Điều chỉnh DAĐT XD.

capovoc

Thành viên đang trên đà lên hạng cực kỳ nhiệt tình
Tham gia
15/9/08
Bài viết
303
Điểm tích cực
3
Điểm thành tích
18
Có phải đây là sự bất câp trong NĐ 83 và Luật số 38 :Tại khoản 1 điều 40 Luật XD quy định DA ĐT được điều chỉnh khi có một trong 3 trường hợp(a,b,c) vì vậy NĐ 83 cũng quy định như trên theo Luật XD.Sau đó tai khoàn 2 Điều 1 Luật sửa đổi số 38 sửa đổi điều 40 Luật XD quy định có 04 trường hợp(a,b,c,d) tức là thêm trường hợp:"d)Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ".
Vậy là NĐ 83 đã căt bớt thẩm quyền của CP so với Luật số 38;có lẽ CP thấy không cần quy định thêm chăng hay là cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD.
 
Có phải đây là sự bất câp trong NĐ 83 và Luật số 38 :Tại khoản 1 điều 40 Luật XD quy định DA ĐT được điều chỉnh khi có một trong 3 trường hợp(a,b,c) vì vậy NĐ 83 cũng quy định như trên theo Luật XD.Sau đó tai khoàn 2 Điều 1 Luật sửa đổi số 38 sửa đổi điều 40 Luật XD quy định có 04 trường hợp(a,b,c,d) tức là thêm trường hợp:"d)Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ".
Vậy là NĐ 83 đã căt bớt thẩm quyền của CP so với Luật số 38;có lẽ CP thấy không cần quy định thêm chăng hay là cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD.
Trong hàng lang pháp lý của nước Cộng Hòa Xã Hội CHủ Nghĩa Việt Nam, văn bản pháp lý cao nhất là Hiến pháp 1992 -->Luật-->nghị quyết-->nghị định-->thông tư.....
Theo ý kiến của bác, việc điều chỉnh DA ĐTXDCT được quy định trong các văn bản sau:
*Khoán 1, điều 40, Luật xây dựng(Luật số 16) ngày 26/11/2003:
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.
*Khoản 1, điều 14, nghị định 12/2009/NĐ-CP(12/02/2009):
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.
*Luật số 38/2009(19/06/2009), sửa đổi điều 40 của Luật Xây dựng:
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;
d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
*Nghị định 83/2009/NĐ-CP(15/10/2009), sửa dổi , bổ sung điều 14 của nghị định 12/2009/NĐ-CP(12/02/2009):
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;
Vì thế, theo tôi, nghị định 83 ra đời sau, xét thấy điểm d, Khoản 1, điều 14, nghị định 12/2009/NĐ-CP không còn phù hợp nên bỏ đi, đó là điều bình thường.
Nghị định 12 vẫn bám sát Luật xây dựng.
Còn luật số 38 thì có quy định thêm điểm thứ 4 :"d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ", vì thế CP quy định trường hợp nào được điều chỉnh thì cứ thế mà làm.
Các bác tiếp tục cho ý kiến.
 
Thêm ý kiến trao đổi

Có phải đây là sự bất câp trong NĐ 83 và Luật số 38 :Tại khoản 1 điều 40 Luật XD quy định DA ĐT được điều chỉnh khi có một trong 3 trường hợp(a,b,c) vì vậy NĐ 83 cũng quy định như trên theo Luật XD.Sau đó tai khoàn 2 Điều 1 Luật sửa đổi số 38 sửa đổi điều 40 Luật XD quy định có 04 trường hợp(a,b,c,d) tức là thêm trường hợp:"d)Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ".
Vậy là NĐ 83 đã căt bớt thẩm quyền của CP so với Luật số 38;có lẽ CP thấy không cần quy định thêm chăng hay là cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD.

Về vấn đề này tôi có ý kiến như sau:
Theo tôi nghĩ, Luật 38/QH12 có nêu trường hợp d nhưng CP xét thấy chỉ cần quy định 3 trường hợp đầu là đủ nên không quy định các trường hợp khác. Điều này không mâu thuẫn với Luật 38 nên CP có thể làm như thế. Sau này, nếu thực tiễn đòi hỏi phải được điều chỉnh DA trong cả nhưn gx trường hợp khác mà CP thấy hợp lý thì có thể quy định bổ sung thêm.
Tôi không nghĩ "cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD".
 
