Cho em hỏi sự khác nhau giữa lương tối thiểu chung và lương tối thiểu vùng

  • Khởi xướng Khởi xướng xtazy0
  • Ngày gửi Ngày gửi

xtazy0

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
5/12/07
Bài viết
22
Điểm tích cực
2
Điểm thành tích
3
Em vừa đọc 2 Nghị định mới nhất hướng dẫn về 2 loại lương tối thiểu này: 28/2010/ND-CP hướng dẫn về LTT chung và 108/2008/ND-CP hướng dẫn về LTT vùng. Đọc về đối tượng và phạm vi áp dụng của 2 ND em thấy có điểm khá giống nhau:
1) Công ty TNHH (trong ND 28 thì là "Công ty TNHH Nhà nước 1 thành viên do NN sở hữu 100% vốn điều lệ được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp"; còn trong ND 108 thì là"Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp")
2) "Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)" theo ND 108 và "Công ty được thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật DN Nhà nước". Ở đây nếu bỏ đi khối DN có vốn đầu tư nước ngoài theo ND 28 thì rõ ràng đối tượng quy định của 2 ND này là giống hệt nhau

Như vậy, đối với 2 đối tượng em vừa nêu ở 2 ND, nó khá giống nhau nhưng LTT lại quy định khác nhau. Bác nào có thể giải thích cho em rõ ràng về sự khác nhau này và cách áp dụng các loại ND này được không ạ?
Em xin cảm ơn!
 
Theo mình, mức lương tối thiểu chung là quy định áp dụng chung nhưng khi thực hiện thì lại tùy theo các vùng khác nhau mà mức tối thiểu sẽ thay đổi so với mức lương tối thiểu chung này (vì thế nên gọi là lương tối thiểu vùng). Mời các bạn đóng góp ý kiến tiếp ;))
 
Last edited by a moderator:
E trích trả lời của Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng Phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công Sở LĐ-TB-XH TPHCM các bác tham khảo nhé
Thứ Tư, 29/06/2011 22:30
* Phân biệt lương tối thiểu chung với lương tối thiểu vùng
Bà Nguyễn Thị Dân lưu ý như vậy để tránh sự hiểu lầm dẫn đến tranh chấp
* Phóng viên: Vào ngày 1-1-2011, theo quy định tại Nghị định 107/CP và 108/CP, các doanh nghiệp (DN) thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu (LTT) vùng. Đến ngày 1-5 vừa qua, theo quy định tại Nghị định 22/CP, việc điều chỉnh LTT chung được thực hiện. Điều này gây hiểu lầm trong một bộ phận công nhân rằng DN phải tiếp tục nâng LTT vào thời điểm ngày 1-5, dẫn đến nhiều tranh chấp...


- Bà Nguyễn Thị Dân: Trước tiên, cần phải khẳng định LTT vùng và LTT chung là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Điều đó dẫn đến đối tượng điều chỉnh của chính sách cũng không giống nhau.
* Bà có thể nói rõ hơn?
- Nhà nước quy định mức LTT vùng để trả công cho lao động Việt Nam làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường tại các DN, cơ quan, tổ chức, cá nhân (gọi chung là DN). LTT vùng thường được điều chỉnh tại mốc thời gian ngày 1-1 hằng năm để thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. Còn LTT chung mà chúng ta thấy vừa được điều chỉnh vào ngày 1-5 là LTT áp dụng cho khu vực hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
* Cụ thể là những đối tượng nào? Mức LTT là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 22/CP, từ ngày 1-5-2011, mức LTT chung 830.000 đồng/tháng được áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức; các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang và người lao động làm việc ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức như: Cơ quan Nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; đơn vị sự nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Mức LTT chung được dùng làm cơ sở tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định đối với các đối tượng nêu trên; tính trợ cấp đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Nghị định 91/CP và tính các khoản trích cùng các chế độ được hưởng tính theo LTT chung (như trợ cấp thai sản một lần, trợ cấp tai nạn lao động, hưu trí, tử tuất...).
* Hiện có nhiều ý kiến thắc mắc về việc điều chỉnh “vùng” LTT từ ngày 1-7 theo quy định tại Nghị định 107/CP và 108/CP. Đối tượng nào phải điều chỉnh? Điều chỉnh như thế nào?
- Như tôi đã nói trước đây, từ ngày 1-1-2011, tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có sử dụng lao động (gọi chung là DN) đều phải thực hiện việc điều chỉnh LTT theo quy định tại Nghị định 107/CP (dành cho DN có vốn đầu tư nước ngoài) và Nghị định 108/CP (DN trong nước). Riêng những địa bàn được điều chỉnh từ vùng có mức LTT thấp lên mức LTT cao, ngoài việc điều chỉnh “mức” LTT từ ngày 1-1-2011, các DN còn phải tiếp tục điều chỉnh “vùng” LTT theo quy định mới từ ngày 1-7-2011 (chủ yếu là DN nằm trên địa bàn TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu).
* Cụ thể ở TPHCM là những địa phương nào, thưa bà?
- TPHCM có 4 huyện được điều chỉnh từ vùng II lên vùng I là Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè (huyện Cần Giờ vẫn giữ nguyên vùng II như cũ). Bốn huyện này từ ngày 1-1-2011 phải điều chỉnh LTT nhưng mức tăng lương áp dụng theo vùng II (1.350.000 đồng đối với DN có vốn nước ngoài và 1.200.000 đồng đối với DN có vốn trong nước); sau đó, đến ngày 1-7-2011, phải điều chỉnh LTT từ vùng II sang vùng I (1.550.000 đồng đối với DN có vốn nước ngoài và 1.350.000 đồng đối với DN có vốn trong nước).
Lương tối thiểu hiện hành của các khu vực
LTT khu vực có vốn đầu tư nước ngoài:
- Vùng I: 1.550.000 đồng.
- Vùng II: 1.350.000 đồng.
- Vùng III: 1.170.000 đồng.
- Vùng IV: 1.100.000 đồng.
LTT khu vực có vốn đầu tư trong nước:
- Vùng I: 1.350.000 đồng.
- Vùng II: 1.200.000 đồng.
- Vùng III: 1.050.000 đồng.
- Vùng IV: 830.000 đồng.
LLT chung: 830.000 đồng.
Trường Hoàng thực hiện
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top