Cho mình hỏi:
- Đấu thầu quốc tế thì HSMT có giống như HSMT của các thông tư do BKH ban hành không.
- Vốn của mình là vốn huy động các CĐT thì Ngôn ngữ của HSMT có cần phải dịch không hay chỉ để tiếng việt thôi.
- Có thêm quy định nào khác không.
Ai đã làm qua rồi hướng dẫn để mọi người cùng tìm hiểu.
Ai có quy trình đấu thầu Quốc tế không post lên cho mọi người tham khảo, mình tìm mãi mà không thây.
Đấu thầu quốc tế thì hồ sơ mời thầu cơ bản giống các thông tư BKH ban hành. Tuy nhiên nếu bác đấu thầu Design and Build hoặc EPC thì sẽ khác nhiều.
Đấu thầu quốc tế thì nên làm hồ sơ bằng tiếng Anh. Nhân viên VN nhà thầu nước ngoài đọc được tiếng Việt nhưng người quyết định thường không phải người Việt. Nên hạn chế những gì không rõ ràng ở mức thấp nhất dân đến việc bỏ thầu quá thấp hoặc quá cao so với giá trị thực. Sau này người ta trúng thầu cũng phải làm hợp đồng nữa. Nói chung các nhà thầu Việt nam có kinh nghiệm đều đọc được tiếng Anh và đã làm nhiều dự án bằng tiếng Anh ở VN rồi. Bản vẽ và tiêu chuẩn kỹ thuật bên bác bằng tiếng Việt hay song ngữ?
Nên sử dụng hợp đồng FIDIC khi đấu thầu nước ngoài. Bóc tách phần chi phí chung (~6.5%) ra thành những hạng mục riêng vd chi phí lán trại văn phòng tạm, bảo hiểm, bảo lãnh, giàn giáo, cẩu tháp.... Có thể đưa thêm chuẩn đo bóc khối lượng (standard method of measurment) nếu tiêu chuẩn kỹ thuật dự án không đề cập.
Nên xây dựng phương pháp quy đổi thiết bị có nguồn gốc xuất xứ khác nhau về cùng một mặt bằng giá. Cùng 1 cái máy ảnh Canon nhưng làm tại Nhật giá sẽ khác làm tại Trung Quốc mặc dù các đặc tính kỹ thuật trên giấy tờ giống hệt nhau. Ví dụ máy TQ có giá 500$ bảo hành 1 năm còn máy Nhật giá 700$ bảo hành 2 năm thì chọn loại nào nếu như đều đạt về tiêu chuẩn kỹ thuật và hồ sơ mời thầu chỉ yêu cầu bảo hành 1 năm. Bên tôi thường sử dụng prime cost hoặc life cycle cost analysis để quy về cùng 1 mặt bằng.