Đất đắp nền móng công trình

hanh1982

Thành viên sắp lên hạng Rất năng động
Tham gia
17/12/07
Bài viết
87
Điểm tích cực
1
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Trong xây dựng dân dụng mình thường tính khối lượng đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào nhưng đất như thế nào thì mình có thể dùng đắp trả móng công trình. Cả nhà cho mình ý kiến với nha!
 
Trong xây dựng dân dụng mình thường tính khối lượng đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào nhưng đất như thế nào thì mình có thể dùng đắp trả móng công trình. Cả nhà cho mình ý kiến với nha!
Bạn à, theo tôi thì chẳng có cơ sở nào để tính khối lượng đắp bằng 1/3 khối lượng đào. Đào và đắp riêng biệt
 
Trong xây dựng dân dụng mình thường tính khối lượng đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào
Cái này ko có cơ sở, đào và đắp khác nhau, KL cần tính thêm hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp.

đất như thế nào thì mình có thể dùng đắp trả móng công trình
Cái này do tư vấn thiết kế quy định.
 
Bạn à, theo tôi thì chẳng có cơ sở nào để tính khối lượng đắp bằng 1/3 khối lượng đào. Đào và đắp riêng biệt
Đúng là khối lượng đào và đắp riêng biệt. Tuy nhiên, với một số gói thầu, khối lượng đào đắp nhỏ, TVTK thường tính khối lượng đào =1/3 khối lượng đắp (cho nhanh). Việc làm này thực ra là không chính xác mà chỉ mang tính tương đối.
Một tính khác, chính xác hơn là tính Vđắp = Vđào - Vchiếm chỗ.
 
Trong xây dựng dân dụng mình thường tính khối lượng đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào nhưng đất như thế nào thì mình có thể dùng đắp trả móng công trình. Cả nhà cho mình ý kiến với nha!

Như mọi người đã nhận xét, bốc khối lượng như bạn dễ thành ...thầy Lang..
Còn đất để đắp trả cho công trình là đất cấp 3, có thể tận dụng từ phần đất đào, với điều kiện đất đào phải là đất cấp 3 đã loại bỏ phần hữu cơ, cỏ rác.....
Đất cấp 3 được quy định trong bảng phân cấp đất đá trong định mức XDCB 24-1776
 
Trong xây dựng dân dụng mình thường tính khối lượng đắp lấy bằng 1/3 khối lượng đất đào nhưng đất như thế nào thì mình có thể dùng đắp trả móng công trình. Cả nhà cho mình ý kiến với nha!

Trong công tác đắp thì đối với móng băng ta tính 1/3 khối lượng đào cho nhanh. Còn đối với móng cột, trụ thì nên tính bằng diện tích đào trừ diện tích móng chiếm chỗ mới chính xác được
Thân chào
 
Cảm ơn cả nhà đã cho ý kiến về vấn đề này. Trường hợp lấy khối lượng đấp bằng 1/3 khối lượng đào chỉ áp dụng trong trường công trình có khối lượng đào đắp rất nhỏ( nhà dân bé xíu chẳng hạn). Vấn đề chính mình muốn bàn là đất như thế nào thì mình có thể đắp trả. Các bạn cho thêm ý kiến về vấn đề này nha!
 
Đất đào dùng để đắp phải đảm bảo tính chất như đất dùng để đắp, nếu là đất yếu, đất bùn thì đường nhiên là ko thể đắp được rồi. Còn nếu là địa chất tốt thì có thể đắp thoải mái. Với chỗ nào yêu cầu đất đắp chọn lọc thì phải đi mua đất thôi. Tốt nhất để xem đất có đắp được không thì mang mẫu đất đi thí nghiệm, vì trong HSMT tập chỉ tiêu kỹ thuật chắc chắn sẽ có 1 mục nói về chỉ tiêu KT của đất.
 
Vấn đề chính mình muốn bàn là đất như thế nào thì mình có thể đắp trả. Các bạn cho thêm ý kiến về vấn đề này nha!
Với đất để đắp thì ta sử dụng đất cấp III như đồng chí daodinhdung đã thảo luận. Với công trình dân dụng, sau khi đào móng thì phần đất đào thường là có thể sử dụng để đắp được nếu xác định địa chất tại khu vực đó ổn định (trừ đất hữu cơ bề mặt). Đất đắp nên sử dụng đất đồng chất và lưu ý là trong một lớp đất đắp không sử dụng nhiều loại đất có hệ số thấm khác nhau. Mong các đồng chí thảo luận thêm!
 
Với những cồng trình nhỏ, Khối lượng đào đắp không lớn lắm, chúng ta có thể tính Vđăp=1/3Vđào.
Còn những cồng trình khối lượng đào đắp lớn thì không thể tính quạ như thế được!
 
Tận dụng đá phá dỡ từ CT cũ

Bạn nào biết giúp mình với?
Đá phá dỡ từ cầu cũ có sử dụng để xây tứ nón cầu mới được không nhỉ? Đá tận dụng lại thì phải đạt yêu cầu gì? Và tận dụng được bao nhiêu phần trăm?
 
Bạn nào biết giúp mình với?
Đá phá dỡ từ cầu cũ có sử dụng để xây tứ nón cầu mới được không nhỉ? Đá tận dụng lại thì phải đạt yêu cầu gì? Và tận dụng được bao nhiêu phần trăm?

Nếu loại đá đó đạt tiêu chuẩn theo yêu cầu của Chủ đầu tư và được Chủ đầu tư chấp nhận thì Nhà thầu hoàn toàn có thể đưa vào tái sử dụng mà bạn!
Lưu ý trong trường hợp này, giá vật tư sẽ không được tính nữa, hoặc phải được tính lại theo thỏa thuận giữa Nhà thầu và Chủ đầu tư (Thông thường coi đây là vật tư A cấp), công tác phá dỡ vẫn tính theo ĐM bình thường và thanh toán cho Nhà thầu!
Mức tận dụng bao nhiêu % không có văn bản nào quy định, cái đó tùy theo thực tế nghệm thu và các biên bản thống nhất giữa A và B, có xác nhận Tư vấn
 
nếu đất đào có các chỉ tiêu cơ lý tốt có thể tận dụng 70% để đắp được ko, anh chị nào có ý gì hay chỉ cho mình với nha
 
nếu đất đào có các chỉ tiêu cơ lý tốt có thể tận dụng 70% để đắp được ko, anh chị nào có ý gì hay chỉ cho mình với nha
còn tùy xem đắp vào đâu bạn ạ, còn về biện pháp thi công người ta vẫn xem xét tận dụng đất đào để đắp để giảm chi phí vận chuyển nhưng là cho những chỗ cho phép. Bạn phải xem yêu cầu về đất chỗ cần đắp như thế nào rồi mới kết luận là có tận dụng được không
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top