Trao đổi

Về vấn đề này tôi có ý kiến như sau:
Theo tôi nghĩ, Luật 38/QH12 có nêu trường hợp d nhưng CP xét thấy chỉ cần quy định 3 trường hợp đầu là đủ nên không quy định các trường hợp khác. Điều này không mâu thuẫn với Luật 38 nên CP có thể làm như thế. Sau này, nếu thực tiễn đòi hỏi phải được điều chỉnh DA trong cả nhưn gx trường hợp khác mà CP thấy hợp lý thì có thể quy định bổ sung thêm.
Tôi không nghĩ "cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD".

NĐ 83 ra ngày 15/10/2009 ra sau Luật sửa đổi số 38 ngày 19/06/2009(sau 4 tháng),nếu về lý nên copy toàn bộ khoản 2 Điều 1 Luật số 38 để đưa vào khoản 3 điều 1 NĐ 83 thì có lẽ hợp lý hơn là copy khoản 1 điều 40 Luật XD;bởi lẽ điều này đã được Luật 38 sửa đổi (coi như khoản này bị hủy).Theo tôi cơ quan soạn thảo không nên làm như vậy vì đã không căn cứ cái mới mà lại dùng cái đã cũ-cái đã bỏ để trở thành VB quy phạm PL.
Sau này,trên cơ sở đó(gồm 4 mục a,b,c,d)nếu CP thấy cần thì quy định những trường hợp khác;còn hiện nay nếu thấy chưa cần thì CP chưa quy định các trường hợp khác-NHƯ VẬY VBQPPL CÓ LẼ ỔN VÀ CHẶT CHẼ HƠN
 
Last edited by a moderator:
Theo mình nghĩ luật và nghị định không có mâu thuẫn gì với nhau cả! Bản thân luật số 38 ra đời là để sửa đổi một số điều chưa thật sự hợp lý của luật trước đó. Trong trường hợp này luật quy định như vậy là có hướng mở là quá hợp lý. Bởi đôi lúc muốn điều chỉnh một cái gì đó cho phù hợp với thực tiễn, chi tiết hướng dẫn bằng các nghị định và các thông tư thì vẫn phải bám theo luật. Như vậy nếu luật quy định quá cụ thể như vậy thì chẳng nhẽ mỗi lần thay đổi lại phải sửa luật. Mà mỗi lần sửa luật đâu phải đơn giản!
Mong các bạn góp ý thêm!
 
Có phải đây là sự bất câp trong NĐ 83 và Luật số 38 :Tại khoản 1 điều 40 Luật XD quy định DA ĐT được điều chỉnh khi có một trong 3 trường hợp(a,b,c) vì vậy NĐ 83 cũng quy định như trên theo Luật XD.Sau đó tai khoàn 2 Điều 1 Luật sửa đổi số 38 sửa đổi điều 40 Luật XD quy định có 04 trường hợp(a,b,c,d) tức là thêm trường hợp:"d)Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ".
Vậy là NĐ 83 đã căt bớt thẩm quyền của CP so với Luật số 38;có lẽ CP thấy không cần quy định thêm chăng hay là cơ quan chắp bút NĐ 83 nghĩ không ra các trường hợp khác nên copy điều 40 luật XD.

Em có ý kiến thế này:
Chúng ta đang đẩy mạnh phong trào đơn giản hóa các thủ tục hành chính và Chính phủ là cơ quan được giao trọng trách trong vấn đề này.
Việc làm cần thiết nhất đối việc cải cách thủ tục hành chính đấy chính là làm sáng tỏ các chủ trương các điều khoản, để từ đó, khi gặp bất kỳ sự việc nào thì cứ theo quy định mà làm.
Hơn nữa, việc làm rõ các thủ tục hành chính còn giúp làm giảm bớt cơ chế xin -cho.

