Định mức "giếng cát" xử lý nền đường??

tuanpn_tedis2008

Thành viên mới
Tham gia
7/6/08
Bài viết
3
Điểm thành tích
1
Hiện nay định mức thi công giếng cát trong công tác xử lýnền đường đất yếu không có. Đa số các dự án dựa vào định mức thi công cọc cát.
Nhưng 'máythicông' theo định mức cọc cát là quá cao so với thực tế, pro nào có cách tính chính xác định mức giếng cát chỉ giúp với!
 
V

vansd

Guest
Hiện nay định mức thi công giếng cát trong công tác xử lýnền đường đất yếu không có. Đa số các dự án dựa vào định mức thi công cọc cát.
Nhưng 'máythicông' theo định mức cọc cát là quá cao so với thực tế, pro nào có cách tính chính xác định mức giếng cát chỉ giúp với!

Mình cũng đau đầu về vấn đề này đây, mình đọc thấy một số nơi viết hai công tácnày là một chỉ khác nhau về tên gọi, nơi lại viết là khác nhau về công năng "cọc cát có tác dụng chịu lực, còn giếng cát chỉ có tác dụng thoát nước", các bạn giúp mình với.
 

thanguong

Thành viên sắp lên hạng nhiệt tình
Tham gia
8/1/08
Bài viết
130
Điểm thành tích
28
Cọc cát và giếng cát...có khác nhau không???

Mình xin được tham gia vài lời tóm tắt thế này:
1. Xét trên khía cạnh thiết kế:
- Cọc cát và giếng cát đều có vai trò thoát nước cố kết giúp đẩy nhanh tốc độ cố kết của nền đất, giảm thời gian lún do cố kết, từ đó giảm tiến độ cho dự án công trình (không phải đợi thời gian lún cố kết nưa).
- Tuy nhiên, vai trò trong thiết kế thì đây lại là 2 giải pháp khác nhau. Nếu như cọc cát ngoài vai trò giúp thoát nước cố kết thì sử dụng cọc cát giúp cải thiện nền đất rất tốt. Hiểu đơn giản là người thiết kế đã thay 1 khối lượng đất yếu = 1 thể tích đất rất tốt là cát hạt trung, hạt thô (do mật độ các cọc cát là dày (0.8-1.5m/cọc) giúp nền đất được chặt hơn. Vì thế đây là yếu tố cần được xem xét với loại nền sử dụng cọc cát. Bên cạnh đó giếng cát sử dụng với mật độ thưa hơn (thường là trên 1.5-2.5, 3m/cọc), vì thế mức độ ảnh hưởng của nó với nền đất như cọc cát là nhỏ.. người thiết kế bỏ qua điều này và coi nó chỉ là "Vật thoát nước thẳng đứng" đơn thuần.
2. Xét trên khía cạnh thi công và khối lượng:
- Biện pháp, thiết bị thi công như nhau thôi
- KHối lượng: đương nhiên khối lượng cọc cát ớn hơn rồi
Như vậy: sử dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào điều kiện nền đất và khả năng đầu tư. Nếu nền đất rất yếu, chiều sâu xử lý sâu..v.v... điều kiện cho phép thì ta dùng cọc cát. CÒn không thì chuyển thành giếng cát cũng được.
Đây là 1 vài điều quá ngắn gọn thôi mong thảo luận cùng các đồng nghiệp, chứ nói hết thì dài dòng lắm...hiiiiiiiiiiiii
 

thanhnam41h

Thành viên sắp được phong Thành viên Năng động
Tham gia
7/1/08
Bài viết
41
Điểm thành tích
8
Tuổi
42
Bạn chứ nói đến phần áp dụng định mức. Mình làm kiểm toán h thanh tra Bộ GTVT và xây dựng ko đồng ý thi công giếng cát mà áp dụng định mức cọc cát. Đang đau đầu về vấn đề này vì định mức làm gì có giêngs cát. Bạn nào rành về cái này hay có văn bản nào HD thì giúp mình nhé. Thanks trước!
 

nguyen vu tung lam

Thành viên có triển vọng
Tham gia
4/6/09
Bài viết
7
Điểm thành tích
3
Các bạn xem thử bài viết này để thảo luận nhé:
K.S Võ Hoàng Anh
Tổng Công ty TVTK GTVT

GIẾNG CÁT - CỌC CÁT &
QUAN ĐIỂM GIẢI TRÌNH THANH TRA, KIỂM TOÁN

Thời gian vừa qua, dư luận xã hội đã rất quan tâm đến kết luận thanh tra, kiểm toán một số công trình giao thông về công tác lập và phê duyệt dự toán cho hạng giếng cát khi được xác định là “không đúng quy định” dẫn đến làm tăng lớn giá trị dự toán cho công trình lên đến hàng chục, thậm trí hàng trăm tỉ đồng như dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và một số dự án khác.

