Công dụng của chân loa trong trang trí nội thất

CamNhung1988

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
16/9/20
Bài viết
24
Điểm thành tích
1
Tuổi
36
Nơi ở
TPHCM
Chân loa ngoài công dụng đỡ loa, hỗ trợ âm thanh loa tốt hơn giúp ca hát giải trí và trải nghiệm âm thanh tốt hơn, còn có tác dụng giúp trang trí nội thất của căn nhà trở nên sang trọng và hoàn thiện hơn.
chan-loa-7.jpg


1. Công dụng của chân loa

Chân loa có 2 công dụng chính là:

  • Nâng đỡ vật dụng: hỗ trợ nâng cặp loa lên vị trí cao hơn, đặc biệt là đối với những cặp loa nhỏ, lùn, giúp loa nằm ở tầm nghe phù hợp với tai. Ngoài ra, việc nâng loa lên vị trí cao hơn giúp cho căn phòng trở nên ngăn nắp, gọn gàng và sang chảnh hơn. Đặc biệt là cặp loa bookshelf sẽ được tôn lên vẻ đẹp lên gấp nhiều lần so với đặt ở dưới đất hoặc trên bàn TV.
  • Hạn chế cộng hưởng rung chấn của loa: Khi sử dụng, loa sẽ phát ra tiếng khiến các bộ phận loa rung lên. Việc rung lắc quá nhiều sẽ ảnh hưởng hoạt động của loa. Chân loa được thiết kế giúp loại bỏ rung chấn của cặp loa, giúp loa hoạt động ổn định và tốt hơn.
chan-loa-2.jpg


2. Cách chọn chân loa

2.1. Vật liệu


  • Chân loa gỗ: tính thẩm mỹ cao, sang trọng và cổ điển. Tuy nhiên, vật liệu bằng gỗ thường nhẹ dẫn đến nhiều lúc không giữ được thăng bằng cho cặp loa, đặc biệt là các cặp loa lớn và nặng, dễ bị đổ ngã. Nên chọn chân loa gỗ có kích thước và sức nặng phù hợp với cặp loa hoặc tìm loại gỗ có tỉ trọng cao và thiết kế to – tuy nhiên điều này làm chi phí cho chân loa gỗ cao hơn nhiều so với chân loa kim loại. Cần bảo quản kỹ để tránh mối mọt hay ẩm mốc. Cần phải xem xét nhiệt độ, độ ẩm môi trường trước khi quyết định mua.
chan-loa-1.jpg

  • Chân loa kim loại: độ bền vượt trội, thiết kế chính xác, chuẩn hơn so với vật liệu gỗ. Chân loa kim loại mang tính hiện đại và có giá thành rẻ. Chân loa cũng được gia cố bằng cách cho thêm cát hoặc chì vào bên trong để tăng khối lượng chân loa giúp chân loa đỡ được cặp loa nặng hơn.
chan-loa-3.jpg

2.2. Phần tiếp xúc giữa loa với chân loa

Nên ưu tiên lựa chọn phần tiếp xúc được làm bằng cao su hoặc silicon. Không nên chọn các loại được thay thế lớp cao su bằng chân đinh nhọn vì tuy phương án này giúp cố định cặp loa tốt hơn nhưng lại làm tổn hại đến loa.

2.3. Phần tiếp xúc giữa chân loa với mặt sàn

Nên lựa chọn loại lót chân bằng đệm cao su nhằm phân tán và triệt tiêu lực rung tốt nhất. Để tăng hiệu quả này hơn nữa, bạn nên lót thêm một miếng vải mỏng phía dưới chân loa. Có thể suy nghĩ về việc lựa chọn chân loa bằng đinh vì nó giúp loại bỏ độ rung tốt nhưng lại làm tổn hại đến sàn nhà.
chan-loa-4.jpg



2.4. Chiều cao chân loa

Tùy vào vị trí muốn đặt loa (trên bàn hay dưới sàn nhà) để lựa chọn chiều cao phù hợp cho cặp chân loa.

Thông thường, mọi người sẽ lựa chọn loại chân loa có chiều cao sao cho độ cao của loa cao tần (tweeter) ngang với tai người nghe.
chan-loa-2.jpg


2.5. Khả năng giấu cáp

Nếu bạn ghét vướng víu và yêu thích sự ngăn nắp, thì nên ưu tiên lựa chọn chân loa có đường dẫn cáp âm. Điều này sẽ giúp dàn loa trở nên sạch sẽ, gọn gàng hơn và giúp căn nhà cũng trở nên ngăn nắp, gọn gàng và sang tọng hơn.
chan-loa-5.jpg


2.6. Chân trụ

Chân trụ của chân loa là phần chịu lực nhiều nhất và có tác dụng chính là giữ thăng bằng. Chân trụ càng to bè và nặng thì loa càng vững và ngược lại. Nếu chân trụ không đủ nặng hay quá nhỏ có thể khiến loa bị rung lắc mạnh và ngã. Để tránh loa bị hư hại vì vấn đề này, bạn nên tìm các chân trụ có thể độn thêm được chì hoặc cát vào để tăng sức nặng.

Trên đây là thông tin về công dụng của chân loa và cách để lựa chọn chân loa. Hy vọng sẽ giúp ích các bạn nhiều trong việc thiết kế nhà cửa và trang trí nội thất. Các bạn có thể tham khảo những bài viết cùng chủ đề tại website blogtuoitre.vn trực thuộc sự quản lý của Tập đoàn Thể thao Elipsport. Chúc các bạn một ngày tốt lành.
 

File đính kèm

  • chan-loa-3.jpg
    chan-loa-3.jpg
    49,9 KB · Đọc: 131
  • chan-loa.jpg
    chan-loa.jpg
    47,6 KB · Đọc: 132

Top