- Tham gia
- 6/7/07
- Bài viết
- 4.650
- Điểm tích cực
- 6.776
- Điểm thành tích
- 113
Xin giới thiệu cùng các bạn bài viết trong tuyển tập công trình khoa học - ĐHXD, 1-1999 về công nghệ thi công cọc ba-rét nhồi và tường trong đất của TS. Võ Quốc Bảo - thầy dạy môn kỹ thuật thi công của TA. Nắm được kỹ thuật, trình tự thi công bạn sẽ rất thuận lợi trong việc lập dự toán, đảm bảo đủ đầu việc trong bản dự toán, áp dụng định mức, đơn giá phù hợp... cho công tác thi công cọc ba-rét.
I. Giới thiệu
Từ phương pháp thi công cọc khoan nhồi (cọc tròn) và cọc Barretle (cọc chữ nhật) đối với nhà cao tầng nhiều khi phải xây dựng tầng hầm. Việc kết hợp giữa cọc chịu lực và tường tầng hầm dẫn đến ý tưởng làm móng tường trong đất, trường hợp này tường trong đất có thể được thiết kế và tính toán như một loại móng sâu. Ngoài ra tường trong đất hoặc vật liệu rời (earth fill dam - rock fill dam). Tường chắn đất cũng rất hữu ích cho việc thi công các hố đào sâu và bảo đảm ổn định cho các công trình lân cận khi thi công chen trong thành phố.
hình ảnh chắn nước 9,5x150mm - Lắp giữa khối kiểu C hoặc tương đương.
II. Quy trình thi công
- Thi công tường dẫn
- Đào đất - giữ vách hố đào bằng dung dịch bentonite
- Thổi rửa hố đào bằng phương pháp luân chuyển bentonite
- Đặt khối (CWS) và tấm chắn nước
- Gia công lắp đặt ống đổ bê tông và đổ bê tông theo phương pháp rút ống.
2.1 Thi công tường dẫn
Ngoài việc dẫn gầu đào trong thi công tường chắn, tường dẫn còn tạo một hệ thống định vị tốt về tim và cốt cho tường chắn và giữ ổn định cho lớp bề mặt của hố đào cần thi công (hai tường dãn bê tông cốt thép) khoảng cách giữa các tường dẫn tạm thời lớn hơn bề rộng thiết kế tường chắn 5-10cm. Xem mặt cắt điển hình của tường dẫn:
Trình tự thi công tường dẫn:
- Xác định vị trí của tường chắn và tường dẫn trên mặt bằng, định vị và dẫn ra ngoài trên hệ thống cọc nhựa và nẹp ngựa;
- Đào một tường hào sâu 1-1,5 tuỳ theo thiết kế, rải một lớp bê tông lót dày khoảng 5cm;
- Trên lớp bê tông lót này định vị chính xác tường dẫn lắp dựng cốt thép và lắp dựng ván khuôn cho tường dẫn (ván khuôn thành);
- Đổ bê tông tường dẫn, dỡ ván khuôn một ngày sau đó. Tường dẫn đã hoàn thành sẵn sàng phục vụ công tác đào tường chắn. Nếu công tác đào không bắt đầu ngay, hào giữa các tường dẫn có thể được lấp hoặc chống đỡ tạm nếu cần.
2.2 Chuẩn bị Bentonite - đào đất
Cũng như thi công cọc khoan nhồi chất lượng thi công tường trong đất chủ yếu phụ thuộc vào khâu bentonite.
Bentonite là một loại đất sét tự nhiên được nghiền thành bột và đóng thành bao tương tự bao xi măng, 50kg một bao. Khi trộn với nước tạo thành chất huyền phù THIXOTROPIC, chất này bền vững trong nhiều tuần.
Các yêu cầu của dung dịch Bentonite như sau:
Khi đào, hố khoan được đổ đầy dung dịch bentonite, cao trình dung dịch bentonite luôn được giữ cho cao hơn cao trình mực nước ngầm ít nhất từ 1-2m, để có thể tạo được một áp lực dư tạo xu hướng cho dung dịch bentonite ngấm vào đất xung quanh. Tuy nhiên, các hạt sét huyền phù trong dung dịch bentonite tạo nên một màng mỏng theo dạng "vỏ bánh" nên áp suất dung dịch bentonite trong hố đào và áp lực nước ngầm ở thành hố đào chênh nhau tạo ra một lực làm ổn định vách hố đào.
Trong sét độ dày của "vỏ bánh" rất nhỏ nhưng trong đất không dính kết, lớp vỏ này có thể lớn hơn 1-2m và hoạt động như một màng mỏng không thấm nước.
Lớp màng này ngăn nước chảy vào hố đào và ngăn sự xáo trộn ở bề mặt phân chia. Độ ổn định chính của tường vách hố đào là do áp suất dư của dung dịch bentonite trong hố đào tạo ra. Nên việc giữ cho hố đào luôn luôn đầy dung dịch bentonite có một tầm quan trọng đặc biệt.
Bentonite được chuyển đến công trường theo dạng rời và được cất giữ vào xi lô hoặc cũng có thể theo dạng bao giống như bao xi măng. Người ta sử dụng máy trộn tương tự như máy trộn bê tông trong thời gian khoảng 20 phút với tỷ lệ 30-50kg bột bentonite cho 1m3 nước tuỳ theo đặc tính kỹ thuật yêu cầu và được chứa vào những xi lô cao sẵn sàng để cấp cho hố đào.
I. Giới thiệu
Từ phương pháp thi công cọc khoan nhồi (cọc tròn) và cọc Barretle (cọc chữ nhật) đối với nhà cao tầng nhiều khi phải xây dựng tầng hầm. Việc kết hợp giữa cọc chịu lực và tường tầng hầm dẫn đến ý tưởng làm móng tường trong đất, trường hợp này tường trong đất có thể được thiết kế và tính toán như một loại móng sâu. Ngoài ra tường trong đất hoặc vật liệu rời (earth fill dam - rock fill dam). Tường chắn đất cũng rất hữu ích cho việc thi công các hố đào sâu và bảo đảm ổn định cho các công trình lân cận khi thi công chen trong thành phố.
hình ảnh chắn nước 9,5x150mm - Lắp giữa khối kiểu C hoặc tương đương.

