Dành cho những ai - thiết kế trường học

kts.phuonganh

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
12/8/08
Bài viết
84
Điểm tích cực
10
Điểm thành tích
8
Chia sẻ tài liệu về thiết kế trường học:

Mô hình trường học xanh - trường học sử dụng tối đa ánh sáng tự nhiên
(Pattern of green school - designing schools for daylight efficient using)
 

File đính kèm

Tài liệu văn bản lưu ý khi thiết kế trường tiểu học.

1/ Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT: Về việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học chuẩn quốc gia.
2/ Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học.
3/ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4/ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT.

Mình đang thiết kế 01 trường tiểu học, các bạn nếu có tài liệu nào xin hãy cùng chia sẻ. Điều mình băn khoăn nhất ở đây là tiêu chuẩn hay văn bản nào quy định cụ thể cho khu ăn, ngủ của học sinh bán trú? Mong mọi người giúp đỡ và chia sẻ.
 

File đính kèm

1/ Quyết định 32/2005/QĐ-BGD&ĐT: Về việc ban hành Quy chế công nhận trường tiểu học chuẩn quốc gia.
2/ Quyết định 1221/2000/QĐ-BYT về việc ban hành Quy định về vệ sinh trường học.
3/ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông.
4/ Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT.

Mình đang thiết kế 01 trường tiểu học, các bạn nếu có tài liệu nào xin hãy cùng chia sẻ. Điều mình băn khoăn nhất ở đây là tiêu chuẩn hay văn bản nào quy định cụ thể cho khu ăn, ngủ của học sinh bán trú? Mong mọi người giúp đỡ và chia sẻ.

Em gái ơi, tiêu chuẩn thiết kế chỗ ở nội trú cho học sinh lấy theo tiêu chuẩn Tiêu chuẩn việt nam TCVN 3978 : 1984 Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế.
Theo mục 4. Nội dung công trình và các yêu cầu thiết kế
4.11. Khu phục vụ sinh hoạt.

4.11.1. Khối phục vụ sinh hoạt bao gồm nhà ở, nhà ăn của giáo viên và học sinh trong trường học phổ thông có nội trú.
4.11.2. Thành phần, diện tích của nhà ở được áp dụng theo những quy định trong tiêu chuẩn và quy phạm thiết kế nhà ở hiện hành.l
Chú thích: Khu nhà ở của giáo viên phải bố trí độc lập hoặc ngăn cách với khu ở của học sinh.
4.11.3. Phòng ngủ được thiết kế theo tính toán 4m2 Cho một chỗ ngủ.

4.11.4. Phòng ngủ được thiết kế với quy mô 8 đến 10 chỗ ngủ cho học sinh lớp I – IX của trường phổ thông cơ sở và 4 đến 6 chỗ cho học sinh lớp X - XII cho trường phổ thông trung học.

4.11.5. Nhà ăn tập thể của trường nội trú, được áp dụng theo tiêu chuẩn thiết kế nhà ở công cộng và tập thể.

Đây là tiêu chuẩn về trường học phổ thông (từ tiểu học đến THPT), tiêu chuẩn này áp dụng cho các trường có bán trú, em xem có áp dụng được không nhé.
 

File đính kèm

Trường Tiểu học có lớp bán trú là để phục vụ cho một số học sinh học cả ngày có nhu cầu nghỉ và ăn trưa tại nhà trường. Khác với các trường Nội trú như trường Dân tộc nội trú, Trường dậy con em Liệt sỹ, trẻ mồ côi, Trường học sinh mù, Làng trẻ SOS.. Tại đây học sinh sinh hoạt tại trường 24/24. Trường bán trú thường vẫn lấy yêu cầu giáo dục chung làm mục tiêu chính, việc phục vụ nhu cầu ăn và nghỉ trưa của học sinh bán trú là phụ!
Khi thiết kế trường học có lớp bán trú cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tỷ lệ % học sinh bán trú là bao nhiêu, Tỷ lệ này tùy thuộc vào thực tế địa phương (nông thôn-thành thị) thường từ 20-30% tổng học sinh toàn trường.
- Các không gian phục vụ công tác bán trú bao gồm: bếp, nhà ăn, khu nghỉ trưa cho học sinh, khu nghỉ cô nuôi, kho...
Đối với các trường Tư thục có bán trú tùy vào chiến luợc đào tạo, khả năng tài chính, đối tượng đào tạo... mà các không gian này có thể thiết kế độc lập theo tiêu chuẩn KTX (tham khảo Tiêu chuẩn 4602:1988) hoặc các tiêu chuẩn cao hơn nữa.
Đối với các trường sử dụng vốn Ngân sách khi thiết kế cần phải thiết kế, tổ chức không gian này cho phù hợp...
 
