Cho hỏi vấn đề kiểm toán cắt khối lượng của mình như này có vô lý không và cách bảo vệ KL

hoang611

Thành viên mới
Tham gia
9/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Có vô lý hay không thì phải xem bạn đã chào giá chi tiết thế nào và được chủ đầu tư đồng ý thế nào.
Có 1 số nhà thầu chào giá trọn gói tính theo m2 như vậy, các vật tư, công tác phụ như ray trượt, lô cuốn,... đã được tính trong đơn giá. Do vậy không tính thêm các phần này.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn

Nếu chỉ tính cho m2 thông thủy thì thật vô lý nhỉ? Vì nếu không tính thêm cho phần ray trượt thì lấy cái gì mà phần cửa cuốn đó trượt và cuốn được? Bạn bảo mấy ông đó nếu trừ thì trượt và cuốn bằng niềm tin àh?
 

phuongnam164

Thành viên rất năng động
Tham gia
13/10/09
Bài viết
114
Điểm thành tích
18
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn

Bạn xem lại hợp đồng, HSDT bạn tính như thế nào. Bạn có tính 2 cái đó riêng ko. Còn trong HSDT bạn ko tính vào đâu mà nó cắt như jay là vô lý.
 

thongktnl

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
30/6/08
Bài viết
344
Điểm thành tích
43
Cái này bạn phải xem lại HSMT của CĐT và HSDT của bên bạn và chào giá, hợp đồng của bên bạn như thế nào. Thường thì các ông CĐT mời thầu chỉ quan tâm đến diện tích thông thủy khuôn cửa, vì vậy các nhà cấp hàng thường dựa trên thiết kế và tính trọn gói, báo giá cho diện tích thông thủy đó (đã bao gồm cả ray trượt và lên lô cuốn). Tốt nhất là bạn lục lại hồ sơ, nếu đúng là CĐT mời như vậy và bên bạn không tính đủ thêm ray trượt và lên lô cuốn vào bản chào giá thì vụ này là khó đòi
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn
Mình có 1 ví dụ tương tự như bạn, bên mình lúc xưa có làm thầu phụ cho 1 công trình, về lắp đặt "vách ngăn vệ sinh", trong HĐ có ghi là KL thanh toán là tính luôn cả chân, vì giá chúng tôi chào là thấp , chưa tính chân. Trong quá trình thanh toán giữa A-B ( Mình là B') , A thay toán cho B là thanh toán thực tế, không tính chân của vách ngăn vệ sinh...Tuy nhiên do trong HĐ có ghi cụ thể, do vậy B- B" ( Bên mình) tính có chân.
Do vậy mình khuyên bạn nên coi lại HĐ, đơn giá , nếu bên bạn không đề cập đến cách thanh toán và đơn giá chưa đưa vào thì hãy tính tiếp, thân !
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Nếu chỉ tính cho m2 thông thủy thì thật vô lý nhỉ? Vì nếu không tính thêm cho phần ray trượt thì lấy cái gì mà phần cửa cuốn đó trượt và cuốn được? Bạn bảo mấy ông đó nếu trừ thì trượt và cuốn bằng niềm tin àh?
Hi CE114-04.
- Để có câu trả lời chính xác thì phải căn cứ vào HỢp đồng 2 bên đã ký kết để xác định Đơn giá là tính cho m2 thông thủy cửa hay là m2 rèm. Nếu hợp đồng không nói rõ thì có thể tham chiếu tới Hố sơ mời thầu/mời chào giá và Hồ sơ dự thầu/chào giá ...
- Thông thường mình thấy các nhà thầu sẽ chào theo một trong 2 cách sau:
+ Chào theo m2 thông thủy cửa. Khi đó trong đơn giá đã phải tính tới mức hao phí rèm lớn hơn thông thường (VD để che được 1m2 thông thủy cần 1,5m2 rèm), hao phí về giá đỡ rèm và các vật tư khác.
+ Chào giá theo m2 rèm (không bao gồm cả diện tích do giá đỡ, thanh trượt). Khi đó trong đơn giá phải tính tới các hao phí về giá đỡ rèm, thanh trượt ....
 

