Nhân đọc bài viết trên Facebook của chuyên gia xây dựng Tống Bùi Sơn về tổng thể nền giáo dục Việt Nam, tôi tham khảo và viết lại cho phù hợp với định hướng và triết lý đào tạo tại GXD. Các thầy cô tham khảo nhé.
1. Nghề truyền thống xưa nay, đều từ các nghệ nhân mà ra, từ nghề Đúc đồng, gốm sứ, vàng bạc, đến những nghề thủ công (handicraft) .v.v. vẫn là những yếu tố truyền nghề là quyết định kỹ năng! Ngay cả trong nghiên cứu nghề gia truyền thì cũng thấy sự truyền nghề gần như 1/1 (chân truyền) giữa thầy và trò vẫn mang đậm nét truyền thống và rất hiệu quả. => Như vậy, các giảng viên GXD mình phải nỗ lực không ngừng để trở thành các nghệ nhân siêu nghề, giỏi nghề thực sự để truyền nghề cho học viên mới được.
2. GXD sẽ cùng các thầy cô nỗ lực đủ lương để sống để chuyên tâm rèn người, ít bị ảnh hưởng tới cơ chế thị trường trong nghề.... tránh được sự thương mại hóa quá đà trong giáo dục. Đồng thời giữ tốt nhân cách Nhà giáo. Để tránh bị nhấc lên hạ xuống nhân cách con người vì cơ chế thị trường. => Phải làm học viên và đồng nghiệp luôn coi trọng thầy/cô của GXD.
3. Hiện nay, có cuộc cách mạng lần 4 của phát triển trí tuệ loài người, trong đó có phần chuyển giao kiến thức và nghề nghiệp, cũng như những kiến thức Khoa học và Kỹ thuật trên mạng internet (Internet of Thing = IoT). Nhưng để tiếp nhận nó trước hết phải có gốc kiến thức khá cao và có sự định tuyến nghề mới tránh sự vô bổ trong mớ kiến thức khổng lồ của Nhân loại, của Ngành. => Các giảng viên GXD phải tiếp cận nhanh các phương tiện giảng dạy hiện đại, thành thạo các công cụ làm việc...
4. Cần duy trì sự ổn định trong giáo dục với triết lý: Học để hành, học để tự tin, học để chung sống, học để tỏa sáng. Tránh lối đào tạo phổ biến hiện nay: Học chỉ để biết rồi để đó. => Các giảng viên GXD phải là những người đang tham gia vào các dự án, các công trình thật sự, đang xắn tay lên sản xuất... Nói được, làm được. Nói thật, làm thật.
5. Kết hợp trong các khóa học, buổi giảng là đào tạo kiến thức + đào tạo Thói quen + đào tạo Tư duy, lối sống, cách nghĩ + tinh thần trọng danh dự nghề nghiệp. Trong đó coi trọng đào tạo để hình thành Thói quen tốt. Kiến thức có thể chưa biết thì học lâu sẽ biết. Nhưng không tạo các thói quen tốt thì khó thành công. Ví dụ:
- Thói quen đọc, tìm hiểu Nghị định, Thông tư, thảo luận các vấn đề chuyên môn
- Thói quen ứng dụng những thứ đã học được vào công việc, cuộc sống, giao tiếp
- Thói quen sáng tạo, luôn nghĩ cách xử lý tình huống nhanh hơn, tốt hơn, luôn thường trực có mắt xích nào cần thay đổi để ra 1 quy trình tốt hơn?
.v.v.
Ứng dụng kiến thức để thành công, nhanh hơn, sớm hơn và bền vững.
6. Đào tạo thật sự ra những những kỹ sư giỏi chuyên môn, và giàu sáng tạo. Đào tạo ra những người có trình độ tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp để xử lý các vấn đề khó khăn trong các dự án. Tiến tới đào tạo những người có học vấn uyên thâm, có trình áp dụng khoa học để cải tạo xã hội, hoặc cống hiến cho khoa học quốc tế. Kể cả việc đào tạo quản lý, quản trị cho lãnh đạo từ thấp lên cao cho các công ty, doanh nghiệp, cơ quan. Bồi dưỡng phẩm chất của những nhà kỹ trị chuyên nghiệp phải có, ...Nguồn quý cho nhân tài đất nước.
7. Giáo dục đào tạo GXD sẽ kiên định đi theo hướng lấy gốc làm chuẩn cho sự phát triển bền vững. Các giảng viên GXD mình phải nỗ lực không ngừng để trở thành các nghệ nhân mới được anh/em ạ. Mình cùng nhau xây dựng 1 cái thương gắn vào bản thân thật chất và thật đắt giá nhé.
Bài viết để thôi thúc sự hành động kỷ niệm 14/3/1988 - 14/3/2017. Sẽ còn được biên tập thêm. Mời các thầy cô, các nhà giáo, các nhà khoa học góp ý. Xin cảm ơn sự quan tâm.
