Thực ra, theo tôi biết chưa có một quy định nào về việc tạm tính đơn giá lại. Tuy nhiên, bản chất của việc này là xác định tương đối đơn giá VL, M, NC để lập dự toán, dự thầu. Một công việc bao giờ cũng được cấu thành bởi VL,NC,M. Vì vậy, tạm tính cả VL,NC,M chẳng có gì là sai cả. Như bạn congtrinhxaydung999 giải thích thì cái tủ lạnh là thiết bị được báo giá trọn gói nên có thể chỉ tạm tính NC. Nhưng nếu là cái bản lề cửa chẳng hạn. Người ta chỉ bảo giá cho bạn giá cái bản lề ví dụ là 25.000. Bạn phải thuê thợ về bắt nó vào cửa. Thì phải tính NC, M. Như vậy, tùy từng công việc mà bạn tạm tính sao cho nó phù hợp với thực tế nhất, và nếu có cơ sở (báo giá, hợp đồng nguyên tắc...) để chứng minh cho giá Tạm tính của bạn là tốt nhất. Còn nói chuyện với ông Chủ đầu tư mà chẳng hiểu gì cả, cứ mang cái tên Chủ đầu tư ra để dọa, ép.... thì chán và mệt lắm.
Hoàn toàn nhất trí với quan điểm này.
hihihi . cái này mấy hum nay mình học , đến phần này mình cũng đang thắc mắc , hỏi 2 thầy thì ng thì bảo là lấy đơn giá tương đương trong định mức áp nó vào , còn ng thì bảo dự vào đơn giá thông báo của địa phương để tạm tính giá + (chi phí vận chuyên, nhân công , lắp đặt ..) chẳng bit ai đúng ai sai nữa
Cả 02 thầy đều trả lời đúng, có điều chưa nhiệt tình với trò lắm nên mỗi người chỉ chỉ cho bạn 1 chiêu mà không dạy hết bí kíp gia truyền.
Trong website
dutoangxd.net có bài viết này mà tôi cho là khá thấu đáo, có lẽ là của Admin nguyentheanh:
1. Vận dụng
- Bạn có thể lấy một công tác khác có trong định mức mà cách thi công của nó tương tự như công tác tạm tính đó để vận dụng. Ví dụ: Công tác rải vữa lót sàn không có định mức. Bạn có thể chiết tính phần vật liệu là vữa lót (có định mức), còn nhân công và máy thì lấy bằng công tác đổ bê tông lót.
- Bạn cũng có thể lấy một định mức nào đó rồi điều chỉnh đi cho phù hợp (nhưng phải có kinh nghiệm, hiểu biết về biện pháp, điều kiện thi công, yêu cầu kỹ thuật của công trình và am hiểu về định mức mới chỉnh đúng được).
2. Ước tính
- Nếu không có công tác khác tương đương thì bạn có thể tạm tính giá vật liệu, nhân công, máy cho công tác đó bằng một số tiền nào đó. Lưu ý là số tiền này càng sát với thực tế càng tốt.
- Bạn cũng có thể căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm lập hoặc báo giá của nhà sản xuất. Thường họ báo là chi phí đầy đủ để làm công tác đó, thì bạn bớt các chi phí theo định mức tỷ lệ đi và phân tách được chi phí VL, NC, M ra để đưa vào bảng dự toán sao cho khi tính tổng hợp chi phí thì vừa bằng báo giá là được.
3. Sử dụng số liệu từ công trình tương tự
Đây là làm theo kiểu tiền lệ. Bạn có thể tham khảo ở các công trình tương tự đã thực hiện. Ví dụ: Dự toán của một công trình khác đã được duyệt, hồ sơ thanh, quyết toán… ở trong đó họ lập thế nào, bạn có thể lập như vậy. Nói chung bất cứ nguồn nào chứng minh được giá trị thực của chúng.
Như vậy, việc lưu trữ số liệu quá khứ (nước ngoài thường dùng thuật ngữ History data) là rất quan trọng đối với người lập dự toán và kỹ sư định giá, quản lý chi phí.
4. Đi lập định mức mới để áp dụng cho công trình
Bạn cũng có thể liên hệ các đơn vị có chức năng, kinh nghiệm (Viện Kinh tế xây dựng) để lập định mức áp dụng cho công trình hoặc hỏi các chuyên gia định mức. Bạn có thể liên hệ Trung tâm thông tin, Viện Kinh tế xây dựng tại số 37, Lê Đại Hành, Hà Nội. Các đơn vị khác có thể thu thập số liệu để đưa ra định mức, nhưng ở giai đoạn hiện nay việc giải trình, bảo vệ thuyết phục là khá khó khăn.