huyphan

Thành viên rất năng động
Tham gia
24/6/08
Bài viết
107
Điểm thành tích
28
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn

Tôi có mấy lời cùng bạn
Tính gộp: Dự toán đa số lấy m2 tính toán cửa để tính giá. Khi lập giá dự thầu bạn nên tính theo một cửa cuốn nào đó điển hình trong đó bao gồm: cửa cuốn + phụ kiện + ray + trục cuốn +...+.... Sau đó bạn chia lại m2 thông thủy để có giá thành 1m2. Sau đó áp giá đó lại các cửa cuốn tương tự.
Tính tách riêng: Bạn tính phần cửa cuốn + phụ kiện, thêm mục TT(tạm tính) các phần còn thiếu trong bộ cửa cuốn đó như bạn đã nêu.

Với những lập luận tính toán cho chặc chẽ, khoa học thì đố thằng Kiểm toán nào cắt của bạn. Có thể do bạn làm dự thầu không chặc chẽ nên bọn nó có ý kiến ý cò thôi.
Ở đây cũng phải nói lỗi của nhiều thằng khác: Như thẩm tra dự toán, Thẩm định, phê duyệt, và cả bên làm Dự thầu ban đầu nữa...
 

hoang611

Thành viên mới
Tham gia
9/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Cảm ơn các bạn đã giúp đỡ nhưng mình vẫn chưa biết bảo vệ ra sao trong đơn giá thầu lại vận dụng mã AI.63111 để sau này có thể bù giá NC và máy thi công lên nếu mà đưa cái này ra cũng không ổn lắm
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Có vô lý hay không thì phải xem bạn đã chào giá chi tiết thế nào và được chủ đầu tư đồng ý thế nào.
Có 1 số nhà thầu chào giá trọn gói tính theo m2 như vậy, các vật tư, công tác phụ như ray trượt, lô cuốn,... đã được tính trong đơn giá. Do vậy không tính thêm các phần này.
Người ta hỏi là: kiểm toán cắt đi cả diện tích (m2) do ray trượt và lô cuốn chiếm chỗ có đúng hay không mà anh.
Nếu chỉ tính cho m2 thông thủy thì thật vô lý nhỉ? Vì nếu không tính thêm cho phần ray trượt thì lấy cái gì mà phần cửa cuốn đó trượt và cuốn được? Bạn bảo mấy ông đó nếu trừ thì trượt và cuốn bằng niềm tin àh?
Đúng một nửa!
Bạn xem lại hợp đồng, HSDT bạn tính như thế nào. Bạn có tính 2 cái đó riêng ko. Còn trong HSDT bạn ko tính vào đâu mà nó cắt như jay là vô lý.
Cái này bạn phải xem lại HSMT của CĐT và HSDT của bên bạn và chào giá, hợp đồng của bên bạn như thế nào.
Hi CE114-04.
- Để có câu trả lời chính xác thì phải căn cứ vào HỢp đồng 2 bên đã ký kết để xác định Đơn giá là tính cho m2 thông thủy cửa hay là m2 rèm. Nếu hợp đồng không nói rõ thì có thể tham chiếu tới Hố sơ mời thầu/mời chào giá và Hồ sơ dự thầu/chào giá ...
Sao các anh cứ nhắc đi nhắc lại hợp đồng thế nhỉ? Tôi bảo đảm 100% là hợp đồng không quy định cái này, họ không thể quy định chi tiết thế được.

Trở lại vấn đề, vậy diện tích cửa cuốn được tính thế nào?

Khi chưa làm cái cửa cuốn đó, các anh thấy đó là một cái lỗ to tướng đã xây, thường là hình chữ nhật đứng mà người đời gọi là cái cửa, gồm 3 mặt có mép trát (trên + hai cạnh bên) và mặt nền. Bây giờ, mục đích là làm cái cửa cuốn để che cái lỗ to tướng đó lại. Đơn giá tính theo m2. Vậy diện tích cửa cuốn là diện tích của cái lỗ to tướng ấy. Cứ theo thiết kế mà tính ra.