Đối với khoản d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. .
Câu này vừa không rõ ràng, vừa tạo khe hở trong cơ chế "xin-cho", vì vậy thiết nghĩ Chính phủ bác bỏ điều này là hợp lý.

Đây là ý kiến cá nhân của em, mời mọi người tiếp tục thảo luận.
 
thảo luận

Em có ý kiến thế này:
Chúng ta đang đẩy mạnh phong trào đơn giản hóa các thủ tục hành chính và Chính phủ là cơ quan được giao trọng trách trong vấn đề này.
Việc làm cần thiết nhất đối việc cải cách thủ tục hành chính đấy chính là làm sáng tỏ các chủ trương các điều khoản, để từ đó, khi gặp bất kỳ sự việc nào thì cứ theo quy định mà làm.
Hơn nữa, việc làm rõ các thủ tục hành chính còn giúp làm giảm bớt cơ chế xin -cho.

Đối với khoản d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. .
Câu này vừa không rõ ràng, vừa tạo khe hở trong cơ chế "xin-cho", vì vậy thiết nghĩ Chính phủ bác bỏ điều này là hợp lý.

Đây là ý kiến cá nhân của em, mời mọi người tiếp tục thảo luận.

Mình đồng ý là phải cải cách và giảm bớt các thủ tục hành chính,dần cắt bỏ cơ chế XIN-CHO và đó cũng là tinh thần mà Quốc hội đã xem xét sửa đổi các Luật bằng Luật số 38,trong đó có việc sửa đổi điều 40 Luật XD.Đối với khoản d nêu trên là thẩm quyền của CP thì cứ đưa vào NĐ 83 cho nhất quán giữa Luật và NĐ,còn có quy định thêm các trường hơp khác hay không và vào lúc nào nếu thấy cần thiết thì CP quyết định.
Mình thêm vài ý.
 
Theo tôi nghĩ

NĐ 83 ra ngày 15/10/2009 ra sau Luật sửa đổi số 38 ngày 19/06/2009(sau 4 tháng),nếu về lý nên copy toàn bộ khoản 2 Điều 1 Luật số 38 để đưa vào khoản 3 điều 1 NĐ 83 thì có lẽ hợp lý hơn là copy khoản 1 điều 40 Luật XD;bởi lẽ điều này đã được Luật 38 sửa đổi (coi như khoản này bị hủy).Theo tôi cơ quan soạn thảo không nên làm như vậy vì đã không căn cứ cái mới mà lại dùng cái đã cũ-cái đã bỏ để trở thành VB quy phạm PL.
Sau này,trên cơ sở đó(gồm 4 mục a,b,c,d)nếu CP thấy cần thì quy định những trường hợp khác;còn hiện nay nếu thấy chưa cần thì CP chưa quy định các trường hợp khác-NHƯ VẬY VBQPPL CÓ LẼ ỔN VÀ CHẶT CHẼ HƠN

Theo tôi: Nếu NĐ hướng dẫn thi hành Luật mà lại copy Luật thì còn gì là hướng dẫn nữa. Trong trường hợp này NĐ bỏ đi trường hợp d nghĩa là Chính phủ không có quy định các trường hợp khác được điều chỉnh dự án.
 
Góp ý

Theo tôi: Nếu NĐ hướng dẫn thi hành Luật mà lại copy Luật thì còn gì là hướng dẫn nữa. Trong trường hợp này NĐ bỏ đi trường hợp d nghĩa là Chính phủ không có quy định các trường hợp khác được điều chỉnh dự án.

