông cách vị trí tuyến đập có thể 200-300m,... sau đó tính toán với mỗi cấp mực nước thì với mặt cắt đó chuyển tải được bao nhiêu lưu lượng.
+ Sau khi thiết kế đập dâng, sẽ xác định được lưu lượng xả qua đập (xả lũ, xả dòng chảy môi trường, ...) lúc đó ta có thể xác định được mn hạ lưu dựa vào đường quan hệ đã có ở trên.

Em cảm ơn anh!.
+ Như vậy Chúng ta xác định mối quan hệ (H ~Q), trước khi xây dựng công trình. (quan hệ hày được lấy ở các trạm thủy văn gần lưu vực tính toán)
+ Sau đó: chúng ta xây dựng công trình, >> Xác định lưu lượng xả qua đập Qi
+ Ứng với lưu lượng Qi này tra quan hệ (H ~Q) ở trên >> chúng ta được H.
>> Và H này chính là H hạ ?.
:"> Cảm ơn mọi người đã đọc bài và góp ý cho em!
 
Không ai muốn nâng cao mực nước hạ lưu làm gì cả. Làm đập dâng để tưới tiêu thì mục đích là dâng nước thượng lưu để dẫn vào kênh mương, làm thủy điện thì mực nước hạ lưu càng thấp thì chênh cột nước càng lớn. Tuy nhiên quan hệ Q~Hha phụ thuộc vào điều kiện địa hình, và độ nhám lòng dẫn. Bạn anhnhawue cần nghiên cứu kỹ hơn vấn đề này. Nếu bạn cần tính quan hệ Q~Hha thì đây là một bài toán khá phức tạp nếu không có trạm quan trắc thủy văn ở gần vị trí đó. Khó khăn nhất là xác định chính xác độ nhám của lòng dẫn ứng với từng cấp lưu lượng, thường xác định theo kinh nghiệm...
 
* Xin chào mọi người.
Mong mọi người giúp đỡ em.
+ Như ở trường đã học. Sau khi chúng ta thiết kế đập tràn hoặc đập dâng, nhằm nâng cao mựuc nước sau đập. Mực nước ha lưu, Hhạ.
+ Ở trường học H hạ lưu chúng ta biết được.
+Nhưng ỏ ngoài thực tế thì khác.
+ em là kĩ sư ra trường mới bước vào nghề. Thiết kế đập dâng, nhằm nâng cao mực nước sau hạ lưu.
+ Như vậy câu hỏi của em là: Sau khi minh xây đập dâng làm sao biết được >> sau đập dâng mực nước hạ lưu là bao nhiêu. ??????? Em không biết lấy ở đâu.
(chỉ là xây đập dâng, chưa nói đến đào bể hay xây tường tiêu năng)

Mong các anh chị giúp đỡ em trong câu hoi này.

Lâu quá mới thấy câu hỏi này
- Mình chưa hiểu bạn đang hỏi về cái gì? Xây đập dâng để nâng cao mực nước Thượng lưu chứ sao lại là nâng cao mực nước hạ lưu :D. Chắc bạn đang hỏi về cao trình mực nước dâng trong hồ. Để hiểu rõ vấn đề này bạn nên đọc Giáo trình thủy văn phần xác định quan hệ địa hình lòng hồ ( Z – F – V ) trong đó Z là cao trình mực nước (m ). F là diện tích ( ha ) và V là thể tích (10^3m3 ).
- 1 phần nữa nên tìm hiểu kỹ là thấm: Thấm có ý nghĩa rất lớn trong việc khai thác và xây dựng những công trình thủy lợi nói chung và nói riêng. Đối với đập đất thấm lại có ý nghĩa đặc biệt. là công trình dâng nước, đập đất chịu tác dụng của cột nuớc và hình thành dòng thấm đi qua thân đập và nền từ thượng lưu xuống hạ lưu, thấm này nhiều lúc gây nên tổn thất lớn về lưu lượng và tính bền vững của công trình. Việc tính toán thấm nhằm xác định :
+ Lưu lượng thấm qua thân đập để đánh giá tổn thất nước trong hồ. Từ đó có những hình thức chống thấm qua đập.
+ Vị trí đường bão hòa , từ đó tìm ra áp lực thấm dùng trong tính toán ổn định mái đập .
+ Gradien thấm của dòng chảy trong thân đập, nhất là dòng thấm thoát ra hạ lưu để kiểm tra hiện tượng xói ngầm, chảy đất và kích thước cấu tạo của tầng lọc ngược. Cái vụ tính thấm này tiến hành với mặt cắt lòng sông và sườn đồi, ứng với thượng lưu là MNDBT, hạ lưu không có nước và thượng lưu là MNDGC, hạ lưu có nước