Với dự toán cửa cuốn thông thường, khung ray trượt được tính vào diện tích cửa cuốn, không lập dự toán riêng. Chốt cửa, bộ lưu điện (UPS), mô tơ điện được tính dự toán riêng. Trừ trường hợp mấy anh thiết kế vẽ việc ra làm, tính loằng ngoằng gì nữa thì tôi chịu.

Cho nên trường hợp của anh gì đó hỏi, diện tích chiếm chỗ của khung ray trượt được tính, còn diện tích của lô cuốn ở phía trên thì không được tính. Đơn giản là thế thôi, bàn ra bàn vào, cãi nhau làm gì cho mệt xác.
 

dodungktxd

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
22/6/10
Bài viết
243
Điểm thành tích
28
Hi bác Quiet, đây là thảo luận nên em nghĩ mọi người cứ tham gia.
Người ta hỏi là: kiểm toán cắt đi cả diện tích (m2) do ray trượt và lô cuốn chiếm chỗ có đúng hay không mà anh.
Đúng một nửa!
Sao các anh cứ nhắc đi nhắc lại hợp đồng thế nhỉ? Tôi bảo đảm 100% là hợp đồng không quy định cái này, họ không thể quy định chi tiết thế được.
Riêng phần hoàn thiện, đặc biệt là phần kiến trúc thương được chia nhỏ thành nhiều gói thầu. Không biết bên bác thế nào chứ qua thực tế em gặp, các nhà thầu chào giá khá chi tiết. Đến khi thương thảo để ký kết hợp đồng thì lại càng chú trọng. Mọi vấn đề tranh chấp đều phải tuân thủ theo hợp đồng đã ký kết. Bác đảm bảo 100% hợp đồng không quy định là em thấy không phù hợp.
Ví dụ bên em dự án tư nhân. Trên thiết kế chỉ ra tại vị trí cửa đó có rèm che, chứ không thiết kế chi tiết rèm đó như thế nào. Khi nhà thầu chào giá thì kèm theo bảng chào giá là Bản vẽ mô tả cấu tạo cũng như các thông số kích thước đầy đủ để chủ đầu tư duyệt. Sau khi duyệt mẫu rèm thì căn cứ trên kết quả duyệt này để xác định tính hợp lý của mức giá nhà thầu chào. Trong quá trình thương thảo thì các bên xác định ĐƠn giá chào đã và chưa bao gồm những gì, diện tích tính thanh toán là diện tích nào.

Trở lại vấn đề, vậy diện tích cửa cuốn được tính thế nào?
Khi chưa làm cái cửa cuốn đó, các anh thấy đó là một cái lỗ to tướng đã xây, thường là hình chữ nhật đứng mà người đời gọi là cái cửa, gồm 3 mặt có mép trát (trên + hai cạnh bên) và mặt nền. Bây giờ, mục đích là làm cái cửa cuốn để che cái lỗ to tướng đó lại. Đơn giá tính theo m2. Vậy diện tích cửa cuốn là diện tích của cái lỗ to tướng ấy. Cứ theo thiết kế mà tính ra.
Với dự toán cửa cuốn thông thường, khung ray trượt được tính vào diện tích cửa cuốn, không lập dự toán riêng. Chốt cửa, bộ lưu điện (UPS), mô tơ điện được tính dự toán riêng. Trừ trường hợp mấy anh thiết kế vẽ việc ra làm, tính loằng ngoằng gì nữa thì tôi chịu.
Cho nên trường hợp của anh gì đó hỏi, diện tích chiếm chỗ của khung ray trượt được tính, còn diện tích của lô cuốn ở phía trên thì không được tính. Đơn giản là thế thôi, bàn ra bàn vào, cãi nhau làm gì cho mệt xác.
Trường hợp này bác nêu ra chỉ là một trong số những tình huống có thể sẩy ra. Giả sử trong hợp đồng đơn giá lại tính theo m2 rèm thực tế (đã bao gồm các phụ kiện đi kèm) thì tính như bác nói là cứ theo m2 cửa thì có phù hợp không. Nên điều em luôn nhấn mạnh là phải căn cứ trên hợp đồng đã ký kết để giải quyết tình huống cụ thể của mình.
 