Last edited by a moderator:
Thêm 1 tài liệu bổ ích nữa khi thiết kế trường học

Tài liệu về: Mô hình trường học có hiệu quả năng lượng Việt Nam.

Đây là một phần trong dự án chiếu sáng trường học có hiệu quả năng lượng của Bộ Giáo dcj và đào tạo, do Viện NCTK trường học thực hiện năm 2007-2008.

Xin được chia sẻ với các bạn!
 

File đính kèm

Trong trường bán trú, có hai không gian phục vụ yêu cầu này là Khu bếp+phòng ăn và khu nghỉ trưa. Như đã nói ở phần trên đối với các trường sử dụng vốn Ngân sách khó có thể xây được khu KTX độc lập. Trong thực tế để đáp ứng được yêu cầu này thường thiết kế các khu này như sau:
1- Khu vực nghỉ trưa nên sử dụng luôn phòng học, lớp nào nghỉ trưa tại lớp đó. Hiện đã có loại bàn kết hợp thành gường ngủ cấu tạo: bàn liền ghế, mặt bạn có 2 lớp khi học gập vào, khi ngủ mở ra dựa lên tựa lưng ghế thành giường ngủ. Kích thước: 800x1100x600 và một số mẫu tương tự khác. Cần thiết kế nhà kho để đựng chăn màn liền với khu nghỉ, diện tích khoảng 0.2-0.5m2/học sinh bán trú.
2- Khu nhà ăn, không nên xây nhà ăn riêng sẽ lãng phí mà nên kết hợp với nhà đa năng, trong trường hợp đặc biệt nếu hạn chế về kinh phí có thể cho các cháu ăn ngay tại lớp. Trong trường hợp đó cần tăng số chậu rửa (hoặc thiết kế khu rửa tay cho các cháu)
3- Khu nhà bếp bao gồm các phần: kho chứa các loại lương thực thực phẩm, bộ phận gia công (Thô-kỹ, nấu, rửa bát đĩa...), nơi soạn phục vụ bàn. Vị trí xây dựng bếp nên ở gần khu ăn, bố trí cuối hướng gió và nơi khuất... đặc biệt lưu ý đến nơi để bình ga hoặc nồi hơi (nếu có) phải bảo đảm an toàn cháy nổ và phải bố trí riêng biệt. Cần có khu vực xử lý rác thải sinh hoạt. Nên có hành lang cầu liên thông. Số lượng phục vụ suất ăn bảo đảm 100% số học sinh bán trú.Tham khảo thêm tiêu chuẩn nhà ăn công cộng.
Về quy hoạch tổng mặt bằng trường có một số lưu ý: Nên thiết kế đường giao thông xung quanh trường vừa bảo đảm yêu cầu phòng cháy vừa làm đường chạy cho môn học thể chất. Không nên bố trí bồn cây ngay sát lớp học để tiện cho công tác vệ sinh.... Về hình thức kiến trúc cần thống nhất, kiến trúc chủ đạo lấy kiến trúc nhà học.
Thông thường dân KTS có quan niệm thiết kế trường học là dễ xong để có một ngôi trường đẹp, công năng hợp lý là rất khó... Vì tương lai thế hệ trẻ rất mong chúng ta cố gắng.
 
