Điểm Khác Nhau Giữa Thiết Kê Nhà 2 Tầng Có Mái Thái Và Mái Nhật

datthu

Thành viên năng động
Tham gia
29/12/20
Bài viết
51
Điểm thành tích
6
Tuổi
41
Nơi ở
492 Nguyễn Văn Trỗi, Tp. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Website
datthu.vn
Thiết kế nhà 2 tầng có mái Thái và mái Nhật là 2 mẫu thiết kế đang được ưu chuộng, xây dựng nhiều nhất hiện nay. Thoạt nhìn chúng khá giống nhau nhưng vẫn có những điểm riêng biệt.

Trong bài viết dưới đây, Đất Thủ sẽ làm rõ những điểm khác nhau giữa 2 mầu nhà này. Mời quý gia chủ cùng tìm hiểu

Định nghĩa nhà mái Thái
Nhà mái thái là kiểu mái có dạng ngói xây dựng xếp chồng lên nhau và dốc. Dạng nhà này khá cầu kỳ và kinh phí xây dựng cũng tốn kém hơn so với các dạng mái nhà khác.

Những mẫu nhà 2 tầng mái thái đem đến cho ngôi nhà vẻ đẹp hiện đại mà hoài cổ. Giúp căn nhà hiện lên cuốn hút giữa vô số những ngôi nhà khác. Bên cạnh đó, nhà mái ngói là chọn lựa thích hợp với đặc điểm khí hậu nước ta.

mau-thiet-ke-nha-pho-3-tang-mai-thai-hien-dai-cach-dieu-binh-duong-388-2.jpg

Định nghĩa nhà mái Nhật
Nhà mái Nhật có độ dốc mái nhẹ, mở rộng ra một hướng cố định, rất ít có chồng lớp. Mái Nhật thích hợp cho những nhà phong cách tối giản, dung dị.

Kiến trúc nhà Nhật bản nói chung hoặc nhà mái Nhật nói riêng thường được tối giản tối đa tạo ra tính tiện dụng, thuận tiện trong sinh hoạt.

Mái Nhật được thiết kế có độ nghiêng nhỏ vừa đủ cho việc thoát nước mưa đồng thời tạo 1 khuôn mái cân xứng với toàn bộ căn nhà. Khi vào Việt Nam, mái Nhật được kết hợp cùng nhiều phong cách khác nhau, đáp ứng thị hiếu của các khách hàng có có gu tinh tế. Với kiểu mái này, có thể vừa kết hợp với các thiết kế cổ điển hơi hướng phương Tây đồng thời có thể kết hợp phong cách kiến trúc hiện đại.

Điểm khác biệt giữa mái Nhật và mái Thái
Mái Thái với mái Nhật đều là dạng mái ngói, nhìn khá giống nhau. Tuy nhiên mái Thái có độ nghiêng lớn hơn. Và mái Thái có bố trí chóp nhọn thì mái Nhật có độ bằng trung bình ở đỉnh chóp. Mái Thái tạo ra sự bề thế, cao ráo cho công trình nhờ độ dốc lớn. Còn với mái Nhật, công trình sẽ mang vẻ đẹp giản lược, trẻ trung hơn.

Những ưu & nhược điểm của kiểu nhà mái Thái

Ưu điểm của nhà mái Thái

  • Nhà mái Thái phù hợp với tình hình khí hậu Việt Nam.
  • Độ cách nhiệt tốt.
  • Độ dốc mái Thái lớn (xấp xỉ 30-45°) vì vậy mà khả năng chống thấm nước tốt. Khi mưa sẽ không xảy ra tình trạng ứ nước lại trên mái nhà.
nha-pho-2-tang-tk2123-8-1.jpg

Nhược điểm nhà mái Thái
  • Ngân sách xây dựng nhà mái Thái sẽ đắt hơn những loại mái khác.
  • Xây dựng cần sự chuyên môn.
  • Sau 1 thời gian dùng mái ngói có thể phải thay thế (tùy phương pháp).
TC20235.jpg

Những ưu và nhược điểm của nhà mái Nhật

Ưu điểm của nhà mái Nhật

Thiết kế nhà mái Nhật tối giản, phù hợp với mọi không gian.
Mẫu nhà mái Nhật tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, gần gũi.
Các thiết kế nhà mái Nhật tập trung vào những gì thuộc về thực tế sử dụng như tính tiện dụng.
Những căn nhà có diện tích hạn chế nhưng vẫn muốn hài hòa với tổng thể thì kiểu mái này là lựa chọn đúng đắn nhất.

Nhược điểm
Dù phù hợp với nhiều không gian, nhưng không thích hợp cho những ngôi nhà có thiết kế cầu kỳ.
Số tiền xây dựng cao hơn so với mái tôn hay mái bê tông cốt thép.
 
Chỉnh sửa cuối:

Top