Có cao thủ nào hiểu, giải thích khái niệm thế nào là không trái với thiết kế cơ sở?

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Trong hoạt động xây dựng thì vấn đề về phân cấp rất quan trọng. Trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định Chủ đầu tư được quyền chủ động tổ chức thẩm định, phê duyệt ...nhưng không trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Tuy vậy, khái niệm thế nào là không trái với thiết kế cơ sở ? vì nó là một khái niệm rất trìu tượng, chẳng có văn bản nào hướng dẫn, định nghĩa về quy định đó cả. Nếu hiểu máy móc ra thì thiết kế dù chỉ thay đổi rất nhỏ so với thiết kế cơ sở cũng là trái rồi.

Qua tìm hiểu, mình chắc rằng không có bác nào tham gia diễn đàn nắm vững, giải thích có tính thuyết phục về khái niệm trên (mình đã đi hỏi cả các thày dạy về QLDA nhưng câu trả lời thường theo xu hướng né tránh mình thấy cũng rất chung chung không thuyết phục), Do vậy mình đề xuất là chúng ta hãy cùng thảo luận để sao cho thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng sao cho đúng nhất.

Xin mời các cao thủ trên diễn đàn hãy giúp anh em về Trường hợp này.
 

tranhaiduongvc11

Thành viên sắp lên hạng là thành viên tuyệt vời
Tham gia
23/9/10
Bài viết
685
Điểm thành tích
43
Tuổi
39
Trong hoạt động xây dựng thì vấn đề về phân cấp rất quan trọng. Trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định Chủ đầu tư được quyền chủ động tổ chức thẩm định, phê duyệt ...nhưng không trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Tuy vậy, khái niệm thế nào là không trái với thiết kế cơ sở ? vì nó là một khái niệm rất trìu tượng, chẳng có văn bản nào hướng dẫn, định nghĩa về quy định đó cả. Nếu hiểu máy móc ra thì thiết kế dù chỉ thay đổi rất nhỏ so với thiết kế cơ sở cũng là trái rồi.

Qua tìm hiểu, mình chắc rằng không có bác nào tham gia diễn đàn nắm vững, giải thích có tính thuyết phục về khái niệm trên (mình đã đi hỏi cả các thày dạy về QLDA nhưng câu trả lời thường theo xu hướng né tránh mình thấy cũng rất chung chung không thuyết phục), Do vậy mình đề xuất là chúng ta hãy cùng thảo luận để sao cho thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng sao cho đúng nhất.

Xin mời các cao thủ trên diễn đàn hãy giúp anh em về Trường hợp này.
Theo Điều 8 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án nói rất rõ về nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo tôi thiết kế cơ sở:
1. Chỉ thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
2. Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
3. Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
4. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
5. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng..
....
Nếu mình làm không trái với các quy định đã nêu trong văn bản luật và đã phê duyệt thì tức là làm đúng lẽ phải. Không trái ở đây hiểu là không trái luật, lệ tức là phải làm theo luật, lệ quy định, phê duyệt. Theo mình không trái ở đây chẳng có gì trìu tượng cả. Do thiết kế cơ sở là phương án chung nên dùng không trái, cũng như không trái pháp luật thì luật ở đây biết bao nhiêu luật, làm sao mà kể ra được. Làm việc gì cũng liên quan đến nhiều luật, vì vậy mình phải làm đúng không vi phạm văn bản luật quy định là được. Xin các bác khác chỉ giáo
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
Theo Điều 8 Nghị định 12/2009/NĐ-CP về quản lý dự án nói rất rõ về nội dung thiết kế cơ sở của Dự án đầu tư xây dựng công trình. Theo tôi thiết kế cơ sở:
1. Chỉ thể hiện được các thông số kỹ thuật chủ yếu phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để triển khai các bước thiết kế tiếp theo.
2. Giới thiệu tóm tắt địa điểm xây dựng, phương án thiết kế; tổng mặt bằng công trình, vị trí, quy mô xây dựng các hạng mục công trình; việc kết nối giữa các hạng mục công trình thuộc dự án và với hạ tầng kỹ thuật của khu vực;
3. Phương án công nghệ, dây chuyền công nghệ đối với công trình có yêu cầu công nghệ;
4. Phương án kết cấu chính, hệ thống kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu của công trình, phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật;
5. Danh mục các quy chuẩn, tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng..
....
Nếu mình làm không trái với các quy định đã nêu trong văn bản luật và đã phê duyệt thì tức là làm đúng lẽ phải. Không trái ở đây hiểu là không trái luật, lệ tức là phải làm theo luật, lệ quy định, phê duyệt. Theo mình không trái ở đây chẳng có gì trìu tượng cả. Do thiết kế cơ sở là phương án chung nên dùng không trái, cũng như không trái pháp luật thì luật ở đây biết bao nhiêu luật, làm sao mà kể ra được. Làm việc gì cũng liên quan đến nhiều luật, vì vậy mình phải làm đúng không vi phạm văn bản luật quy định là được. Xin các bác khác chỉ giáo

Về mặt từ ngữ của các văn bản thì khái niệm thay đổi rộng hơn là khái niệm trái với thiết kế cơ sở

Bác có thể định lượng cụ thể bằng 1 số ví dụ thực tế để vấn đề được rõ hơn không? Trường hợp cụ thể nào khi thay đổi thiết kế nhưng lại không trái với thiết kế cơ sở.
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Trong hoạt động xây dựng thì vấn đề về phân cấp rất quan trọng. Trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định Chủ đầu tư được quyền chủ động tổ chức thẩm định, phê duyệt ...nhưng không trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt. Tuy vậy, khái niệm thế nào là không trái với thiết kế cơ sở ? vì nó là một khái niệm rất trìu tượng, chẳng có văn bản nào hướng dẫn, định nghĩa về quy định đó cả. Nếu hiểu máy móc ra thì thiết kế dù chỉ thay đổi rất nhỏ so với thiết kế cơ sở cũng là trái rồi.