Last edited by a moderator:
Trong trường bán trú, có hai không gian phục vụ yêu cầu này là Khu bếp+phòng ăn và khu nghỉ trưa. Như đã nói ở phần trên đối với các trường sử dụng vốn Ngân sách khó có thể xây được khu KTX độc lập. Trong thực tế để đáp ứng được yêu cầu này thường thiết kế các khu này như sau:
1- Khu vực nghỉ trưa nên sử dụng luôn phòng học, lớp nào nghỉ trưa tại lớp đó. Hiện đã có loại bàn kết hợp thành gường ngủ cấu tạo: bàn liền ghế, mặt bạn có 2 lớp khi học gập vào, khi ngủ mở ra dựa lên tựa lưng ghế thành giường ngủ. Kích thước: 800x1100x600 và một số mẫu tương tự khác. Cần thiết kế nhà kho để đựng chăn màn liền với khu nghỉ, diện tích khoảng 0.2-0.5m2/học sinh bán trú.
2- Khu nhà ăn, không nên xây nhà ăn riêng sẽ lãng phí mà nên kết hợp với nhà đa năng, trong trường hợp đặc biệt nếu hạn chế về kinh phí có thể cho các cháu ăn ngay tại lớp. Trong trường hợp đó cần tăng số chậu rửa (hoặc thiết kế khu rửa tay cho các cháu)3- Khu nhà bếp bao gồm các phần: kho chứa các loại lương thực thực phẩm, bộ phận gia công (Thô-kỹ, nấu, rửa bát đĩa...), nơi soạn phục vụ bàn. Vị trí xây dựng bếp nên ở gần khu ăn, bố trí cuối hướng gió và nơi khuất... đặc biệt lưu ý đến nơi để bình ga hoặc nồi hơi (nếu có) phải bảo đảm an toàn cháy nổ và phải bố trí riêng biệt. Cần có khu vực xử lý rác thải sinh hoạt. Nên có hành lang cầu liên thông. Số lượng phục vụ suất ăn bảo đảm 100% số học sinh bán trú.Tham khảo thêm tiêu chuẩn nhà ăn công cộng.
Về quy hoạch tổng mặt bằng trường có một số lưu ý: Nên thiết kế đường giao thông xung quanh trường vừa bảo đảm yêu cầu phòng cháy vừa làm đường chạy cho môn học thể chất. Không nên bố trí bồn cây ngay sát lớp học để tiện cho công tác vệ sinh.... Về hình thức kiến trúc cần thống nhất, kiến trúc chủ đạo lấy kiến trúc nhà học.
Thông thường dân KTS có quan niệm thiết kế trường học là dễ xong để có một ngôi trường đẹp, công năng hợp lý là rất khó... Vì tương lai thế hệ trẻ rất mong chúng ta cố gắng.

Mô hình này thì hiện nay các trường đều áp dụng cho các trường học 2 buổi/ngày. Thực ra mô hình này chỉ là tận dụng diện tích có sẵn để đáp ứng yêu cầu học theo kiểu 2 buổi/ngày (vì không thể mở rộng được diện tích đã có). Và mô hình ăn và ngủ như vậy các con khi ăn và ngủ rất không thoải mái, mất vệ sinh học đường dẫn đến học chiều không tập trung và mệt mỏi.
Mình nghĩ mô hình này không nên khuyến khích áp dụng với các trường học xây mới.
 
Mô hình này thì hiện nay các trường đều áp dụng cho các trường học 2 buổi/ngày. Thực ra mô hình này chỉ là tận dụng diện tích có sẵn để đáp ứng yêu cầu học theo kiểu 2 buổi/ngày (vì không thể mở rộng được diện tích đã có). Và mô hình ăn và ngủ như vậy các con khi ăn và ngủ rất không thoải mái, mất vệ sinh học đường dẫn đến học chiều không tập trung và mệt mỏi.
Mình nghĩ mô hình này không nên khuyến khích áp dụng với các trường học xây mới.
Cảm ơn KTS VanHưong, Thực ra việc thiết kế đã khó nhưng bảo vệ được phương án trên cơ sở các Văn bản pháp quy còn khó hơn nhiều. Tôi vừa chủ nhiệm một Công trình trường THCS quy mô >8.000m2/23.000m2, tổng mức đầu tư được phê duyệt >60 tỷ (mới khởi công hôm 9/10/2008 vừa qua) và thuộc nhóm công trình trọng điểm kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Tuy vậy bảo vệ được phương án của mình là rất... mệt tuy đã được các cơ quan quản lý thành phố hết sức ủng hộ. Tôi hoàn toàn đồng ý với KTSvanhuong nên mạnh dạn đưa vào các mô hình mới. Tuy nhiên vẫn phải đủ cơ sở pháp lý để có căn cứ để phê duyệt.
Có lẽ đã đến lúc chúng ta cần xây dựng các tiêu chuẩn mới cho phù hợp với thực tiẽn và tương lai. Chủ đề này rất hay, mong các bạn cùng trao đổi thêm.
 