II. Quy trình thi công
- Thi công tường dẫn
- Đào đất - giữ vách hố đào bằng dung dịch bentonite
- Thổi rửa hố đào bằng phương pháp luân chuyển bentonite
- Đặt khối (CWS) và tấm chắn nước
- Gia công lắp đặt ống đổ bê tông và đổ bê tông theo phương pháp rút ống.
2.1 Thi công tường dẫn
Ngoài việc dẫn gầu đào trong thi công tường chắn, tường dẫn còn tạo một hệ thống định vị tốt về tim và cốt cho tường chắn và giữ ổn định cho lớp bề mặt của hố đào cần thi công (hai tường dãn bê tông cốt thép) khoảng cách giữa các tường dẫn tạm thời lớn hơn bề rộng thiết kế tường chắn 5-10cm. Xem mặt cắt điển hình của tường dẫn:

- Xác định vị trí của tường chắn và tường dẫn trên mặt bằng, định vị và dẫn ra ngoài trên hệ thống cọc nhựa và nẹp ngựa;
- Đào một tường hào sâu 1-1,5 tuỳ theo thiết kế, rải một lớp bê tông lót dày khoảng 5cm;
- Trên lớp bê tông lót này định vị chính xác tường dẫn lắp dựng cốt thép và lắp dựng ván khuôn cho tường dẫn (ván khuôn thành);
- Đổ bê tông tường dẫn, dỡ ván khuôn một ngày sau đó. Tường dẫn đã hoàn thành sẵn sàng phục vụ công tác đào tường chắn. Nếu công tác đào không bắt đầu ngay, hào giữa các tường dẫn có thể được lấp hoặc chống đỡ tạm nếu cần.
2.2 Chuẩn bị Bentonite - đào đất
Cũng như thi công cọc khoan nhồi chất lượng thi công tường trong đất chủ yếu phụ thuộc vào khâu bentonite.
Bentonite là một loại đất sét tự nhiên được nghiền thành bột và đóng thành bao tương tự bao xi măng, 50kg một bao. Khi trộn với nước tạo thành chất huyền phù THIXOTROPIC, chất này bền vững trong nhiều tuần.
Các yêu cầu của dung dịch Bentonite như sau:

Khi đào, hố khoan được đổ đầy dung dịch bentonite, cao trình dung dịch bentonite luôn được giữ cho cao hơn cao trình mực nước ngầm ít nhất từ 1-2m, để có thể tạo được một áp lực dư tạo xu hướng cho dung dịch bentonite ngấm vào đất xung quanh. Tuy nhiên, các hạt sét huyền phù trong dung dịch bentonite tạo nên một màng mỏng theo dạng "vỏ bánh" nên áp suất dung dịch bentonite trong hố đào và áp lực nước ngầm ở thành hố đào chênh nhau tạo ra một lực làm ổn định vách hố đào.
Trong sét độ dày của "vỏ bánh" rất nhỏ nhưng trong đất không dính kết, lớp vỏ này có thể lớn hơn 1-2m và hoạt động như một màng mỏng không thấm nước.
Lớp màng này ngăn nước chảy vào hố đào và ngăn sự xáo trộn ở bề mặt phân chia. Độ ổn định chính của tường vách hố đào là do áp suất dư của dung dịch bentonite trong hố đào tạo ra. Nên việc giữ cho hố đào luôn luôn đầy dung dịch bentonite có một tầm quan trọng đặc biệt.
Bentonite được chuyển đến công trường theo dạng rời và được cất giữ vào xi lô hoặc cũng có thể theo dạng bao giống như bao xi măng. Người ta sử dụng máy trộn tương tự như máy trộn bê tông trong thời gian khoảng 20 phút với tỷ lệ 30-50kg bột bentonite cho 1m3 nước tuỳ theo đặc tính kỹ thuật yêu cầu và được chứa vào những xi lô cao sẵn sàng để cấp cho hố đào.