naat

Thành viên nhiều triển vọng đạt danh hiệu rất quý và hiếm
Tham gia
7/12/07
Bài viết
1.718
Điểm thành tích
113
Người ta hỏi là: kiểm toán cắt đi cả diện tích (m2) do ray trượt và lô cuốn chiếm chỗ có đúng hay không mà anh.
Đúng một nửa!
Sao các anh cứ nhắc đi nhắc lại hợp đồng thế nhỉ? Tôi bảo đảm 100% là hợp đồng không quy định cái này, họ không thể quy định chi tiết thế được.

Trở lại vấn đề, vậy diện tích cửa cuốn được tính thế nào?

Khi chưa làm cái cửa cuốn đó, các anh thấy đó là một cái lỗ to tướng đã xây, thường là hình chữ nhật đứng mà người đời gọi là cái cửa, gồm 3 mặt có mép trát (trên + hai cạnh bên) và mặt nền. Bây giờ, mục đích là làm cái cửa cuốn để che cái lỗ to tướng đó lại. Đơn giá tính theo m2. Vậy diện tích cửa cuốn là diện tích của cái lỗ to tướng ấy. Cứ theo thiết kế mà tính ra.

Với dự toán cửa cuốn thông thường, khung ray trượt được tính vào diện tích cửa cuốn, không lập dự toán riêng. Chốt cửa, bộ lưu điện (UPS), mô tơ điện được tính dự toán riêng. Trừ trường hợp mấy anh thiết kế vẽ việc ra làm, tính loằng ngoằng gì nữa thì tôi chịu.

Cho nên trường hợp của anh gì đó hỏi, diện tích chiếm chỗ của khung ray trượt được tính, còn diện tích của lô cuốn ở phía trên thì không được tính. Đơn giản là thế thôi, bàn ra bàn vào, cãi nhau làm gì cho mệt xác.
Cãi nhau là chuyện bình thường. Nhà em làm cửa thì bên bán cửa muốn báo kiểu gì cũng được, miễn là sau đó có cái cửa theo đúng yêu cầu. Do vậy nên đã báo như thế nào và đã ok với nhau rồi thì theo báo giá như vậy mà thanh toán, em có biết gì về mô tơ với chốt chiếc gì đâu, tự nhiên lòi ra thì em chịu.
 

Quiet Quasimodo

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
10/7/12
Bài viết
289
Điểm thành tích
63
Trường hợp này bác nêu ra chỉ là một trong số những tình huống có thể sẩy ra. Giả sử trong hợp đồng đơn giá lại tính theo m2 rèm thực tế (đã bao gồm các phụ kiện đi kèm) thì tính như bác nói là cứ theo m2 cửa thì có phù hợp không. Nên điều em luôn nhấn mạnh là phải căn cứ trên hợp đồng đã ký kết để giải quyết tình huống cụ thể của mình.
Anh phải nghe nhạc hiệu, đoán chương trình chứ? Nếu hợp đồng tính theo m2 rèm thực tế thì người ta còn lên đây hỏi làm chi cho mệt? Anh có biết là nếu tính theo m2 thực tế, cái lô cuốn họ để tận trên cao, hoặc trong lô để dư một đoạn cửa dài dài thì liệu có hợp lý? Cho nên tính theo xác suất thì ở trường hợp này 83,256% là họ đang tính giống như với loại cửa gỗ thông thường. Kiểm toán họ cắt đi diện tích ray, khung trượt cũng giống như họ vẫn cắt diện tích khuôn cửa ở loại cửa gỗ vậy.

