Có cần phải lập lại dự án đầu tư thay cho báo cáo KTKT hay không?

hongcong

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
4/2/08
Bài viết
23
Điểm thành tích
6
Tuổi
46
Đơn vị chúng tôi đang thực hiện 1 dự án sửa chữa cải tạo trụ sở làm việc. Tuy nhiên như thời gian vừa rồi đơn vị chủ đầu tư chúng tôi có xảy ra một tình huống như sau:
Khi thực hiện, đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án với tổng mức đầu tư (dự toán KTTC) < 7 tỷ đồng ( điều này có nghĩa: dự án không cần phải lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC+ dự toán mà chỉ cần thuyết minh báo cáo KTKT, bản vẽ TKKTTC và dự toán là đủ - Báo cáo KTKT lập cuối năm 2007). Đến nay khi thuê tư vấn thẩm tra Bản vẽ và dự toán KTTC, đơn vị thẩm định lại dự toán để trình Tổng giám đốc (cấp có thẩm quyền) phê duyệt BCKTKT thì giá trị tổng mức đầu tư lại > 7 tỷ đồng (do giá cả tăng đột biến cũng như việc điều chỉnh dự toán theo TT03 đợt vừa rồi). Theo các bác, đơn vị chúng tôi có phải lập lại Dự án đầu tư không? (việc lập lại dự án rất mất thời gian bởi vì dự án có tổng mức > 7tỷ, thì chủ đầu tư lại là Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT là cấp có thẩm quyền - việc thỏa thuận vị trí lại với Tỉnh cũng như việc thẩm định TKCS với Sở XD rất mất thời gian, trong khi đây là công trình cải tạo) ? Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các bác.
 
M

minhtuong

Guest
Đơn vị chúng tôi đang thực hiện 1 dự án sửa chữa cải tạo trụ sở làm việc. Tuy nhiên như thời gian vừa rồi đơn vị chủ đầu tư chúng tôi có xảy ra một tình huống như sau:
Khi thực hiện, đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án với tổng mức đầu tư (dự toán KTTC) < 7 tỷ đồng ( điều này có nghĩa: dự án không cần phải lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC+ dự toán mà chỉ cần thuyết minh báo cáo KTKT, bản vẽ TKKTTC và dự toán là đủ - Báo cáo KTKT lập cuối năm 2007). Đến nay khi thuê tư vấn thẩm tra Bản vẽ và dự toán KTTC, đơn vị thẩm định lại dự toán để trình Tổng giám đốc (cấp có thẩm quyền) phê duyệt BCKTKT thì giá trị tổng mức đầu tư lại > 7 tỷ đồng (do giá cả tăng đột biến cũng như việc điều chỉnh dự toán theo TT03 đợt vừa rồi). Theo các bác, đơn vị chúng tôi có phải lập lại Dự án đầu tư không? (việc lập lại dự án rất mất thời gian bởi vì dự án có tổng mức > 7tỷ, thì chủ đầu tư lại là Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT là cấp có thẩm quyền - việc thỏa thuận vị trí lại với Tỉnh cũng như việc thẩm định TKCS với Sở XD rất mất thời gian, trong khi đây là công trình cải tạo) ? Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các bác.

Bạn phải lập dự án đầu tư. Chưa có qui định pháp luật miễn trừ cho trường hợp này.
 

Đinh Tấn Linh

Quản trị cấp cao
Tham gia
21/11/07
Bài viết
1.515
Điểm thành tích
113
Nơi ở
Cư M'gar - Đắk Lắk
Theo em bác phải lập dự án đầu tư thôi!
Vì chúng ta thấy một điều vô lý rằng: Quyết định phê duyệt BCKTKT mà TMĐT lại > 7 tỷ!

Bác thanh khảo tại điều 7 nghị định 112 nhé
"1. Khi đầu tư xây dựng các công trình sau đây, chủ đầu tư không phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình mà chỉ lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình để trình người quyết định đầu tư phê duyệt:
a) Công trình xây dựng cho mục đích tôn giáo;
b) Các công trình xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 7 tỷ đồng, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- x• hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng; trừ trường hợp người quyết định đầu tư thấy cần thiết và yêu cầu phải lập dự án đầu tư xây dựng công trình."
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 4 như sau:
"4. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công để người quyết định đầu tư phê duyệt Báo cáo kinh tế - kỹ thuật."
Thân chào bác!
 
Last edited by a moderator:

malsoni810

<b>A.dmin Thanh tra Diễn đàn</b>
Tham gia
23/7/07
Bài viết
1.511
Điểm thành tích
113
Tuổi
39
Website
www.giaxaydung.vn
Theo nghị định 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 về sửa đổi, bổ sung 1 số điều của nghị định 16/2005/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình thì công trình của bác phải lập dự án đầu tư ( công trình sửa chữa >7 tỷ ) để trình cấp thẩm quyền phê duyệt trước khi chuyển qua bước thiết kế bản vẽ thi công.
 

