quyettoan
Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
- Tham gia
- 14/9/07
- Bài viết
- 241
- Điểm tích cực
- 157
- Điểm thành tích
- 43
Trước hết chúng ta cần tìm hiểu bản chất của việc điều chỉnh hệ số nhân công. Như đã biết, mức lương tối thiếu do Chính phủ ban hành qua từng thời kỳ sẽ có sự điều chỉnh tăng theo yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
Cụ thể các mức lương tối thiểu từ năm 2000 đến nay gồm các mức lương: 140.000; 210.000; 290.000; 350.000; 450.000; 540.000 và (650.000, 690.000, 730.000 và 800.000). Đầu năm 2010 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới.
Bộ đơn giá của các tỉnh ban hành tại thời điểm nào thì áp dụng mức lương tối thiếu tại thời điểm đó, ví dụ nếu ban hành tại thời điểm năm 2001 hoặc 2002 thì mức lương tối thiểu là 210.000, nếu ban hành tại thời điểm đầu năm 2006 thì mức lương tối thiểu là 350.000 nếu ban hành những tháng cuối năm 2006 thì mức lương tối thiểu là 450.000 (xem thêm phần thuyết minh bộ đơn giá các tỉnh để biết được chính xác mức lương tối thiểu mà bộ đơn giá các tỉnh đang áp dụng).
Nếu năm 2006 vừa ban hành bộ đơn giá với mức lương tối thiểu là 350.000, sau đó Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu là 450.000 mà phải xây dựng bộ đơn giá với mức lương tối thiểu mới sẽ là nhiệm vụ bất khả thi cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị thường xuyên sử dụng bộ đơn giá. Cách tối ưu nhất là sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công để điều chỉnh về mặt bằng lương mới. Từ 210.000 về mức lương 690.000 hoặc từ 350.000 về mức lương 690.000.
Đối với các tỉnh ban hành bộ đơn giá xây dựng, lắp đặt và sửa chữa tại cùng một năm với cùng một mức lương tối thiểu thì hệ số điều chỉnh chi phí nhân công có vẻ đơn giản, rắc rối chỉ phát sinh khi các tỉnh có bộ đơn giá xây dựng và lắp đặt ban hành năm 2006, còn bộ đơn giá sửa chữa ban hành năm 2001 (hoặc 2002). Câu hỏi được đặt ra là những công trình phá dỡ sẽ sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công nào đây?
Nhiều người sẽ trả lời rất đơn giản: dễ mà công trình phá dỡ thì cứ sử dụng hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa (hệ số này nằm trong khoảng từ 4.0 đến hơn 5 tùy theo địa phương) là đúng thôi.
Đáp án đúng là: Nếu toàn bộ mã hiệu bạn sử dụng là mã hiệu bắt đầu bằng chữ X ban hành với mức lương là 210.000 thì sử dụng hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa là đúng.
Nếu công trình phá dỡ của bạn vừa có mã hiệu bắt đầu bằng chữ X vừa có mã hiệu bắt đầu bằng chữ A mà sử dụng chung một hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa thì vô tình bạn đang lập dự toán với mức lương tối thiểu cho các công tác bắt đầu bằng mã hiệu A với mức lương tối thiểu trong tầm khoảng 1.400.000 (350.000*4.x), mức lương tối thiểu này cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu do Chính phủ ban hành sẽ áp dụng từ đầu năm 2010 là 980.000 đồng/tháng.
Vậy giải pháp xử lý cho trường hợp này như thế nào:
- Thông thường công trình phá dỡ thì mã hiệu công việc chủ đạo sẽ là mã hiệu bắt đầu bằng chữ X và lẽ dĩ nhiên ta sẽ sử dụng hệ số điểu chỉnh phần nhân công sửa.
- Những mã hiệu phá dỡ với mã hiệu công việc bắt đầu bằng chữ A sẽ gom nhóm và nhập thành một phần riêng trong cùng một hạng mục công trình – tạm gọi là “phần 1776”.
- Khi lập bảng tổng hợp dự toán theo hạng mục, phần mềm sẽ tổng hợp nhân công của toàn bộ nhân công (không phân biệt). Người sử dụng chỉ cần sửa lại cách tính như sau: (B1-Total phần 1776)* Knc-sửa chữa + Total phần 1776*Knc-xây dựng mới.
Ví dụ: Hạng mục cho công trình phá dỡ sử dụng hết 100T chi phí nhân công, trong đó có 20T là chi phí nhân công thuộc phần xây dựng (mã hiệu bắt đầu bằng chữ A). Ta sẽ có công thức như sau:
(100T-20T)*Knc-SC + 20T*Knc-XD.
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi khi hướng dẫn cho cho các anh em mới vào nghề, nếu có phát hiện sai sót nào xin các chuyên gia dự toán trao đổi thêm.
