Đơn dự thầu và giấy ủy quyền

  • Khởi xướng Khởi xướng chuyengiatuvan
  • Ngày gửi Ngày gửi
C

chuyengiatuvan

Guest
Trong hồ sơ dự thầu của 1 đơn vị:
1. Đơn dự thầu có ghi:
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
- Hiệu lực HSDT là 60 ngày, kể từ 8 giờ 00 phút, ngày 02/05/2010.
2. Trong giấy ủy quyền, có ghi:
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010.
Vậy tôi xin hỏi khoảng thời gian trên của Đơn dự thầu và Giấy ủy quyền có hợp lệ không. Xin cảm ơn nhiều.
 
Cần nói cụ thể hơn

Trong hồ sơ dự thầu của 1 đơn vị:
1. Đơn dự thầu có ghi:
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
- Hiệu lực HSDT là 60 ngày, kể từ 8 giờ 00 phút, ngày 02/05/2010.
2. Trong giấy ủy quyền, có ghi:
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010.
Vậy tôi xin hỏi khoảng thời gian trên của Đơn dự thầu và Giấy ủy quyền có hợp lệ không. Xin cảm ơn nhiều.

Theo tôi chưa thể luận bàn được vấn đề này vì chưa rõ giấy ủy quyền thực hiện công việc gì? Bạn có thể nói cụ thể hơn để anh em cùng bàn luận nhé.
 
Góp chút ý kiến

Trong hồ sơ dự thầu của 1 đơn vị:
1. Đơn dự thầu có ghi:
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
- Hiệu lực HSDT là 60 ngày, kể từ 8 giờ 00 phút, ngày 02/05/2010.
2. Trong giấy ủy quyền, có ghi:
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010.
Vậy tôi xin hỏi khoảng thời gian trên của Đơn dự thầu và Giấy ủy quyền có hợp lệ không. Xin cảm ơn nhiều.
Theo mình, theo hiệu lực HSDT là 60 ngày kể từ ngày đóng thầu (02/05/2010), giấy ủy quyền nếu tính từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010 đúng là 60 ngày, nhưng ngày HSDT bắt đầu hợp lệ thì tính ra lại thiếu 4 ngày.
Theo mình TH này là Đơn dự thầu và giấy ủy quyền này không hợp lệ.
Thân./.
 
Theo mình, theo hiệu lực HSDT là 60 ngày kể từ ngày đóng thầu (02/05/2010), giấy ủy quyền nếu tính từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010 đúng là 60 ngày, nhưng ngày HSDT bắt đầu hợp lệ thì tính ra lại thiếu 4 ngày.
Theo mình TH này là Đơn dự thầu và giấy ủy quyền này không hợp lệ.
Thân./.
Có lẽ chưa kết luận ngay được. Bởi thông tin về nội dung ủy quyền chưa có.
 
Trong hồ sơ dự thầu của 1 đơn vị:
1. Đơn dự thầu có ghi:
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
- Hiệu lực HSDT là 60 ngày, kể từ 8 giờ 00 phút, ngày 02/05/2010.
2. Trong giấy ủy quyền, có ghi:
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010.
Vậy tôi xin hỏi khoảng thời gian trên của Đơn dự thầu và Giấy ủy quyền có hợp lệ không. Xin cảm ơn nhiều.
Theo em nghĩ:
Câu hỏi của bác chuyengiatuvan cũng đã rất rõ ràng rồi mà, bác ấy nêu như vậy có nghĩ là Giấy ủy quyền để thực hiện nội dung công việc trong Đơn dự thầu mà.
Thân./.
 
Noi dung thu uy quyen

Hi các anh chị.
Nội dung thư ủy quyền theo đúng mẫu quy định: ký đơn dự thầu, kiến nghị, đàm phán và ký kết hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư,...
Cảm ơn các anh chị.
 
Trong hồ sơ dự thầu của 1 đơn vị:
1. Đơn dự thầu có ghi:
- Thời gian thực hiện hợp đồng là 90 ngày.
- Hiệu lực HSDT là 60 ngày, kể từ 8 giờ 00 phút, ngày 02/05/2010.
2. Trong giấy ủy quyền, có ghi:
Giấy ủy quyền này có hiệu lực kể từ ngày 28/04/2010 đến ngày 28/06/2010.
Vậy tôi xin hỏi khoảng thời gian trên của Đơn dự thầu và Giấy ủy quyền có hợp lệ không. Xin cảm ơn nhiều.

