Một bạn sử dụng phần mềm Dự toán GXD gửi câu hỏi: Bên em là đơn vị thi công, làm các dự án sửa chữa cho đơn vị nhà nước, chủ đầu tư giao cho bên em lập dự toán và chủ đầu tư sẽ phê duyệt. Khi kiểm tra, chủ đầu tư cắt bỏ đi một số hao phí vật tư và máy (có trong định mức của công tác nhưng trong thực tế có thể là không có). Như vậy thì có cách nào hay căn cứ nào để mình có thể bảo vệ giữ lại những hao phí đó ko ạ? Vì nếu không giữ lại thì không đảm bảo về giá cho nhà thầu thi công được.
Ví dụ 1: AI.61111 lắp dựng cột thép, chủ đầu tư cắt hết phần bulong và đinh tán vì nói cột của em sản xuất là lắp dựng liên kết bằng phương pháp hàn hết (cái này có thể chấp nhận được vì đúng là hao phí vật tư đó bên em ko dùng). Nhưng cũng công tác đó, chủ đầu tư tiếp tục đòi cắt phần Cần trục bánh hơi 16T vì thực tế bên em chỉ lắp dựng bằng thủ công. Em không đồng ý và nói nếu cắt máy thì các anh phải cộng thêm nhân công trong định mức cho bên em vì nếu không bên em không đủ công lắp dựng nhưng mà họ vẫn ngần ngừ. Với tình huống như thế anh có thể tư vấn giúp em cách giải quyết có lợi cho nhà thầu được không ạ?
Trả lời: Mỗi định mức được xác định và công bố phù hợp với dây chuyền thi công, biện pháp, kỹ thuật, điều kiện thi công... mà người ta đã chọn theo dõi bấm giờ, thu thập số liệu để xử lý, tính toán ra định mức.
Trường hợp cụ thể của em, khi Chủ đầu tư cắt cần trục bánh hơi 16T tức là chuyển sang 1 công tác có biện pháp thi công khác rồi, nên định mức hao phí về VL, NC, M sẽ khác, có thể không áp dụng được định mức đó nữa.
Về lý thuyết thì phải xây dựng định mức mới theo hướng dẫn mục quản lý định mức trong Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Nhưng ở đây 2 bên điều chỉnh định mức đi để vận dụng, TT 04 cũng cho phép điều chỉnh định mức đã có để vận dụng. Như vậy, đã điều chỉnh hao phí máy (cắt cần trục 16T) thì phải điều chỉnh hao phí nhân công như em thì mới phù hợp. Kiểu như nguyên lý: lợi về lực thì thiệt về đường đi trong vật lý.
Ví dụ 1: AI.61111 lắp dựng cột thép, chủ đầu tư cắt hết phần bulong và đinh tán vì nói cột của em sản xuất là lắp dựng liên kết bằng phương pháp hàn hết (cái này có thể chấp nhận được vì đúng là hao phí vật tư đó bên em ko dùng). Nhưng cũng công tác đó, chủ đầu tư tiếp tục đòi cắt phần Cần trục bánh hơi 16T vì thực tế bên em chỉ lắp dựng bằng thủ công. Em không đồng ý và nói nếu cắt máy thì các anh phải cộng thêm nhân công trong định mức cho bên em vì nếu không bên em không đủ công lắp dựng nhưng mà họ vẫn ngần ngừ. Với tình huống như thế anh có thể tư vấn giúp em cách giải quyết có lợi cho nhà thầu được không ạ?
Trả lời: Mỗi định mức được xác định và công bố phù hợp với dây chuyền thi công, biện pháp, kỹ thuật, điều kiện thi công... mà người ta đã chọn theo dõi bấm giờ, thu thập số liệu để xử lý, tính toán ra định mức.
Trường hợp cụ thể của em, khi Chủ đầu tư cắt cần trục bánh hơi 16T tức là chuyển sang 1 công tác có biện pháp thi công khác rồi, nên định mức hao phí về VL, NC, M sẽ khác, có thể không áp dụng được định mức đó nữa.
Về lý thuyết thì phải xây dựng định mức mới theo hướng dẫn mục quản lý định mức trong Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Nhưng ở đây 2 bên điều chỉnh định mức đi để vận dụng, TT 04 cũng cho phép điều chỉnh định mức đã có để vận dụng. Như vậy, đã điều chỉnh hao phí máy (cắt cần trục 16T) thì phải điều chỉnh hao phí nhân công như em thì mới phù hợp. Kiểu như nguyên lý: lợi về lực thì thiệt về đường đi trong vật lý.