Xung quanh vấn đề này có lẽ cần có thêm một sự phân tích đánh giá, nhìn nhận một cách khách quan, công bằng để sao cho các kết luận thanh tra, kiểm toán thực sự phản ánh được bản chất sự việc tránh tình trạng sau một số kết luận thanh tra vẫn còn những vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận và tiếp tục gây tranh luận.

Có một sự thực là cho đến bây giờ, quan điểm Giếng cát giống hay khác Cọc cát vẫn chưa được làm rõ. Một số ý kiến cho rằng “Cọc” thì phải khác với “Giếng”, cọc thì chịu lực còn giếng thì không chịu lực v.v... và việc các đơn vị tư vấn áp dụng định mức cọc cát để lập dự toán cho giếng cát là “không phù hợp, không đúng quy định” nhất là khi định mức cho cọc cát cao gấp hàng chục lần giếng cát trên thực tế khiến cho công trình bị đội giá lên rất nhiều.

Nhiều ý kiến lại cho rằng giếng cát thực chất chính là cọc cát vì từ quy trình thiết kế, quy trình công nghệ, trình tự biện pháp thi công... đều giống như nhau, vấn đề chỉ là tên gọi và như vậy, việc áp dụng định mức cọc cát để lập và phê duyệt dự toán là hoàn toàn phù hợp, không có chuyện sai phạm hay làm không đúng quy định. Các bất cập tồn tại (nếu có) là nằm ở câu chuyện định mức dự toán chưa phù hợp thực tế công nghệ thời điểm hiện tại.

Hiểu và phân tích thế nào cho phù hợp để giải trình một cách có cơ sở thuyết phục trước các kết luận thanh tra, kiểm toán về vấn đề này là nội dung đang cần được làm rõ.

Về nguyên lý thiết kế, hệ thống giếng cát làm nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình thoát nước lỗ rỗng, làm tăng nhanh quá trình cố kết và làm cho độ lún ổn định diễn ra nhanh hơn. Nước trong đất bị ép thoát vào giếng cát, do vậy làm tăng khả năng cố kết, góp phần làm tăng nhanh quá trình chịu lực cho nền đất sau khi được xử lý.

Theo tên gọi Quốc tế thông dụng, giếng cát thực chất là cọc cát thường và được sử dụng với các tên gọi “Vertical Sand Drains” hoặc “Sand Pile”. Trong tính toán thiết kế, cọc cát thường không tham gia chịu lực.

Cọc cát thường hay “Giếng cát” là giải pháp giúp thoát nước thẳng đứng hiện đang được sử dụng khá phổ biến, tải trọng phía trên giúp cho việc cố kết nhanh sau khi tạo ra mạng lưới cọc cát với đường kính khoảng 40cm. Để thi công, sử dụng trang thiết bị tiến hành rung hạ đặt ống thép trong đất đến cao độ xử lý và đổ cát vào trong, rung và rút dần ống vách.
Sơ đồ nguyên lý thi công cơ bản cọc cát thường:

clip_image002.jpg

1. Đặt ống vách đúng vị trí thi công;
2. Bắt đầu rung hạ ống vách xuống bằng búa rung;
3. Đổ cát vào trong ống bằng cách mở cửa xả phễu chờ, rót cát vào ống;

4. Rút ống vách lên đồng thời theo dõi độ cao của cát;
5. Dừng việc rút ống vách khi độ sâu ống vách cách mặt đất khoảng 1m sau đó rút từ từ ống vách lên và dừng búa.