Em nghĩ ko vấn đề gì vì:
- Người được uỷ (dù là làm việc gì) thì chỉ được thực hiện công việc được uỷ uyền trong thời gian giấy uỷ quyền có hiệu lực (ký đơn dự thầu, văn bản đề nghị làm rõ HSMT, làm rõ HSDT ...), ngoài thời gian ấy là trách nhiệm của người uỷ quyền. Việc uỷ quyền ko phải cứ uỷ quyền xong là hết trách nhiệm.
- Người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và doanh nghiệp về nội dung công việc của người được uỷ quyền thực hiện. Em Nghĩ nếu thời gian hiệu lực của giấy uỷ quyền trong vòng vài ngày (ngắn hơn cả hiệu lực của HSDT) cũng ko sao, miễn là thực hiện cv được uỷ quyền trong thời gian còn hiệu lực của uỷ quyền.

Rửa tại nghe cao luận!
 
Last edited by a moderator:
Góp ý thảo luận

Em nghĩ ko vấn đề gì vì:
- Người được uỷ (dù là làm việc gì) thì chỉ được thực hiện công việc được uỷ uyền trong thời gian giấy uỷ quyền có hiệu lực (ký đơn dự thầu, văn bản đề nghị làm rõ HSMT, làm rõ HSDT ...), ngoài thời gian ấy là trách nhiệm của người uỷ quyền. Việc uỷ quyền ko phải cứ uỷ quyền xong là hết trách nhiệm.
- Người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và doanh nghiệp về nội dung công việc của người được uỷ quyền thực hiện. Em Nghĩ nếu thời gian hiệu lực của giấy uỷ quyền trong vòng vài ngày (ngắn hơn cả hiệu lực của HSDT) cũng ko sao, miễn là thực hiện cv được uỷ quyền trong thời gian còn hiệu lực của uỷ quyền.

Rửa tại nghe cao luận!

Bác quantukiems nói cũng không sai, nhưng trường hợp ủy quyền thiếu mất 4 ngày so vơi hiệu lực của HSDT như vậy là không hợp lệ. MÌnh trích 1 đoạn trong mẫu Giấy ủy quyền kèm theo HSMT (Mẫu Thông tư 01/TT-BKH):
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]"Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(3). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.[/FONT]
[FONT=&quot](3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu"

[/FONT]
[FONT=&quot]Phù hợp với quán trình tham gia đấu thầu ở đây có nghĩa là: Thời hạn ủy quyền này phải bằng với thời hạn có hiệu lực của HSDT.

Các bác góp ý thêm.
Thân./.
[/FONT]
 
Bác quantukiems nói cũng không sai, nhưng trường hợp ủy quyền thiếu mất 4 ngày so vơi hiệu lực của HSDT như vậy là không hợp lệ. MÌnh trích 1 đoạn trong mẫu Giấy ủy quyền kèm theo HSMT (Mẫu Thông tư 01/TT-BKH):
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot]"Giấy ủy quyền có hiệu lực kể từ ngày ____ đến ngày ____(3). Giấy ủy quyền này được lập thành ____ bản có giá trị pháp lý như nhau, người ủy quyền giữ ____ bản, người được ủy quyền giữ ____ bản.[/FONT]
[FONT=&quot](3) Ghi ngày có hiệu lực và ngày hết hiệu lực của giấy ủy quyền phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu"

[/FONT]
[FONT=&quot]Phù hợp với quán trình tham gia đấu thầu ở đây có nghĩa là: Thời hạn ủy quyền này phải bằng với thời hạn có hiệu lực của HSDT.

Các bác góp ý thêm.
Thân./.
[/FONT]

Sao bác lại đồng nhất "phù hợp với quá trình tham gia đấu thầu" với "thời gian hiệu lực của HSDT ngắn hơn hoặc bằng thời hạn uỷ quyền" nhỉ?
 
Theo điều 4 mục 25 :"HSDT là toàn bộ tài liệu........." nên Giấy uỷ quyền cũng là 1 phần của HSDT. Vậy hiệu lực của Giấy uỷ quyền cũng phải = Hiệu lực của HSDT.
 
hiệu lực giấy ủy quyền

Hiệu lực giấy ủy quyền có thể khác hoàn toàn với hiệu lực HSDT, vì lý do trong Luật dân sự đã có nêu việc chấm dứt hiệu lực của ủy quyền. Các bác không nên đồng nhất hai cái này.
Khi hết hiệu lực của ủy quyền thì trách nhiệm dân sự đương nhiên sẽ lại quay về người đã ủy quyền.
Các công việc trong thời gian ủy quyền có hiệu lực không có nghĩa là không có trách nhiệm dân sự của người ủy quyền.
Giả sử sau khi chấm thầu xong, công ty này trúng thầu mà giám đốc (người ủy quyền) lại muốn ký hợp đồng thì chẳng nhẽ lại không cho người ta ký à?
Ông ủy quyền mới là người đại diện trước pháp luật cho Công ty chứ không phải ông nhận ủy quyền kia đâu các bác ạ
 