- Còn giá trị Hh mình nghĩ bạn đang nói đến tính toán tiêu năng tràn xả lũ. Hh ở đây có thể hiểu là Chiều sâu dòng chảy đều trong kênh dẫn hạ và lưu và được tính bằng phương pháp đối chiếu lợi nhất về mặt thủy lực của Agơrôskin

Bạn haibangqt chắc đang nói đến tính toán lưu lượng tiêu năng. Cái này có thể tóm gọn bằng quy trình tính toán sau :
+ Giả thuyết các cấp lưu lượng. Ứng với mỗi cấp lưu lượng ta tính được các chiều sâu hh, hk, và hcd. Từ đó ta áp dụng hàm F(tc) để tìm được Tc và Tc''. Tiếp theo tính hc và h''c = Eo x Tc. Nếu h''c > hc phải làm bể tiêu năng để đưa nước nhảy vào trong bể.
+ Tính giá trị h''c - hh. Ứng với cấp lưu lượng nào cho giá trị h''c - hh Max sẽ được chọn làm lưu lượng tính toán tiêu năng. Tiếp theo tính toán bể tiêu năng...
Mời các bạn tiếp tục
 
mình thấy làm đập dâng để nâng mực nước hạ lưu chứ bao giờ làm đập dâng để nâng mực nước hạ lưu baoh

bạn hãy có câu hỏi đúng đắn thì mình mới có câu trả lời thoả đangs cho bạn được ll vói mình qua gmail: ttk30a@gmail.com. chúc bạn thành công!
 
* Xin chào mọi người.
Mong mọi người giúp đỡ em.
+ Như ở trường đã học. Sau khi chúng ta thiết kế đập tràn hoặc đập dâng, nhằm nâng cao mựuc nước sau đập. Mực nước ha lưu, Hhạ.
+ Ở trường học H hạ lưu chúng ta biết được.
+Nhưng ỏ ngoài thực tế thì khác.
+ em là kĩ sư ra trường mới bước vào nghề. Thiết kế đập dâng, nhằm nâng cao mực nước sau hạ lưu.
+ Như vậy câu hỏi của em là: Sau khi minh xây đập dâng làm sao biết được >> sau đập dâng mực nước hạ lưu là bao nhiêu. ??????? Em không biết lấy ở đâu.
(chỉ là xây đập dâng, chưa nói đến đào bể hay xây tường tiêu năng)

Mong các anh chị giúp đỡ em trong câu hoi này.