Cụ thể các mức lương tối thiểu từ năm 2000 đến nay gồm các mức lương: 140.000; 210.000; 290.000; 350.000; 450.000; 540.000 và (650.000, 690.000, 730.000 và 800.000). Đầu năm 2010 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu mới.
Bộ đơn giá của các tỉnh ban hành tại thời điểm nào thì áp dụng mức lương tối thiếu tại thời điểm đó, ví dụ nếu ban hành tại thời điểm năm 2001 hoặc 2002 thì mức lương tối thiểu là 210.000, nếu ban hành tại thời điểm đầu năm 2006 thì mức lương tối thiểu là 350.000 nếu ban hành những tháng cuối năm 2006 thì mức lương tối thiểu là 450.000 (xem thêm phần thuyết minh bộ đơn giá các tỉnh để biết được chính xác mức lương tối thiểu mà bộ đơn giá các tỉnh đang áp dụng).
Nếu năm 2006 vừa ban hành bộ đơn giá với mức lương tối thiểu là 350.000, sau đó Chính phủ ban hành mức lương tối thiểu là 450.000 mà phải xây dựng bộ đơn giá với mức lương tối thiểu mới sẽ là nhiệm vụ bất khả thi cho cả cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị thường xuyên sử dụng bộ đơn giá. Cách tối ưu nhất là sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công để điều chỉnh về mặt bằng lương mới. Từ 210.000 về mức lương 690.000 hoặc từ 350.000 về mức lương 690.000.
Đối với các tỉnh ban hành bộ đơn giá xây dựng, lắp đặt và sửa chữa tại cùng một năm với cùng một mức lương tối thiểu thì hệ số điều chỉnh chi phí nhân công có vẻ đơn giản, rắc rối chỉ phát sinh khi các tỉnh có bộ đơn giá xây dựng và lắp đặt ban hành năm 2006, còn bộ đơn giá sửa chữa ban hành năm 2001 (hoặc 2002). Câu hỏi được đặt ra là những công trình phá dỡ sẽ sử dụng hệ số điều chỉnh chi phí nhân công nào đây?
Nhiều người sẽ trả lời rất đơn giản: dễ mà công trình phá dỡ thì cứ sử dụng hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa (hệ số này nằm trong khoảng từ 4.0 đến hơn 5 tùy theo địa phương) là đúng thôi.
Đáp án đúng là: Nếu toàn bộ mã hiệu bạn sử dụng là mã hiệu bắt đầu bằng chữ X ban hành với mức lương là 210.000 thì sử dụng hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa là đúng.
Nếu công trình phá dỡ của bạn vừa có mã hiệu bắt đầu bằng chữ X vừa có mã hiệu bắt đầu bằng chữ A mà sử dụng chung một hệ số điều chỉnh nhân công sửa chữa thì vô tình bạn đang lập dự toán với mức lương tối thiểu cho các công tác bắt đầu bằng mã hiệu A với mức lương tối thiểu trong tầm khoảng 1.400.000 (350.000*4.x), mức lương tối thiểu này cao hơn nhiều so với mức lương tối thiểu do Chính phủ ban hành sẽ áp dụng từ đầu năm 2010 là 980.000 đồng/tháng.
Vậy giải pháp xử lý cho trường hợp này như thế nào:
- Thông thường công trình phá dỡ thì mã hiệu công việc chủ đạo sẽ là mã hiệu bắt đầu bằng chữ X và lẽ dĩ nhiên ta sẽ sử dụng hệ số điểu chỉnh phần nhân công sửa.
- Những mã hiệu phá dỡ với mã hiệu công việc bắt đầu bằng chữ A sẽ gom nhóm và nhập thành một phần riêng trong cùng một hạng mục công trình – tạm gọi là “phần 1776”.
- Khi lập bảng tổng hợp dự toán theo hạng mục, phần mềm sẽ tổng hợp nhân công của toàn bộ nhân công (không phân biệt). Người sử dụng chỉ cần sửa lại cách tính như sau: (B1-Total phần 1776)* Knc-sửa chữa + Total phần 1776*Knc-xây dựng mới.
Ví dụ: Hạng mục cho công trình phá dỡ sử dụng hết 100T chi phí nhân công, trong đó có 20T là chi phí nhân công thuộc phần xây dựng (mã hiệu bắt đầu bằng chữ A). Ta sẽ có công thức như sau:
(100T-20T)*Knc-SC + 20T*Knc-XD.
Đây là ý kiến chủ quan của cá nhân tôi khi hướng dẫn cho cho các anh em mới vào nghề, nếu có phát hiện sai sót nào xin các chuyên gia dự toán trao đổi thêm.