Mà cái anh gì hỏi câu này đâu rồi? Anh đưa thêm thông tin toàn bộ khối lượng và đơn giá của cửa cuốn (bao gồm cả phụ kiện) lên đây để anh em mổ xẻ xem thế nào.
 

cuteott

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
27/2/09
Bài viết
232
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Khi chưa làm cái cửa cuốn đó, các anh thấy đó là một cái lỗ to tướng đã xây, thường là hình chữ nhật đứng mà người đời gọi là cái cửa, gồm 3 mặt có mép trát (trên + hai cạnh bên) và mặt nền. Bây giờ, mục đích là làm cái cửa cuốn để che cái lỗ to tướng đó lại. Đơn giá tính theo m2. Vậy diện tích cửa cuốn là diện tích của cái lỗ to tướng ấy. Cứ theo thiết kế mà tính ra.

Với dự toán cửa cuốn thông thường, khung ray trượt được tính vào diện tích cửa cuốn, không lập dự toán riêng. Chốt cửa, bộ lưu điện (UPS), mô tơ điện được tính dự toán riêng. Trừ trường hợp mấy anh thiết kế vẽ việc ra làm, tính loằng ngoằng gì nữa thì tôi chịu.

Cho nên trường hợp của anh gì đó hỏi, diện tích chiếm chỗ của khung ray trượt được tính, còn diện tích của lô cuốn ở phía trên thì không được tính. Đơn giản là thế thôi, bàn ra bàn vào, cãi nhau làm gì cho mệt xác.

Tuy em thì chưa gặp trường hợp này. Nhưng em thấy bác "Quiet Quasimodo" nói rất chuẩn. Khi mời thầu, khi ký hợp đồng cho đến khi thanh toán người ta cứ tính cái cửa đó là bao nhiêu m2 thôi, chứ người ta đâu quan tâm diện tích ray là bao nhiêu rồi phần trên cửa là bao nhiêu làm gì cho nó mệt. Khi anh tính toán báo giá, dự thầu giá thì phải tính toán hết cho phần đó.

Trường hợp khi mà tính chi tiết thì phức tạp lắm. Anh thì thế này: Tôi có diện tích chiếm chổ nhiều hơn nên của tôi thanh toán nhiểu hơn. Anh thì thế kia: Tôi có diện tích thừa ở trên nhiều nên tôi phải được thanh toán cho phần đó là đương nhiên.... cải nhau mệt.

Những anh kiểm toán người ta cũng không rãnh để mà tính là diện tích chiếm chổ là bao nhiêu, còn thừa trên là bao nhiêu đâu.

Em nghĩ cái mấu chốt ở đây là khối lượng lúc mời thầu là thế nào thôi. Và anh kiểm toán cũng chỉ cắt được khi dựa vào khối lượng này để mà so sánh.

Chút ý kiến mong các bác thảo luân thêm.
 

CE114-04

Thành viên cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
20/4/12
Bài viết
382
Điểm thành tích
28
Có lẽ vấn đề này phải hiểu như thế này nhỉ?
Khi xây tường người ta chừa ô cửa cuốn có kích thước 1x1m, vậy thì diện tích cửa là 1m2.
Nhưng để làm ra cái để có thể cuốn 1m2 đó thì phải bao gồm: Tay kéo, lô cuốn, trục cuốn, puly, thân cửa, sơn,.... thì đây là những định mức để làm ra 1m2 cửa.
Do đó khi tính dự toán cửa cuốn thì chỉ cần tính m2 thông thủy thôi, và diện tích này nó đã bao hàm những cái thành phần râu ria để tạo ra nó rồi.
 

thangcola113

Thành viên rất nhiệt tình
Tham gia
6/1/10
Bài viết
268
Điểm thành tích
43
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn
Nếu vô lý thì bạn phải bảo vệ được số liệu của mình, không phải số liệu tính toán của kiểm toán độc lập đưa ra đã chính xác (vì phải thống nhất lại với nhà thầu mới đưa ra báo cáo kiểm toán theo số liệu chính xác nhất được cả 2 bên nhất trí).
Việc bạn bảo vệ số liệu còn phải dựa vào bản vẽ hoàn công, dự toán của bên thiết kế đã được thẩm tra (Nếu cần thiết có thể sẽ phải đi thực tế hiện trường để làm rõ).
Bạn cứ tính theo đúng bản vẽ hoàn công và dự toán (dùng chính xác mã định mức, hay sử dụng mã tạm tính; xem các phụ kiện kèm theo đã tính trong đó giá cửa chưa).
Và theo mình lần sau bạn nên cung cấp chi tiết hơn về vấn đề cần hỏi cũng như nên tham gia thảo luận sau khi được nghe các bác trên diễn đàn góp ý. Thân
 