Nói vắn tắt ý tưởng của bạn như thế này!
Khi xây dựng đập dâng mục đích của bạn muốn tìm quan hệ Q~Hh để:
- Xác định chế độ chảy qua đập ( ngập hoặc không ngập)
- Tính toán xác định khả năng tháo qua đập.
- Tính toán tiêu năng phòng xói hạ lưu đập.
Vấn đề này giải quyết đơn giản thôi thực ra không cần gì đến mặt cắt hay quan hệ của trạm thủy văn( nếu có thì rất tốt) mà thực ra là do chính bạn trong quá trình khảo sát bạn hãy làm việc này đó là:
+ Đo bề rộng lòng dẫn.
+ Đo độ dốc lòng dẫn.
+ Tính toán dòng chảy đến vị trí xây dựng xác định lưu lượng cần tháo qua công trình.
- Sử dụng bài toán thủy lực trong lòng dẫn hở ( tùy theo loại mặt cắt ngang của kênh hạ lưu ) để áp dụng bài toán có lòng dẫn phức tạp hay chỉ là mặt cắt đơn giản.
- Tính quan hệ Q~Hh theo bài toán kênh bình thường ứng với từng cấp lưu lượng VD: 1/2Qtk, 3/4Qtk,Qtk từ 3 giá trị đó tìm ra đường mặt nước của kênh hạ lưu Hh.
- Tính quan hệ Ftc ~ hc" tìm ra giá trị nào có hc" -Hh là giá trị max thì dùng Hh đó làm giá trị để tính.
Bạn có hiểu ý đó không?
Chúc bạn thành công.
PS Bạn xem file kèm theo và link này http://voer.edu.vn/content/m11213/latest/
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Mình đang đực giao nhiệm vụ QLDA xây dựng hồ tích nước trên đảo, ai có tài liệu liên quan cho mình xin với, cam ơn nhiều.
 
Chắc đến lúc này bạn đã tính được Hh rồi nhỉ? nhưng theo mình hiểu bạn tính Hh để tính toán tiêu năng sau đập. Thông thường quan hệ Q~Hh được bên tính toán thủy văn cung cấp cho người thiết kế. Nếu không có mình vẫn có thể tính được dựa trên tài liệu khảo sát. Phương pháp tính bạn xem trong Sổ tay kỹ thuật Thủy lợi (hình như là tập 2 ) trong đó liên quan đến một số yếu tố như sau: Độ dốc mặt nước của suối, độ nhám lòng suối, mặt cắt ngang Suối ... Ứng với mỗi cấp lưu lượng bạn sẽ tính được Hh. mình đã một lần tính nhưng lâu rồi không dùng đến nên không nhớ rõ nằm ở đâu trong sổ tay KTTL. Chúc các bạn thành công
 
Nói vắn tắt ý tưởng của bạn như thế này!
Khi xây dựng đập dâng mục đích của bạn muốn tìm quan hệ Q~Hh để:
- Xác định chế độ chảy qua đập ( ngập hoặc không ngập)
- Tính toán xác định khả năng tháo qua đập.
- Tính toán tiêu năng phòng xói hạ lưu đập.
Vấn đề này giải quyết đơn giản thôi thực ra không cần gì đến mặt cắt hay quan hệ của trạm thủy văn( nếu có thì rất tốt) mà thực ra là do chính bạn trong quá trình khảo sát bạn hãy làm việc này đó là:
+ Đo bề rộng lòng dẫn.
+ Đo độ dốc lòng dẫn.
+ Tính toán dòng chảy đến vị trí xây dựng xác định lưu lượng cần tháo qua công trình.
- Sử dụng bài toán thủy lực trong lòng dẫn hở ( tùy theo loại mặt cắt ngang của kênh hạ lưu ) để áp dụng bài toán có lòng dẫn phức tạp hay chỉ là mặt cắt đơn giản.
- Tính quan hệ Q~Hh theo bài toán kênh bình thường ứng với từng cấp lưu lượng VD: 1/2Qtk, 3/4Qtk,Qtk từ 3 giá trị đó tìm ra đường mặt nước của kênh hạ lưu Hh.
- Tính quan hệ Ftc ~ hc" tìm ra giá trị nào có hc" -Hh là giá trị max thì dùng Hh đó làm giá trị để tính.
Bạn có hiểu ý đó không?
Chúc bạn thành công.
PS Bạn xem file kèm theo và link này http://voer.edu.vn/content/m11213/latest/
ông này có học thủy lợi ra hay không mà thấy loằn ngoằn quá vậy.theo tôi ông hỏi câu này nên xem lại đồ án thiết kế đập đất ngày xưa làm đấy.các bước tính toán có hết trong đấy rồi.toan các giáo sư pro của trường mình viết ra đấy.:))
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top