Đơn giá và định mức nào quy định cho công tác SXLD cửa sắt - kính?

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm tích cực
12
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
Tôi đã tìm hiểu một số dự toán công trình dân dụng cả ở HCM và Hà Nội, tham khảo nhiều đơn giá và định mức. Nhưng tất cả không có tài liệu nào nói về đơn giá và định mức phần “sản xuất lắp đặt cửa sắt - kính ”. Theo các công ty tư vấn thiết kế và cá nhân tôi từ trước làm dự toán nếu gặp công tác này đều để là Gtt (giá tạm tính). Khi ấy giá nhân công và ca máy lấy ước lượng chi phí nhân công (40.000)và ca máy(19.000) cho 1m2 cửa, giá vật liệu sản xuất cửa lấy trung bình giá các loại cửa sắt mà các cửa hàng gia công cửa sắt cung cấp cho nhà thầu (520.000/1m2).

Khi làm dự toán công trình cải tạo, sửa chữa tôi đã tính công tác sản xuất và lắp đặt cửa như trên. Nhưng khi thanh quyết toán Ngân hàng nói sao các công tác khác có mã hiệu và họ tra trong cuốn đơn giá, định mức là đúng, còn mã Gtt là cái gì? Tôi đã giải thích đơn giá và định mức hiện nay chưa có công tác này nên phải lấy giá tạm tính. Họ lại nói vậy chứng minh như thế nào về 40.000, 19.000 và 520.000? Trên cơ sở nào chúng minh rằng các con số trên là đúng. Tôi mua cửa ở các cửa hàng cũng nhỏ nên không có hóa đơn nên không thể dựa vào hóa đơn. Tôi lập bảng tính chi tiết cho loại cửa ấy, phân tích thành phần thanh sắt cũng như vật liệu các loại (loại bảng tính giống cửa Eropa window). Khi ấy giá vật liệu tôi lấy theo thông báo giá liên sở, do vậy tôi đã chứng minh được con số 520.000. Nhưng còn vướng chỗ nhân công và ca máy. Tôi đã làm giải trình về công tác cửa này mà ngân hàng vẫn không chấp nhận để thanh quyết toán (ctrình vốn nhà nước)

Vì quá non trẻ nên tôi không thiết phục được họ với lý do trong đơn giá và định mức không có công tác này nên lấy là tạm tính. Mong các bác giúp tôi gỡ chổ rối này. Và qua đây bác nào là cao thủ hãy cho tôi biết khi làm dự toán gặp các công tác cửa sắt – kính thì phải làm thế nào cho hay nhất, hoặc có thể tra đơn giá và định mức ở đâu? Để mã là Gtt (giá tạm tính) khi quyết toán các nhân viên ngân hàng cứ vặn vẹo Gtt là “cái gì” tôi thật…không giải thích được như thế nào cho họ hiểu. Vậy theo các bác phải…làm thế nào?
Cảm ơn các bác!
 
Chỗ mình thường lấy giá vật liệu chính ( phần gia công) của công tác này theo Thông báo giá hoặc báo giá của nhà sản xuất . Phần lắp đặt có thể vận dụng Đơn giá mã AI.63100 hoặc AI.63200 . Tuy nhiên cũng không thể cao như bạn nói .
 
Giá của nhà sản xuất là có thuế hay chưa thuế ạ? Nếu có thuế đưa và bảng tổng hợp kinh phí nhân hệ số và thuế nữa thì có hợp lý không? Giá nhà sản xuất là chung chung cho 1m2 cửa vậy đâu biết nhân công bao nhiêu? máy bao nhiêu? vật liệu bao nhiêu? Nếu giá chung chung ấy mà lấy là giá vật liệu ở bảng giá vật tư khi ấy đưa vào bảng tổng hợp kinh phí thì...không thể nhân hệ số nhân công và ca máy rồi? Cái này sao mà rối thế
 
Thường khi tính dự toán người ta thường làm theo 2 cách:
1. Lấy giá tạm tính ( thực tế ) của 1 m2 cửa khoảng bao nhiêu đó để đưa vào trong công việc dự toán. Và điều này khi thanh quyết toán thì nhà thầu phải xuất trình được báo giá của nhà sản xuất hoặc hóa đơn mua hàng.
2. Phân tích ra vật tư. Ví dụ bạn làm cửa sắt thì hết bao nhiêu sắt hình để làm ra cái cửa đó và nhân với nhân công, vật tư lên để có giá của một cái cửa đó!

Thân chào bạn!
 
Giá của nhà sản xuất là có thuế hay chưa thuế ạ? Nếu có thuế đưa và bảng tổng hợp kinh phí nhân hệ số và thuế nữa thì có hợp lý không? Giá nhà sản xuất là chung chung cho 1m2 cửa vậy đâu biết nhân công bao nhiêu? máy bao nhiêu? vật liệu bao nhiêu? Nếu giá chung chung ấy mà lấy là giá vật liệu ở bảng giá vật tư khi ấy đưa vào bảng tổng hợp kinh phí thì...không thể nhân hệ số nhân công và ca máy rồi? Cái này sao mà rối thế

Mình làm thường lấy phần chi phí chính là chi phí mua 1 m2 cửa (giá trước thuế) còn có ĐM cho công tác lắp đặt cửa kính cũng như lắp đặt cửa sắt riêng.

