Câu hỏi: Thầy cho em hỏi vấn đề này, em đang tìm hiểu mà chưa có câu trả lời: Về công tác cọc bê tông cốt thép, người ta lập dự toán nhân 1,01 là đúng hay sai ạ?
Hỏi ngược lại:
1. Nhân 1,01 để làm gì?
2. Biện pháp thi công và mối liên hệ với các công tác khác của công tác em đang hỏi là gì?
- Dạ em không lập dự toán, em đang kiểm tra lại khối lượng thì thấy dự toán nhân thêm 1,01 vào công tác sản xuất bê tông cọc, công tác cốt thép cọc.
- Biện pháp thi công là: ép bằng máy ép cọc và là ép trước ạ. Em không rõ là 1,01 đó là hao hụt vật liệu đã có trong định mức chưa, nhân thêm vào có bị thừa không ạ?
- Sản xuất bê tông, cốt thép đó để phục vụ cho ép cọc đúng không?
- Vâng thầy ạ!
- Vậy em cần bao nhiêu mét cọc để ép?
- Em cần 2121 m ạ
- Không, tôi hỏi hao phí cần bao nhiêu mét cọc để ép tính theo 1 đơn vị thôi. Không phải là tổng khối lượng của em. Tôi không tính hộ đâu, tôi chỉ giúp em hiểu bản chất.
- Thầy hỏi, em chưa hiểu ạ. Nếu là chiều dài 1 cọc thì là 18,6m ạ.
- Em chưa hiểu về định mức à? Tôi nhắc nhanh nhé: "Định mức dự toán là hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành 1 đơn vị công việc.". Em cần bao nhiêu mét vật liệu cọc để ép 1 m cọc?
- Dạ 1m ạ!
- sao lại 1m? Thế ko có hao hụt à? Nó hư hại, sứt mẻ, vỡ, tòe đầu cọc khi cẩu cọc, khi ép cọc thì sao?
- Vâng.
- Vâng cái gì. Thế cần bao nhiêu?
- Dạ. Cần nhiều hơn 1m.
- Cụ thể là bao nhiêu, tra ở đâu? Định mức ép cọc, tra đi và trả lời.
- Dạ. Là 1x1,01 theo định mức số 1776/BXD-VP ạ.
- Đúng rồi. Cần 1,01m cọc chở đến để ép 1m cọc sản phẩm cắm xuống đất. Vậy cần sản xuất 1,01 m cọc. Từ đấy ra vật liệu: ván khuôn, cốt thép, cọc.
- Dạ em cảm ơn thầy ạ. Em hiểu đc bản chất rồi ạ.
- Dự tính - dự toán thì cứ lập theo định mức dự toán và lý thuyết là phải hao hụt như vậy để thi công 1m cọc. Nguyên tắc theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là tính đúng, tính đủ mà. Nếu em có số liệu tốt hơn định mức thì tính vào, nếu không có thì chỉ còn trông vào định mức chứ trông vào gì?
- Đến khi đấu thầu, thương thảo, ký hợp đồng (để ý loại hợp đồng) thì tùy vào số liệu khảo sát (có tin cậy không), điều kiện địa chất, điều kiện thi công thực tế, kỹ thuật thi công của nhà thầu... Chủ đầu tư thì lựa thế nào để mà ký hợp đồng nếu dư nhiều thì có thể giảm trừ, Nhà thầu thì cần trang bị hiểu biết để nếu bên chủ đầu tư mà không chịu đọc, chịu học thì cứ theo quy luật tự nhiên: Tối đa hóa lợi nhuận, để mà bảo vệ khối lượng với Tư vấn giám sát...
- Trường hợp Chủ đầu tư tư duy quản lý tốt, thoáng, có hiểu biết thì có thể quan niệm: Định mức nhà nước chỉ là trung bình tiên tiến, hao phí theo định mức cho phép là 1,01, nhà thầu họ làm tốt, nhờ sáng kiến cài tiến kỹ thuật mà họ tiết kiệm được khâu sản xuất -> cho họ hưởng, hoặc nhiều thì tiết kiệm 1 phần cho chủ đầu tư, vậy phải thỏa thuận.
Nếu thấy các chia sẻ chuyên môn là hữu ích các bạn hãy ủng hộ chọn sử dụng phần mềm Dự toán GXD nhé. Xin cảm ơn và chúc bạn luôn gặt hái thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.