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Theo mình , các bạn khác đã có ý kiến rất rõ ràng và đúng Luật định. Tuy nhiên, nếu bạn hongcong muốn giảm thiểu các thủ tục phức tạp nảy sinh do việc phải lập DAĐT thì bạn có thể xin ý kiến của Chủ tịch HĐQT để điều chỉnh chủ trương đầu tư từ đó phân kỳ đầu tư phù hợp hơn để chỉ phải lập BCKTKT , do là công trình cải tạo sửa chữa nên việc phân chia cũng không quá khó.
 
Last edited by a moderator:

congkhoa

Thành viên mới
Tham gia
5/12/07
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Nên chia 2 gói thầu

Mình hoàn toàn nhất trí với bạn hungvina16
Ta chỉ cần chia gói thầu gồm 2 phần:
- Đập phá, sửa chữa
- Lắp đặt thiết bị: Điện, Nước, Máy lạnh, Thông tin liên lạc, Chống sét, Chống trộm ...
Mình hy vọng là ý kiến này không quá trễ!
Thân chào
 
M

minhtuong

Guest
Mình hoàn toàn nhất trí với bạn hungvina16
Ta chỉ cần chia gói thầu gồm 2 phần:
- Đập phá, sửa chữa
- Lắp đặt thiết bị: Điện, Nước, Máy lạnh, Thông tin liên lạc, Chống sét, Chống trộm ...
Mình hy vọng là ý kiến này không quá trễ!
Thân chào

Cho dù bạn có được phân thành 2 gói thầu (hay phân kỳ đầu tư) thì tổng mức đầu tư của dự án vẫn không đổi. Tổng mức trên 7 tỉ thì nó vẫn là trên 7 tỉ, nên bạn phải lập dự án đầu tư.
 
Last edited by a moderator:

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm thành tích
83
Tuổi
55
Việc phân ra được hay không tùy thuộc vào công trình đang dự định cải tạo đó. Nếu điều kiện công trình cho phép phân đoạn đầu tư kiểu năm nay làm đến đó , sang năm làm tiếp thì hoàn toàn có thể tách nó ra thành 2 dự án. Dự án hình thành trên cơ sở Mục tiêu đầu tư , thay đổi mục tiêu đầu tư sẽ dẫn đến thay đổi TMĐT thôi. Cái này sẽ do người quyết định đầu tư quyết định.
Chẳng hạn :
- Dự án 1 : Cải tạo nhà chính (nhà A)
- Dự án 2 : Cải tạo nhà B, nâng cấp các hạng mục phụ trợ
 
N

nguyễn thị hạnh

Guest
Đơn vị chúng tôi đang thực hiện 1 dự án sửa chữa cải tạo trụ sở làm việc. Tuy nhiên như thời gian vừa rồi đơn vị chủ đầu tư chúng tôi có xảy ra một tình huống như sau:
Khi thực hiện, đơn vị tư vấn lập báo cáo kinh tế kỹ thuật cho dự án với tổng mức đầu tư (dự toán KTTC) < 7 tỷ đồng ( điều này có nghĩa: dự án không cần phải lập dự án đầu tư, thiết kế cơ sở, thiết kế BVTC+ dự toán mà chỉ cần thuyết minh báo cáo KTKT, bản vẽ TKKTTC và dự toán là đủ - Báo cáo KTKT lập cuối năm 2007). Đến nay khi thuê tư vấn thẩm tra Bản vẽ và dự toán KTTC, đơn vị thẩm định lại dự toán để trình Tổng giám đốc (cấp có thẩm quyền) phê duyệt BCKTKT thì giá trị tổng mức đầu tư lại > 7 tỷ đồng (do giá cả tăng đột biến cũng như việc điều chỉnh dự toán theo TT03 đợt vừa rồi). Theo các bác, đơn vị chúng tôi có phải lập lại Dự án đầu tư không? (việc lập lại dự án rất mất thời gian bởi vì dự án có tổng mức > 7tỷ, thì chủ đầu tư lại là Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT là cấp có thẩm quyền - việc thỏa thuận vị trí lại với Tỉnh cũng như việc thẩm định TKCS với Sở XD rất mất thời gian, trong khi đây là công trình cải tạo) ? Rất mong sự đóng góp ý kiến quý báu của các bác.