Rất đồng ý với KTS Hao (Hào, Hảo or ...) là chủ đề này rất hay :D. Có lẽ các quy định và tiêu chuẩn cần được áp dụng linh hoạt khi thiết kế trường học để các ban ngành có thể nhìn nhận và đồng tình với PA của KTS (mình hiểu điều này thì thường là rất khó :(().
Tuy nhiên, Ví dụ đối với trường tiểu học, theo quyết định số 51/2007/Q Đ-BGDDT về việc ban hành điều lệ trường tiểu học, theo Chương IV - Tài sản của nhà trường, điều 42- Trường học Điều lệ trường Tiểu học

CHƯƠNG IV:TÀI SẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Điều 42. Trường học

1. Địa điểm đặt trường phải đảm bảo các yêu cầu dưới đây.
a) Độ dài đư¬ờng đi của học sinh đến trư¬ờng : đối với khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp, khu tái định cư không quá 500m; đối với khu vực ngoại thành, nông thôn không quá 1km; đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn không quá 2km.
b) Môi tr¬ường xung quanh không có tác động tiêu cực đối với việc giáo dục, giảng dạy, học tập và an toàn của giáo viên và học sinh.
2. Diện tích mặt bằng xây dựng trường được xác định trên cơ sở số lớp, số học sinh và đặc điểm vùng miền với bình quân tối thiểu 10m2 cho một học sinh đối với khu vực nông thôn, miền núi, 6m2 cho một học sinh đối với khu vực thành phố, thị xã. Đối với trường học 2 buổi trong ngày được tăng thêm diện tích để phục vụ các hoạt động giáo dục toàn diện. Mẫu thiết kế trường tiểu học được thực hiện cho từng vùng, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Khuôn viên của tr¬ường phải có hàng rào bảo vệ (tư¬ờng xây hoặc hàng rào cây xanh) cao tối thiểu 1,5m. Cổng tr¬ường và hàng rào bảo vệ phải đảm bảo yêu cầu an toàn, thẩm mỹ. Tại cổng chính của trư¬ờng phải có biển trư¬ờng ghi bằng chữ rõ ràng, trang nhã, dễ đọc, theo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 5 của Điều lệ này. Ngoài các khẩu hiệu chung, mỗi trường có thể chọn khẩu hiệu mang tính giáo dục và phù hợp với yêu cầu cụ thể của nhà trường trong từng năm học.
4. Cơ cấu khối công trình
a) Khối phòng học : số phòng học đ¬ược xây dựng tư¬ơng ứng với số lớp học của trường và đảm bảo mỗi lớp có một phòng học riêng;
b) Khối phòng phục vụ học tập :
- Phòng giáo dục rèn luyện thể chất hoặc nhà đa năng;
- Phòng giáo dục nghệ thuật;
- Thư¬ viện;
- Phòng thiết bị giáo dục;
- Phòng truyền thống và hoạt động Đội;
- Phòng hỗ trợ giáo dục học sinh tàn tật, khuyết tật học hoà nhập.
c) Khối phòng hành chính quản trị :
- Phòng Hiệu trưởng (những trường quy mô lớn cần có phòng Phó Hiệu trưởng);
- Phòng giáo viên;
- Văn phòng;
- Phòng y tế học đường;
- Kho;
- Phòng thư¬ờng trực, bảo vệ ở gần cổng trư¬ờng.
d) Khu nhà ăn, nhà nghỉ đảm bảo điều kiện sức khoẻ cho học sinh học bán trú (nếu có);
đ) Khu đất làm sân chơi, sân tập không d¬ưới 30% diện tích mặt bằng của trường. Sân chơi phải bằng phẳng, có đồ chơi, thiết bị vận động cho học sinh và cây bóng mát. Sân tập thể dục có hố nhảy cao, nhảy xa đúng tiêu chuẩn và đảm bảo an toàn cho học sinh;
e) Khu vệ sinh dành riêng cho nam, nữ, giáo viên, học sinh; có khu vệ sinh riêng cho học sinh tàn tật, khuyết tật; khu chứa rác và hệ thống cấp thoát n¬ước đảm bảo vệ sinh. Khuyến khích xây dựng khu vệ sinh riêng cho mỗi tầng nhà, mỗi dãy phòng học.
g) Khu để xe cho học sinh, giáo viên và nhân viên.