1. Nghề truyền thống xưa nay, đều từ các nghệ nhân mà ra, từ nghề Đúc đồng, gốm sứ, vàng bạc, đến những nghề thủ công (handicraft) .v.v. vẫn là những yếu tố truyền nghề là quyết định kỹ năng! Ngay cả trong nghiên cứu nghề gia truyền thì cũng thấy sự truyền nghề gần như 1/1 (chân truyền) giữa thầy và trò vẫn mang đậm nét truyền thống và rất hiệu quả. => Như vậy, các giảng viên GXD mình phải nỗ lực không ngừng để trở thành các nghệ nhân siêu nghề, giỏi nghề thực sự để truyền nghề cho học viên mới được.
2. GXD sẽ cùng các thầy cô nỗ lực đủ lương để sống để chuyên tâm rèn người, ít bị ảnh hưởng tới cơ chế thị trường trong nghề.... tránh được sự thương mại hóa quá đà trong giáo dục. Đồng thời giữ tốt nhân cách Nhà giáo. Để tránh bị nhấc lên hạ xuống nhân cách con người vì cơ chế thị trường. => Phải làm học viên và đồng nghiệp luôn coi trọng thầy/cô của GXD.
3. Hiện nay, có cuộc cách mạng lần 4 của phát triển trí tuệ loài người, trong đó có phần chuyển giao kiến thức và nghề nghiệp, cũng như những kiến thức Khoa học và Kỹ thuật trên mạng internet (Internet of Thing = IoT). Nhưng để tiếp nhận nó trước hết phải có gốc kiến thức khá cao và có sự định tuyến nghề mới tránh sự vô bổ trong mớ kiến thức khổng lồ của Nhân loại, của Ngành. => Các giảng viên GXD phải tiếp cận nhanh các phương tiện giảng dạy hiện đại, thành thạo các công cụ làm việc...
4. Cần duy trì sự ổn định trong giáo dục với triết lý: Học để hành, học để tự tin, học để chung sống, học để tỏa sáng. Tránh lối đào tạo phổ biến hiện nay: Học chỉ để biết rồi để đó. => Các giảng viên GXD phải là những người đang tham gia vào các dự án, các công trình thật sự, đang xắn tay lên sản xuất... Nói được, làm được. Nói thật, làm thật.
5. Kết hợp trong các khóa học, buổi giảng là đào tạo kiến thức + đào tạo Thói quen + đào tạo Tư duy, lối sống, cách nghĩ + tinh thần trọng danh dự nghề nghiệp. Trong đó coi trọng đào tạo để hình thành Thói quen tốt. Kiến thức có thể chưa biết thì học lâu sẽ biết. Nhưng không tạo các thói quen tốt thì khó thành công. Ví dụ:
- Thói quen đọc, tìm hiểu Nghị định, Thông tư, thảo luận các vấn đề chuyên môn
- Thói quen ứng dụng những thứ đã học được vào công việc, cuộc sống, giao tiếp
- Thói quen sáng tạo, luôn nghĩ cách xử lý tình huống nhanh hơn, tốt hơn, luôn thường trực có mắt xích nào cần thay đổi để ra 1 quy trình tốt hơn?
.v.v.
Ứng dụng kiến thức để thành công, nhanh hơn, sớm hơn và bền vững.
6. Đào tạo thật sự ra những những kỹ sư giỏi chuyên môn, và giàu sáng tạo. Đào tạo ra những người có trình độ tay nghề cao, kỹ năng nghề nghiệp để xử lý các vấn đề khó khăn trong các dự án. Tiến tới đào tạo những người có học vấn uyên thâm, có trình áp dụng khoa học để cải tạo xã hội, hoặc cống hiến cho khoa học quốc tế. Kể cả việc đào tạo quản lý, quản trị cho lãnh đạo từ thấp lên cao cho các công ty, doanh nghiệp, cơ quan. Bồi dưỡng phẩm chất của những nhà kỹ trị chuyên nghiệp phải có, ...Nguồn quý cho nhân tài đất nước.
7. Giáo dục đào tạo GXD sẽ kiên định đi theo hướng lấy gốc làm chuẩn cho sự phát triển bền vững. Các giảng viên GXD mình phải nỗ lực không ngừng để trở thành các nghệ nhân mới được anh/em ạ. Mình cùng nhau xây dựng 1 cái thương gắn vào bản thân thật chất và thật đắt giá nhé.
Bài viết để thôi thúc sự hành động kỷ niệm 14/3/1988 - 14/3/2017. Sẽ còn được biên tập thêm. Mời các thầy cô, các nhà giáo, các nhà khoa học góp ý. Xin cảm ơn sự quan tâm.