hoang611

Thành viên mới
Tham gia
9/5/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
Anh phải nghe nhạc hiệu, đoán chương trình chứ? Nếu hợp đồng tính theo m2 rèm thực tế thì người ta còn lên đây hỏi làm chi cho mệt? Anh có biết là nếu tính theo m2 thực tế, cái lô cuốn họ để tận trên cao, hoặc trong lô để dư một đoạn cửa dài dài thì liệu có hợp lý? Cho nên tính theo xác suất thì ở trường hợp này 83,256% là họ đang tính giống như với loại cửa gỗ thông thường. Kiểm toán họ cắt đi diện tích ray, khung trượt cũng giống như họ vẫn cắt diện tích khuôn cửa ở loại cửa gỗ vậy.

Mà cái anh gì hỏi câu này đâu rồi? Anh đưa thêm thông tin toàn bộ khối lượng và đơn giá của cửa cuốn (bao gồm cả phụ kiện) lên đây để anh em mổ xẻ xem thế nào.
Em đây cảm ơn mọi người:
Trong dự toán dự thầu thì bên em có tách phụ kiện là mô tơ, khóa, bộ tích điện riêng
giá làm việc với bên B' làm cửa là tính m2 và họ hoàn công cho bên em diện tích m2 là bao gồm ray và lên tận lô cuốn 2-3 lá nhôm cơ
em thì cũng phang vào thanh toán KL như của bên B' mà bên kiểm toán cắt chỉ tính theo thông thủy em thấy cứ cay cay thế nào ấy rõ ràng là có ý bới móc không tốt đẹp ở đây.
 

dinhdangquang

Thành viên sắp tới hạng rất tuyệt vời
Tham gia
3/10/09
Bài viết
874
Điểm thành tích
83
Mình làm cửa cuốn khung nhôm mà kiểm toán độc lập chỉ cho tính m2 bằng m2 thông thủy khuôn cửa chứ k cho tính m2 gồm cả ray trượt và lên đến lô cuốn nữa mình thấy cái này quá vô lý
mọi người tư vấn giúp với
mình cảm ơn
Theo kinh nghiệm của tôi, muốn trao đổi vấn đề gì bạn nên viết nhiều hơn chút nữa để nêu rõ khung cảnh/hoàn cảnh xảy ra tình huống, nội hàm cụ thể và những vướng mắc + lý do, ... chứ bạn nêu chung chung thế này thì rất khó có sự luận bàn để đưa ra câu trả lời thoả đáng. VD: Bạn là chủ đầu tư hay nhà thầu làm cửa, HSMT / HSYC thế nào, HSDT / HSĐX thế nào, ...? Kiểm toán độc lập ai thuê, thuê kiểm toán cái gì, lý do "cắt" khối lượng được kiểm toán nêu ra như thế nào? ...
 

haophuong80

Thành viên rất quan trọng (VIP)
Tham gia
2/11/10
Bài viết
594
Điểm thành tích
43
Cho nên tính theo xác suất thì ở trường hợp này 83,256% là họ đang tính giống như với loại cửa gỗ thông thường.
Anh cho tôi hỏi anh tính kiểu gì, như thế nào mà ra con số 83,256% vậy? Thông số đầu vào để tính lấy ở đâu?
Tôi tưởng nó phải lớn hơn chứ?
 

Ktruongthanh

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
4/5/09
Bài viết
42
Điểm thành tích
8
Anh cho tôi hỏi anh tính kiểu gì, như thế nào mà ra con số 83,256% vậy? Thông số đầu vào để tính lấy ở đâu?
Tôi tưởng nó phải lớn hơn chứ?
Hoang mang quá, có một cái cửa thôi mà nhiều ý kiến trái chiều thế này rồi.:confused:
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top