Hiệu lực giấy ủy quyền có thể khác hoàn toàn với hiệu lực HSDT, vì lý do trong Luật dân sự đã có nêu việc chấm dứt hiệu lực của ủy quyền. Các bác không nên đồng nhất hai cái này.
Khi hết hiệu lực của ủy quyền thì trách nhiệm dân sự đương nhiên sẽ lại quay về người đã ủy quyền.
Các công việc trong thời gian ủy quyền có hiệu lực không có nghĩa là không có trách nhiệm dân sự của người ủy quyền.
Giả sử sau khi chấm thầu xong, công ty này trúng thầu mà giám đốc (người ủy quyền) lại muốn ký hợp đồng thì chẳng nhẽ lại không cho người ta ký à?
Ông ủy quyền mới là người đại diện trước pháp luật cho Công ty chứ không phải ông nhận ủy quyền kia đâu các bác ạ

Theo tôi giấy UQ là một phần của HSDT (vì nó bắt buộc phải đi cùng đơn dự thầu). Nếu giấy UQ mà đã UQ cả chức năng ký HĐ thì trong thời gian đó đ/c phó vẫn có thể ký giấy UQ (còn đ/c trưởng khi đó muốn ký lại càng OK)
 
Theo tôi giấy UQ là một phần của HSDT (vì nó bắt buộc phải đi cùng đơn dự thầu). Nếu giấy UQ mà đã UQ cả chức năng ký HĐ thì trong thời gian đó đ/c phó vẫn có thể ký giấy UQ (còn đ/c trưởng khi đó muốn ký lại càng OK)
vấn đề là ở chỗ các bác đang tranh luận ở cái hiệu lực của GUQ với hiệu lực HSDT.
Trong trường hợp người ta không UQ thì sẽ không có cái GUQ.
Trường hợp khác, trong thời hạn hiệu lực của cả HSDT và GUQ mà người đại diện pháp nhân hủy bỏ việc UQ cho người nhận UQ thì sao?
như vậy có thể nói GUQ chỉ là thứ yếu, nó đề phòng trường hợp HSDT được ký bởi người không có quyền đại diện xác lập thì phải được ủy quyền bởi người đại diện trước pháp luật.
Phía trên mình đã giải thích trách nhiệm của người UQ rồi, vì vậy mình chỉ muốn nói thêm:
-Hiệu lực của HSDT là thời gian có hiệu lực đối với nhà thầu (DN), là khoảng thời gian mà mọi trách nhiệm, cam kết trong HSDT của nhà thầu có hiệu lực.- - Hiệu lực của GUQ là thời gian mà người UQ ủy quyền cho người được UQ thực hiện một số công việc, khi hết hiệu lực này thì mọi trách nhiệm lại trở về với người đại diện. điều này không ảnh hưởng gì đến việc thực hiện các cam kết của HSDT do đó không thể quy hai hiệu lực này là 1.
 
mẫu đơn xin nhận thầu

hi anh chị
hiện tại bây giờ em dang cần gấp mẫu đơn xin nhận thầu
bác nào có có thể gửi cho em được không
 
Nên hiểu hai vấn đề hiệu lực của giấy ủy quyền và hiệu lực của HSDT là khác nhau.

Nên hiểu hai vấn đề hiệu lực của giấy ủy quyền và hiệu lực của HSDT là khác nhau.
Theo ý kiến của tôi: Nên hiểu đúng ý nghĩa và tách biệt hai vấn đề “hiệu lực của giấy ủy quyền” và “hiệu lực của HSDT” trong đấu thầu:
Vấn đề về giấy ủy quyền được hiểu là: tất cả những công việc được ủy quyền mà người được ủy quyền thực hiện trong thời gian giấy ủy quyền có hiệu lực đều có ý nghĩa như là người ủy quyền thực hiện, không chối bỏ giá trị pháp lý của các công việc đó sau thời gian ủy quyền. Còn vấn đề hiệu lực của HSDT lại là vấn đề khác. Trong trường hợp này, cho dù hiệu lực của giấy ủy quyền chỉ có 1 ngày nhưng người được ủy quyền ký HSDT trong đúng ngày đó, thì hiệu lực của HSDT vẫn phải hiểu đúng như trong HSDT đã ghi.
 
Các Bác các anh các chị cho em hỏi một chút ở ca này hơi khó ạ.
Một gói thầu có đơn dự thầu không sai gì, trong đó phó Giám đốc công ty A là người ký kèm theo giấy ủy quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc này. Thế nhưng:
Tên của gói thầu trong giấy ủy quyền này lại bị văn thư đánh nhầm một vài lỗi chính tả, bên chấm thầu cho rằng hồ sơ vi phạm điều kiện tiên quyết và bị loại.
Thế các anh các chị cho em hỏi rằng trường hợp này đơn vị chấm thầu đã làm đúng chưa ạ..
Các cụ các mợ giúp em với..
 