Qua tìm hiểu, mình chắc rằng không có bác nào tham gia diễn đàn nắm vững, giải thích có tính thuyết phục về khái niệm trên (mình đã đi hỏi cả các thày dạy về QLDA nhưng câu trả lời thường theo xu hướng né tránh mình thấy cũng rất chung chung không thuyết phục), Do vậy mình đề xuất là chúng ta hãy cùng thảo luận để sao cho thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về xây dựng sao cho đúng nhất.

Xin mời các cao thủ trên diễn đàn hãy giúp anh em về Trường hợp này.
.
Cao thủ thì không giám. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra 2 nội dung sau:
Việc chủ đầu tư chỉ không được làm 04 nội dung sau ( độc quyền của Người ra quyết định đầu tư):
- Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
Vậy hỏi: nếu thay đổi thiết kế mà không làm thay đổi quy mô, mục tiêu thì tại sao chủ đầu tư không làm nổi (????). Nếu là tôi, tôi sẽ hỏi vụ có liên quan của bộ xây dựng.
- Bạn trích dẫn đúng cụm từ và viễn dẫn điều luật(?) đó ra để anh em được đọc nguyên văn nó với.
Cảm ơn.
 

597335

Thành viên quan trọng (VIP)
Tham gia
6/5/09
Bài viết
446
Điểm thành tích
63
Tuổi
34
Website
giaxaydung.vn
.
Cao thủ thì không giám. Nhưng tôi vẫn mạnh dạn đưa ra 2 nội dung sau:
Việc chủ đầu tư chỉ không được làm 04 nội dung sau ( độc quyền của Người ra quyết định đầu tư):
- Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định. Trường hợp điều chỉnh dự án không làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu và không vượt tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư được phép tự điều chỉnh dự án. Những nội dung thay đổi phải được thẩm định lại.
Vậy hỏi: nếu thay đổi thiết kế mà không làm thay đổi quy mô, mục tiêu thì tại sao chủ đầu tư không làm nổi (????). Nếu là tôi, tôi sẽ hỏi vụ có liên quan của bộ xây dựng.
- Bạn trích dẫn đúng cụm từ và viễn dẫn điều luật(?) đó ra để anh em được đọc nguyên văn nó với.
Cảm ơn.
Cảm ơn bác dahuong, em rất quan tâm đến những vấn đề trong các bài viết của bác, em xin bác hãy giúp em hiểu thêm về cụm từ không làm thay đổi quy mô nghĩa là thế nào được không? Chỗ em họ tranh luận rất gay gắt về vấn đề này (3 trường hợp còn lại thì cách hiểu cũng khá rõ ràng)
 

dahuong

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
29/10/08
Bài viết
45
Điểm thành tích
18
Tuổi
62
Cảm ơn bác dahuong, em rất quan tâm đến những vấn đề trong các bài viết của bác, em xin bác hãy giúp em hiểu thêm về cụm từ không làm thay đổi quy mô nghĩa là thế nào được không? Chỗ em họ tranh luận rất gay gắt về vấn đề này (3 trường hợp còn lại thì cách hiểu cũng khá rõ ràng)

Khi bàn về thế nào là quy mô, tôi xin đề cập đén hai vấn đề sau:
1/ Quy mô: là độ rộng, lớn về mặt tổ chức ( k/N).
2/ Một câu chuyện nhỏ về quy mô:
Trênthực tế các nhà tham gia soạn thảo hầu hết trong cặp của mình bao giờ cũng có một quyển từ điển tiếng việt ( luật pháp được xây dưng trên nền tảng ngôn nghữ phổ thông của tiếng Việt), Không chỉ riêng bạn thắc mắc về nội dung này mà ngay các nhà soạn thảo đã từng đỏ mặt khi để đồng nhất quan điểm về quy mô trong lĩnh vực "Dự án" ( hết mở từ điển rồi đóng từ điển, hết so sánh từ điển của viện ngôn ngữ hay từ điển tổng hợp), tất nhiên quy mô là đọ rộng lớn, nhưng đó là khái niệm chung, vậy trong lĩnh vực đầu tư xây dựng chắc chắn cũng phải là độ rộng lớn, nhưng rộng cái gì và lớn cái gì mới sát nghĩa.
Tôi còn nhớ như in, tôi đưa ra ví dụ về véc tơ lực ( Vật lý). Khi nói về véc tơ lực thì được nói đến 03 yếu tố:
- a/ Điểm đặt ( đó là vị trí, địa điểm) của một dự án.
- b/Hướng: đó là mụctiêu của dự án.
- c/ Cường độ: đây chính là quy mô, dài ngắn, lớn bé!
Tưởng là chuyện cười nhưng thật dễ hiểu, và quy mô được hiểu đó là nói về mức độ rộng, nhỏ của dự án ( không chỉ bao gồm về diện tích).
 

Top