Vì phần giá VL chính chỉ nhập ô VL nên ở bảng Tổng hợp kinh phí không có nhân hệ số gì cả ngoài mấy cái chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước.
 
Tại tỉnh Lai Châu và Điện Biên nhiều dự án hiện nay đều dùng cửa sắt thay gỗ.
Bạn cần thiết kế cửa sắt, thống kê vật liệu (Lưu ý thống kê VL, nhân công , ca máy trong bản vẽ - dự toán chỉ theo bản vẽ thôi!): thép 80x40x1,5 làm khuôn, cánh cửa, 40x40x1,5 làm đố, gioăng cao su, nẹp nhôm 15x15, thép vuông đặc 10x10, kính, thép tấm dày 2mm v.v.., định mức nhân công, máy hàn (nội suy từ định mức làm ... hàng rào hay hoa sắt cửa), lập 1 mã hiệu (TT. C01 chẳng hạn) theo định mức thống kê VL trên, áp giá vật liệu hiện hành >> ra đơn giá 1 bộ cửa. OK. Khi thẩm tra người ta kiểm tra bản vẽ, khối lượng và giá vật liệu, không ai hỏi mã hiệu làm gì a?
 
Last edited by a moderator:
....Tôi lập bảng tính chi tiết cho loại cửa ấy, phân tích thành phần thanh sắt cũng như vật liệu các loại (loại bảng tính giống cửa Eropa window). Khi ấy giá vật liệu tôi lấy theo thông báo giá liên sở, do vậy tôi đã chứng minh được con số 520.000. Nhưng còn vướng chỗ nhân công và ca máy. Tôi đã làm giải trình về công tác cửa này mà ngân hàng vẫn không chấp nhận để thanh quyết toán (ctrình vốn nhà nước).....

Bạn có thể vân dụng định mức sản xuất, lắp dựng cửa khung sắt – kính (mã hiệu: 51.001; 51.011; 51.012) tại Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 22 – UBXD ngày 12/4/1982 có sửa đổi, điều chỉnh năm 1985 để tính toán, thuyết minh, bảo vệ.

Trong đó: định mức nhân công cho cửa 1 cánh: 2,93 công; 2 cánh: 2,68 công; cửa kính lật có hệ thống đóng mở: 2,78 công (thợ bậc 4,0/7). Đơn vị tính: 1m2.
- Ca máy cho các loại trên: máy hàn 15w: 0,15ca.
- Vật liệu bạn bóc theo chi tiết cửa.

Những định mức sau định mức này chỉ có định mức nhân công lắp dựng.
 
Bạn có thể vân dụng định mức sản xuất, lắp dựng cửa khung sắt – kính (mã hiệu: 51.001; 51.011; 51.012) tại Định mức dự toán xây dựng cơ bản số 22 – UBXD ngày 12/4/1982 có sửa đổi, điều chỉnh năm 1985 để tính toán, thuyết minh, bảo vệ.

Trong đó: định mức nhân công cho cửa 1 cánh: 2,93 công; 2 cánh: 2,68 công; cửa kính lật có hệ thống đóng mở: 2,78 công (thợ bậc 4,0/7). Đơn vị tính: 1m2.
- Ca máy cho các loại trên: máy hàn 15w: 0,15ca.
- Vật liệu bạn bóc theo chi tiết cửa.

Những định mức sau định mức này chỉ có định mức nhân công lắp dựng.
ĐM ấy cũ thế kiếm đâu ra thưa bác! Những thông tin mà các bác trao đổi em ghi nhận và biết ơn các bác lắm. Nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để người ta quyết toán trong trường hợp em..."lỡ" làm như đã nói trên?
 
ĐM ấy cũ thế kiếm đâu ra thưa bác! Những thông tin mà các bác trao đổi em ghi nhận và biết ơn các bác lắm. Nhưng quan trọng nhất là làm thế nào để người ta quyết toán trong trường hợp em..."lỡ" làm như đã nói trên?

Bạn đang ở chỗ: kiếm ĐM nào cũng ra đấy. Bạn thử tính xem với định mức như trên tiền nhân công, ca máy / m2 không nhỏ phải không?.

Mà đã không nhỏ so với cách tính tạm tính của Bạn thì Bạn thuyết minh bảo vệ được chứ. (Khi Bạn đã có cơ sở tính toán).
 
Theo Kinh Nghiệm
tách phần gia công lắp dựng cửa ra thành 3 công việc:
1) Gia công cửa khung sắt
2) lắp đặt kính vào khung cửa.
3) lắp đặt cửa khung sắt
 
Last edited by a moderator:
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top