Các Bác các anh các chị cho em hỏi một chút ở ca này hơi khó ạ.
Một gói thầu có đơn dự thầu không sai gì, trong đó phó Giám đốc công ty A là người ký kèm theo giấy ủy quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc này. Thế nhưng:
Tên của gói thầu trong giấy ủy quyền này lại bị văn thư đánh nhầm một vài lỗi chính tả, bên chấm thầu cho rằng hồ sơ vi phạm điều kiện tiên quyết và bị loại.
Thế các anh các chị cho em hỏi rằng trường hợp này đơn vị chấm thầu đã làm đúng chưa ạ..
Các cụ các mợ giúp em với..
Để biết bên mời thầu làm đúng chưa thì xem trong HSMT về các điều kiện tiên quyết có quy định không. Nếu không quy định mà bảo vi phạm thì làm chưa đúng
 
Vụ ủy quyền, theo mình hồ sơ đó hoàn toàn hợp lệ. HSDT là sản phẩm của nhà thầu chứ không phải của ông GĐ hay ông phó GĐ. Giấy ủy quyền của GĐ cho PGĐ chỉ là đảm bảo tính hợp lệ của người ký vào HSDT là đại diện hợp pháp của nhà thầu. Tức là mọi chữ ký của ông PGĐ liên quan tới HSDT phải nằm trong hiệu lực của ủy quyền thì nó mới có giá trị pháp lý, là đại diện cho nhà thầu. Còn khi hết hiệu lực ủy quyền thì đại diện pháp lý cho nhà thầu sẽ là ông GĐ nhưng trách nhiệm thực hiện gói thầu từ đầu tới cuối vẫn là Nhà thầu, là cái công ty đứng ra tham dự thầu chứ không phải 2 ông kia.

Vụ giấy ủy quyền sai vài lỗi chính tả thì theo mình nếu cái sai đó ở những từ không phải nhạy cảm (tên người ủy quyền, tên gói thầu, tên nhà thầu, tên dự án, thời gian, địa điểm) và khi đọc có thể dễ dàng hiểu nội dung chính xác của nó thì có thể châm trước được.
 
Để biết bên mời thầu làm đúng chưa thì xem trong HSMT về các điều kiện tiên quyết có quy định không. Nếu không quy định mà bảo vi phạm thì làm chưa đúng

Thường thì Đơn dự thầu bao giờ cũng nằm trong điều kiện tiên quyết, theo các mẫu của Bộ KHĐT thì nó ghi Đơn dự thầu không hợp lệ theo qui định tại mục 10 chương I. Chọn ra các điểm quan trọng thôi :).
 
Các Bác các anh các chị cho em hỏi một chút ở ca này hơi khó ạ.
Một gói thầu có đơn dự thầu không sai gì, trong đó phó Giám đốc công ty A là người ký kèm theo giấy ủy quyền của Giám đốc cho Phó giám đốc này. Thế nhưng:
Tên của gói thầu trong giấy ủy quyền này lại bị văn thư đánh nhầm một vài lỗi chính tả, bên chấm thầu cho rằng hồ sơ vi phạm điều kiện tiên quyết và bị loại.
Thế các anh các chị cho em hỏi rằng trường hợp này đơn vị chấm thầu đã làm đúng chưa ạ..
Các cụ các mợ giúp em với..
Theo tôi:
1. Về lý, các quy định pháp luật về đấu thầu hiện hành (NĐ 85) không quy định "lỗi chính tả trong giấy uỷ quyền" vi phạm yêu cầu về "tính hợp lệ của đơn dự thầu", tuy nhiên sai lỗi chính tả cần được hiểu là viết không chính xác vị trí ký tự (VD: "xây lắp" viết thành "âxy lắp") chứ không phải viết nhầm từ ngữ đến mức hiểu thành gói thầu khác (VD: "Xây lắp công trình XYZ" viết nhầm là "xây lắp công trình ABC" hay "Thiết kế kỹ thuật công trình XYZ"). Vì thế, việc "văn thư đánh nhầm một vài lỗi chính tả" nêu trong tình huống phải xem xét cụ thể nhầm như thế nào mới bình luận được đơn vị chấm thầu làm đúng hay sai. Tất nhiên văn thư này không thể bầu là lao động tiên tiến được.
2. Về tình, nếu tên gói thầu trong giấy uỷ quyền có vài lỗi chính tả hay viết nhầm hay thiếu 1 chữ mà vẫn hiểu được đúng tên gói thầu thì đơn vị chấm thầu có thể bỏ qua mà không vi phạm pháp luật.
 
Last edited by a moderator:
Back
Top