Như vậy theo mục 2 và mục 4 điều 42, đã có cơ sở để áp dụng tiêu chuẩn Tiêu chuẩn việt nam TCVN 3978 : 1984 Trường học phổ thông - Tiêu chuẩn thiết kế, mục 4. Nội dung công trình và các yêu cầu thiết kế, 4.11. Khu phục vụ sinh hoạt, để đưa ra bảo vệ với các sở ban ngành rồi. :x

Trên đây là một số trao đổi về mong muốn và giải pháp có thể thực hiện xây dưng trường học (ở đây chỉ nói đến các trường do nhà nước đầu tư xây dựng, còn do tư nhân thì không bị quản lý tổng mức đầu tư chặt chẽ như vậy) theo mô hình mới (và cũng là mong muốn của mình - một phụ huynh học sinh rất đang trăn trở vì điều kiện học tập của các con), rất mong có thêm ý kiến của KTS Hao.
Tò mò một chút, không biết trường KTS Hao thiết kế có phải trường Amsterdam không? :D
 
Last edited by a moderator:
*Lưu ý thêm một chút, nhà hiệu bộ trong trường học cần tuân theo Quyết định số: 147/QĐ-TTG ngày 15/07/1999 và Quyết định số: 260/QĐ-TTG ngày 20/09/2006 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Việc viện dẫn các văn bản pháp quy hết sức khó vì hệ thống văn bản chúng ta còn rất nhiều chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau...
Để phê duyện trên cơ sở "vận dụng" của các cơ quan quan quản lý nhà nước nhiều khi còn mang tính chất cảm tính và chất lượng chuyên môn của giới KTS chúng ta còn nhiều bất cập(!)
Vốn ngân sách tuy vô biên nhưng khó duyệt. Đất Hà Nội tấc đất tấc vàng... nhiều khi đấu tranh từng m2 đất đến toát mồ hôi...(!).
Xin trả lời KTSvanhuong công trình của tôi là trường THSC (trong thành Cổ Loa). Dự án trường Amsterdam phải thi tuyển kiến trúc mà tôi ... ngại thi lắm. Tôi chỉ quen chỉ định thầu thôi.
 
Mình cần tìm 1 số tài liệu về Trường DHDL Cộng đồng và 1 số quy định về loại hình trường này , chẳng hạn như ngành nghề đào tạo,... quy mô trung bình, ....
Có anh chị nào có thì cho share cho mình với , Đồng thời mình cũng đang cần tìm 1 KTS công tác có kinh nghiệm thiết kế loại hình trường ĐH này , nếu anh chị nào muốn cùng công tác thì LH với mình 0914 403 627 .
 
Mẫu bàn tham khảo:

big743024md9.th.jpg
fdt1212722557hm2.th.jpg



-------------------------

P/s: Mẫu bàn này là của kts.hao gửi cho kien_xinh_xinh cách đây không lâu. Mong nhiều người cũng được may mắn như tôi!:)
my.php
 
Mẫu bàn tham khảo:

big743024md9.th.jpg
fdt1212722557hm2.th.jpg



-------------------------

P/s: Mẫu bàn này là của kts.hao gửi cho kien_xinh_xinh cách đây không lâu. Mong nhiều người cũng được may mắn như tôi!:)
my.php
Chính xác là loại bàn như thế này. Các con vừa học vừa nghỉ trưa. Thương lắm học sinh Việt Nam. :((
 
Dạ vâng! Đúng là thực trạng hiện nay là thế, chị archvanhuong cũng là 1 kiến trúc sư mà cũng phải khóc nhè kìa :D vì 1 hoặc chỉ vài người thì không thể làm thay đổi được cục diện! Thôi thì đành phải dần dần vậy chị ơi. Híc.