Phần bôi đỏ trên chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết là NĐ hướng dẫn Luật,nhưng thực tế nhiều lúc thông tư còn quy định trái Luật nhưng gần phù hợp NĐ lại có giá trị pháp lý cao;có văn bản hành chính thông thường lại được coi là văn bản pháp lý,có cái bút phê lại có tính mệnh lệnh cao.
Thế thì tại sao NĐ 83 lại copy điều 40 Luật XD mà điều 40 hiện nay không còn tồn tại trên đời?.Vậy NĐ hướng dẫn cái gì đây,chẳng lẽ copy rồi hướng dẫn điều 40 Luật XD chăng??Còn việc đưa trường hợp d vào không mất gì cả;bây giờ chưa cần thì CP không hướng dẫn,mai mốt lỡ có có một trường hợp khác nào đó giống như biến động VT,VL như năm 2007 thì lại chờ sửa NĐ nữa chăng?Rồi cứ "lăng quăng" lấy ý kiến Bộ này Bộ nọ không biết khi nào sửa được để chắp vá các lỗ hổng của PL-chỉ khổ cho chúng ta cứ dài cổ trông ngóng,không biết xử lý công việc như thế nào,tiến độ thực hiện ra sao...Nhãn tiền thấy từ biến đông VT,VL rồi chờ TT 09,điều chỉnh giá,hình thức HĐ,phương pháp điều chỉnh,hỏi Bộ XD trả lời...rất phức tạp-sóng gió biến động VT,VL đã qua đi 3 năm,giờ đây hậu quả vẫn để lại quá nhiều.Đó là lỗi của các cơ quan tham gia vào soạn thảo VBQPPL nhiều lúc cứ như là tiên đi trên mây,ít đi bằng bàn chân trên mặt đất.
 
Last edited by a moderator:
Theo ý tôi

Thế thì tại sao NĐ 83 lại copy điều 40 Luật XD mà điều 40 hiện nay không còn tồn tại trên đời?.Vậy NĐ hướng dẫn cái gì đây,chẳng lẽ copy rồi hướng dẫn điều 40 Luật XD chăng??

Khoản 1 điều 40 LXD:
[FONT=&quot]Điều 40.[/FONT][FONT=&quot] Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT]
[FONT=&quot]1. Dự án đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: [/FONT]
[FONT=&quot]a) Do thiên tai, địch họa hoặc các yếu tố bất khả kháng;[/FONT]
[FONT=&quot]b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn;[/FONT]
[FONT=&quot]c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi.[/FONT]
Khoản 2 điều 1 Luật 38/QH12:
[FONT=&quot]2. Điều 40 được sửa đổi, bổ sung như sau:[/FONT]
[FONT=&quot]“Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên [/FONT]
[FONT=&quot]1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây: [/FONT]
[FONT=&quot]a) Do ảnh hưởng của động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hỏa hoạn, địch họa hoặc sự kiện bất khả kháng khác; [/FONT]
[FONT=&quot]b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;[/FONT]
[FONT=&quot]c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án;[/FONT]
[FONT=&quot]d) Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. [/FONT]
Khoản 1 điều 14 NĐ12/2009:
[FONT=&quot]Điều 14. [/FONT][FONT=&quot]Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình[/FONT]
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, địch họa hoặc các sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
[FONT=&quot]c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, tính chất, mục tiêu của dự án;[/FONT]
[FONT=&quot]d) Do biến động bất thường của giá nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, tỷ giá hối đoái đối với phần vốn có sử dụng ngoại tệ hoặc do Nhà nước ban hành các chế độ, chính sách mới có quy định được thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình.[/FONT]

NĐ83 sửa đổi khoản 1 điều 14 NĐ12/2009:
"Điều 14. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Dự án đầu tư xây dựng công trình có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên được điều chỉnh khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị ảnh hưởng bởi thiên tai như động đất, bão, lũ, lụt, sóng thần, hoả hoạn, địch hoạ hoặc sự kiện bất khả kháng khác;
b) Xuất hiện các yếu tố đem lại hiệu quả cao hơn cho dự án;
c) Khi quy hoạch xây dựng thay đổi trực tiếp ảnh hưởng đến địa điểm, quy mô, mục tiêu của dự án."


Những điều dẫn ra trên đây cho thấy, NĐ83 không copy khoản 1 điều 40 của Luật Xây dựng mà là sửa đổi điều 14 của NĐ12/2009. Vì thế theo tôi không nên quan niệm rằng "NĐ 83 lại copy điều 40 Luật XD mà điều 40 hiện nay không còn tồn tại trên đời".
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top