Hỏi ngược lại:
1. Nhân 1,01 để làm gì?
2. Biện pháp thi công và mối liên hệ với các công tác khác của công tác em đang hỏi là gì?
- Dạ em không lập dự toán, em đang kiểm tra lại khối lượng thì thấy dự toán nhân thêm 1,01 vào công tác sản xuất bê tông cọc, công tác cốt thép cọc.
- Biện pháp thi công là: ép bằng máy ép cọc và là ép trước ạ. Em không rõ là 1,01 đó là hao hụt vật liệu đã có trong định mức chưa, nhân thêm vào có bị thừa không ạ?
- Sản xuất bê tông, cốt thép đó để phục vụ cho ép cọc đúng không?
- Vâng thầy ạ!
- Vậy em cần bao nhiêu mét cọc để ép?
- Em cần 2121 m ạ
- Không, tôi hỏi hao phí cần bao nhiêu mét cọc để ép tính theo 1 đơn vị thôi. Không phải là tổng khối lượng của em. Tôi không tính hộ đâu, tôi chỉ giúp em hiểu bản chất.
- Thầy hỏi, em chưa hiểu ạ. Nếu là chiều dài 1 cọc thì là 18,6m ạ.
- Em chưa hiểu về định mức à? Tôi nhắc nhanh nhé: "Định mức dự toán là hao phí về vật liệu, nhân công, máy thi công để hoàn thành 1 đơn vị công việc.". Em cần bao nhiêu mét vật liệu cọc để ép 1 m cọc?
- Dạ 1m ạ!
- sao lại 1m? Thế ko có hao hụt à? Nó hư hại, sứt mẻ, vỡ, tòe đầu cọc khi cẩu cọc, khi ép cọc thì sao?
- Vâng.
- Vâng cái gì. Thế cần bao nhiêu?
- Dạ. Cần nhiều hơn 1m.
- Cụ thể là bao nhiêu, tra ở đâu? Định mức ép cọc, tra đi và trả lời.
- Dạ. Là 1x1,01 theo định mức số 1776/BXD-VP ạ.
- Đúng rồi. Cần 1,01m cọc chở đến để ép 1m cọc sản phẩm cắm xuống đất. Vậy cần sản xuất 1,01 m cọc. Từ đấy ra vật liệu: ván khuôn, cốt thép, cọc.
- Dạ em cảm ơn thầy ạ. Em hiểu đc bản chất rồi ạ.
- Dự tính - dự toán thì cứ lập theo định mức dự toán và lý thuyết là phải hao hụt như vậy để thi công 1m cọc. Nguyên tắc theo quy định của Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là tính đúng, tính đủ mà. Nếu em có số liệu tốt hơn định mức thì tính vào, nếu không có thì chỉ còn trông vào định mức chứ trông vào gì?
- Đến khi đấu thầu, thương thảo, ký hợp đồng (để ý loại hợp đồng) thì tùy vào số liệu khảo sát (có tin cậy không), điều kiện địa chất, điều kiện thi công thực tế, kỹ thuật thi công của nhà thầu... Chủ đầu tư thì lựa thế nào để mà ký hợp đồng nếu dư nhiều thì có thể giảm trừ, Nhà thầu thì cần trang bị hiểu biết để nếu bên chủ đầu tư mà không chịu đọc, chịu học thì cứ theo quy luật tự nhiên: Tối đa hóa lợi nhuận, để mà bảo vệ khối lượng với Tư vấn giám sát...
- Trường hợp Chủ đầu tư tư duy quản lý tốt, thoáng, có hiểu biết thì có thể quan niệm: Định mức nhà nước chỉ là trung bình tiên tiến, hao phí theo định mức cho phép là 1,01, nhà thầu họ làm tốt, nhờ sáng kiến cài tiến kỹ thuật mà họ tiết kiệm được khâu sản xuất -> cho họ hưởng, hoặc nhiều thì tiết kiệm 1 phần cho chủ đầu tư, vậy phải thỏa thuận.
Nếu thấy các chia sẻ chuyên môn là hữu ích các bạn hãy ủng hộ chọn sử dụng phần mềm Dự toán GXD nhé. Xin cảm ơn và chúc bạn luôn gặt hái thành công, thăng tiến trong sự nghiệp.