Chắc cơ quan bạn đang là công ty Nhà nước có vốn nắm giữ đa số.
Nếu vậy tôi tin chắc 1 điều: dự án của bạn đã được phê duyệt trong danh mục kế hoạch vốn trong năm đã được HĐQT phê duyệt.
Vậy khi triển khai bạn phải thực hiện theo kế hoạch được duyệt: tức là chỉ có 1 dự án cải tạo sửa chữa như bạn nói chứ không thể tự tiện tách ra cho dự án nhỏ lại để báo cáo KTKT. Hơn nữa, dự án bạn chưa hề quyết định phê duyệt báo cáo KTKT. Vậy vấn đề là:
- Dự án đã có trong kế hoạch phê duyệt.
- Khi thực hiện >7tỳ thì buọc phải làm dự án chứ Luật k cho phép làm báo cáo KTKT.
NHưng cách giải quyết rất đơn giản:
- Bạn trình xin HĐQT thay đổi kế hoạch phê duyệt bằng cách tách ra làm 2 dự án riêng biệt đại loại như sau (hiện nay đang có bạn nhầm là 2 gói thầu là sai):
1. Cải tạo phần XD
2. Lắp đặt thiết bị
Mục đích là để mỗi dự án mức đầu tư <7 tỷ để làm báo cáo đầu tư. Tất nhiên tổng mức đầu tư của cả 2 dự án này k được vượt tổng mức đã phê duyệt trong kế hoạch vốn của năm. Nếu vượt cũng lại phải giải trình.

Chúc bạn thành công trong công tác!
 
A

archleson

Guest
Ý kiến này đúng nhất

Chắc cơ quan bạn đang là công ty Nhà nước có vốn nắm giữ đa số.
Nếu vậy tôi tin chắc 1 điều: dự án của bạn đã được phê duyệt trong danh mục kế hoạch vốn trong năm đã được HĐQT phê duyệt.
Vậy khi triển khai bạn phải thực hiện theo kế hoạch được duyệt: tức là chỉ có 1 dự án cải tạo sửa chữa như bạn nói chứ không thể tự tiện tách ra cho dự án nhỏ lại để báo cáo KTKT. Hơn nữa, dự án bạn chưa hề quyết định phê duyệt báo cáo KTKT. Vậy vấn đề là:
- Dự án đã có trong kế hoạch phê duyệt.
- Khi thực hiện >7tỳ thì buọc phải làm dự án chứ Luật k cho phép làm báo cáo KTKT.
NHưng cách giải quyết rất đơn giản:
- Bạn trình xin HĐQT thay đổi kế hoạch phê duyệt bằng cách tách ra làm 2 dự án riêng biệt đại loại như sau (hiện nay đang có bạn nhầm là 2 gói thầu là sai):
1. Cải tạo phần XD
2. Lắp đặt thiết bị
Mục đích là để mỗi dự án mức đầu tư <7 tỷ để làm báo cáo đầu tư. Tất nhiên tổng mức đầu tư của cả 2 dự án này k được vượt tổng mức đã phê duyệt trong kế hoạch vốn của năm. Nếu vượt cũng lại phải giải trình.

Chúc bạn thành công trong công tác!


Ý kiến của bạn đúng nhất, tôi cũng nghĩ như bạn. Cái người hỏi cần là " lách " thế nào cho vừa đúng luật vừa đơn giản. Chú còn làm theo luật thì ai chả biết.
 
M

minhtuong

Guest
Ý kiến của bạn đúng nhất, tôi cũng nghĩ như bạn. Cái người hỏi cần là " lách " thế nào cho vừa đúng luật vừa đơn giản. Chú còn làm theo luật thì ai chả biết.

Người ta biết lách luật nhiều hơn là biết làm theo luật đấy bạn à. Bạn nghĩ làm theo luật ai chả biết, nhưng số người làm sai còn nhiều lắm đấy, thậm chí không biết luật để làm đúng hay để lách nữa cơ.
 
T

tanvv

Guest
Có Ai Biết Công Ty Mà Nhà Nước Nắm Giữ Trên 50% (hđqt) Thì Thẩm định Báo Cáokinh Tế Kỹ Thuật Như Thế Nào? Có Ai Rành Không? Cám ơn
 

TuvanXD246

Cựu Thành viên BQL Diễn đàn
Tham gia
4/3/08
Bài viết
751
Điểm thành tích
43
Website
giaxaydung.vn
Có Ai Biết Công Ty Mà Nhà Nước Nắm Giữ Trên 50% (hđqt) Thì Thẩm định Báo Cáokinh Tế Kỹ Thuật Như Thế Nào? Có Ai Rành Không? Cám ơn
Nếu như chủ đầu tư có đủ năng lực (có cán bộ chuyên ngành phù hợp) thì tự thẩm định, nếu không có thể thuê đơn vị tư vấn thẩm tra. Căn cứ báo cáo thẩm định hoặc báo cáo thẩm tra, người có thẩm quyền ra quyết định phê duyệt báo cáo KTKT.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top