Chỉ nghĩ đến việc cái bàn ấy mà gặp phải học sinh nghịch ngợm thì cũng dễ bị kẹp tay, hoặc ngủ say, nằm không cẩn thận (trẻ con mà) ngã, rơi xuống đất thì khổ!:((

Mà đâu phải trường nào cũng "trang bị" được cái này, hiện nay có trường vẫn phải ghép bàn học vào, kéo rèm cho giảm bớt ánh sáng chiếu vào để ngủ trưa tại trường.

Thực trạng là thế, chúng ta có cả một viện nghiên cứu trường học, có các kts, ks, các nhà nghiên cứu giỏi, có rất nhiều sự ưu ái cho đề tài nghiên cứu trường học và cũng có rất nhiều giải pháp, đề tài khoa học được khen thưởng, phổ biến,...nhưng việc áp dụng thì thật là xa vời! Nguyên nhân là do cả yếu tố khách quan lẫn chủ quan, việc "rơi rụng" dần đi các điều kiện, tiêu chuẩn là điều...
 
Mình đang Rất Cần 1 Bản Vẽ Mẫu Trường Học Cấp 3 Có 6 Tầng
Bạn Nào Có Cho Mình Nhé
Cảm ơn Nhìu
 
cám ơn vì các tiều liệu hữu ích trên, cho mình hỏi có bạn nào có tiêu chuận riêng của ngành giáo dục không? Mình đang cần. Rất cám ơn
 
Mình đang Rất Cần 1 Bản Vẽ Mẫu Trường Học Cấp 3 Có 6 Tầng
Bạn Nào Có Cho Mình Nhé
Cảm ơn Nhìu
theo tiêu chuẩn TCVN 3978 : 1984 Mục 4 Nội dung công trình và các yêu cầu thiết kế, phần 4.3 nêu rõ
các ngôi nhà của trường phổ thông được thiết kế nhiều nhất là 4 tầng. (vì khó khăn cho các cháu học sinh khi sử dụng)
Nên việc thiết kế trường THPT có 6 tầng là rất hạn chế cần được các cơ quan hữu quan phê duyệt. Nhà học có số tầng > 4 tầng thường là Trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học thôi!
 
Tôi đang chủ trì thiết kế trường THCS nên rất cần kinh nghiệm của các bác đi trước. nếu có thể

*Lưu ý thêm một chút, nhà hiệu bộ trong trường học cần tuân theo Quyết định số: 147/QĐ-TTG ngày 15/07/1999 và Quyết định số: 260/QĐ-TTG ngày 20/09/2006 về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Việc viện dẫn các văn bản pháp quy hết sức khó vì hệ thống văn bản chúng ta còn rất nhiều chồng chéo, thậm chí mâu thuẫn nhau...
Để phê duyện trên cơ sở "vận dụng" của các cơ quan quan quản lý nhà nước nhiều khi còn mang tính chất cảm tính và chất lượng chuyên môn của giới KTS chúng ta còn nhiều bất cập(!)
Vốn ngân sách tuy vô biên nhưng khó duyệt. Đất Hà Nội tấc đất tấc vàng... nhiều khi đấu tranh từng m2 đất đến toát mồ hôi...(!).
Xin trả lời KTSvanhuong công trình của tôi là trường THSC (trong thành Cổ Loa). Dự án trường Amsterdam phải thi tuyển kiến trúc mà tôi ... ngại thi lắm. Tôi chỉ quen chỉ định thầu thôi.
 
dang tuan

:(:(ai co ban ve truong hoc nha 3 tang ko pm tui cai:((:((tui dang can gap day day du nha mat dung,mat cat,mat bang cac tang nua
 
dang hoc ky thuat kien truc ma bat minh ve truong hoc 3 tang sao ve noi m:(:(
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top