Về định mức dự toán, nghiên cứu kỹ Định mức AC.24000 - Làm cọc cát bằng phương pháp ép rung trong Định mức xây dựng công bố theo văn bản 1776/BXD-VP ngày 16/08/2007 của Bộ Xây dựng với các quy định thành phần công viêc chủ yếu gồm: “Chuẩn bị mặt bằng, đóng cọc mồi tạo lỗ, bốc xúc đổ cát đến độ sâu thiết kế, bơm nước vào lỗ cọc, rung ống vách, vừa rung vừa nhổ ống vách, hoàn thiện đảm bảo theo đúng yêu cầu kỹ thuật” có thể thấy công nghệ thi công cọc cát bằng phương pháp ép rung mô tả như trên chính là công nghệ thi công cọc cát thường và cũng chính là công nghệ thi công giếng cát do Tư vấn thiết kế lập và đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho các dự án xây dựng công trình sử dụng giếng cát, sự khác nhau ở đây chỉ là tên gọi. Vì vậy, có thể thấy việc sử dụng định mức “Thi công cọc cát bằng phương pháp ép rung” để tính dự toán chi phí cho giếng cát theo thiết kế là phù hợp.
Về việc thực tế hao phí ca máy nhỏ hơn nhiều so với định mức là do định mức sử dụng loại thiết bị rung cọc cát tương ứng loại thiết bị rung V.60 Kw là loại thiết bị được sản suất đã khá lâu có năng suất thấp trong khi thực tế thi công hiện nay nhiều nhà thầu đã đầu tư trang thiết bị tiên tiến với các loại như Máy rung cọc cát V 90; Máy thi công cọc cát DH408 hay Máy rung đóng cọc Nissha - 95M với năng suất gấp hàng chục lần so với thiết bị nêu trong định mức và bảng tính giá ca máy.
Tuy nhiên, giá của các loại thiết bị này từ 3,0 tỉ đến > 5,0 tỉ đồng trong khi máy rung cọc cát loại V60 Kw có giá chỉ 625 triệu đồng theo bảng giá ca máy tại thời điểm lập dự toán cho các gói thầu của một số dự án được thanh tra, kiểm toán.
Như vậy, thực tế năng suất có thể tăng gấp khoảng 8 ~ 10 lần so với định mức nhưng chênh lệch về giá thiết bị sử dụng trên thực tế cũng gấp 6 ~ 8 lần, do vậy mức độ chênh lệch về đơn giá giếng cát (cọc cát thường) có lẽ cũng sẽ không thể có sự chênh lệch quá lớn.
Hiện nay, trong thực tế thi công sử lý nền đất yếu còn có loại cọc cát đầm chặt (Sand Compaction Pile). Đây là loại cọc cát có các công đoạn và trình tự thi công gần giống như cọc cát thường nhưng khác biệt hoàn toàn về hao phí ca máy (do có thêm công rung đầm chặt) và vật liệu cho mỗi 100 md cọc cũng lớn gấp gần 3 lần cho cọc cát thường (46,16 m3/ 16,19 m3) và hiện Việt Nam chưa có loại định mức cho loại cọc cát đầm chặt này. Trong tính toán thiết kế, cọc cát đầm chặt có tham gia một phần chịu lực. Đây là vấn đề rất cần làm rõ trong các quan điểm về cọc cát, giếng cát.

Sơ đồ nguyên lý thi công cơ bản cọc cát đầm chặt:

clip_image004.jpg


1. Đặt ống vách đúng vị trí thi công;
2. Bắt đầu rung hạ ống vách xuống bằng búa rung;

3. Khi đóng đến cao độ thiết kế, dừng búa và bắt đầu đổ cát vào ống vách;
4. Rút ống vách lên đồng thời theo dõi độ cao của cát, dừng việc rút ống vách khi đồng hồ theo dõi cao độ cát tụt xuống khoảng 1,5 m.
5. Đầm chặt cát và mở rộng đường kính cọc cát bằng cách ấn lại ống vách với mũi đầm xuống phía dưới;
6. Rút ống vách lên từ từ và theo dõi đồng hồ cao độ cát
7. Lặp lại các bước như 4,5,6
8. Dừng việc rút ống vách khi độ sâu ống vách cách mặt đất khoảng 1m, mở van áp lực dừng việc thổi khí nén, đóng van hút sau đó rút từ từ ống vách lên và tắt búa rung.

Như vậy, có thể nhận thấy việc các nhà tư vấn vận dụng định mức AC.24000 để lập dự toán cho hạng mục giếng cát (cọc cát thường) cho các hạng mục sử lý nền đất yếu bằng phương pháp thoát nước thẳng đứng phổ biến hiện nay là phù hợp với quy trình thiết kế, công nghệ thi công và các hướng dẫn áp dụng của định mức chi phí mã hiệu AC.24000 trong định mức dự toán xây dựng công trình do Bộ Xây dựng công bố. Đây là cơ sở để lựa chọn nhà thầu thi công thông qua đấu thầu. Việc thanh quyết toán cho các nhà thầu phải dựa trên cơ sở kết quả đấu thầu tuân thủ các quy định hiện hành về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.


MỘT SỐ THIẾT BỊ THI CÔNG CỌC CÁT THEO CÔNG NGHỆ TRƯỚC ĐÂY


clip_image006.jpg
clip_image008.jpg




THIẾT BỊ THI CÔNG CỌC CÁT THEO CÔNG NGHỆ TIÊN TIẾN


clip_image010.jpg
clip_image012.jpg
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top