Dự án phần mềm tính toán, đo bóc khối lượng

nguyentheanh

Tác giả Dự toán GXD
Thành viên BQT
Tham gia
6/7/07
Bài viết
4.650
Điểm tích cực
6.776
Điểm thành tích
113
Hôm nay, ngày 07/07/2011 kỷ niệm lần thứ 4 ngày sinh nhật diễn đàn Giaxaydung.vn, TA cũng chính thức khởi động dự án xây dựng phần mềm: Tính toán, đo bóc và kiểm soát khối lượng.

Từ nhu cầu thực tế, xét thấy sự cần thiết của công tác tính toán đo bóc khối lượng (đo bóc tiên lượng) phục vụ lập dự toán, lập giá gói thầu, thương thảo ký hợp đồng và kiểm soát khối lượng phục vụ thanh quyết toán. TA và các bạn trẻ Công ty Giá Xây Dựng bắt đầu nghiên cứu để lập trình phần mềm phục vụ công tác tính toán, đo bóc và kiểm soát khối lượng thi công xây dựng công trình.

- Phần mềm sẽ được phát cho các học viên lớp đọc bản vẽ, đo bóc khối lượng do Công ty Giá Xây Dựng tổ chức để thực hành tại lớp và sử dụng vào công việc.
- Phần mềm cũng được gửi tới các chuyên gia, các thành viên có quan tâm - có nhiều đóng góp hoàn thiện phần mềm, đóng góp phát triển diễn đàn giaxaydung.vn...

Phần mềm này được bắt đầu từ sự đơn giản nhất, kế thừa những gì đã có sẵn, nền tảng là phần tính toán khối lượng tương tự Dự toán GXD và mở rộng dần các tính năng phát sinh từ thực tế sử dụng. Các tính năng dự kiến ban đầu:
- Cho phép người dùng nhập kích thước DxRxC, công thức tính toán để tính ra khối lượng.
- Có các mẫu biểu khối lượng phù hợp với từng mục đích sử dụng: Mẫu biểu khối lượng phục vụ lập dự toán, mẫu biểu khối lượng phục vụ nghiệm thu, mẫu biểu phân khai khối lượng phục vụ thanh toán, tổng hợp khối lượng phục vụ quyết toán.
- Thống kê thép...

Nếu bạn có ý kiến hoặc yêu cầu gì về phần mềm này xin góp ý thảo luận giúp.
Xin cảm ơn sự quan tâm và chia sẻ.
 
Ý kiến của riêng em

Cám ơn anh Thế Anh vì những điều trăn trở để sáng tạo ra những sản phẩm tiện ích hơn, nâng cao năng suất lao động cho kĩ sư VN!
Nhân ngày kỉ niệm 4 năm thành lập diễn đàn, em cũng có một số ý kiếm thảo luận cùng anh và mọi người.
- Theo em, ý tưởng về phần mềm thì anh ngocthanh2010 ( một cựu SV xuất sắc của khoa KTXD ) đóng góp là rất xác đáng. PM không thể làm thay con người; đối với các công trình xây dựng thì việc có một phần mềm đảm nhận "toàn năng" để tính khối lượng dự toán là điều không thể. Bản thân các kĩ sư phải cố gắng bồi đắp thêm kiến thức về kết cấu công trình thì mới " chắc tay" khi tính toán khối lượng được. Tuy nhiên em có một số quan điểm khác:
- Bản thân em đang làm việc trong một môi trường rất tốt; có nhiều điều kiện được training và thực hành; em thấy phần mềm và người dùng phần mềm muốn kết hợp trơn tru để cho ra thành quả tốt thì cần phải " hiểu nhau". Cái này khó thật anh ạ.
- Hiện nay trong công việc của em (QS engineer); em đang được sử dụng hệ thống toàn cầu của Tập đoàn ( SHMz) khi tính khối lượng kết cấu building và civil: nhà cao tầng; đường xá; nhà công nghiệp.... Hệ thống này có standar ( tiêu chuẩn) rất chặt chẽ và khoa học.
Tuy nhiên; việc chia sẻ cũng như công bố là việc liên quan đến đạo đức nghề nghiệp. ( Hơn nữa, nó cũng không có gì ghê gớm lắm để các " lão" kĩ sư VN phải quan tâm- chúng ta thừa sức để thiết lập hoặc đã có nhiều nơi đã làm mà em chưa biết chăng ?:D)
Em chỉ mạn phép nói sơ qua thế này thôi ạ:
- Hệ thống bản vẽ: quy định riêng về kí hiệu, các loại chi tiết riêng với cách bố trí; kích thước chuẩn. Rất nhiều lúc phải tự rà soát lại từ hệ thống các chi tiết nếu như bản vẻ thiếu ( Các bản thiết kế em phải làm không hề chi tiết như của thiết kế VN làm) . VD: chỉ vẽ vào 1 cái bàn, 1 cái cửa tại 1 vị trí trên bản vẽ, phải hiểu công năng của nó mới biết đó là loại cửa gì rồi ra chi tiết trong standar.
-Hệ thống vật liệu tiêu chuẩn từ kết cấu đến kiến trúc, hoàn thiện.
-Hệ thống tính toán tiên lượng ( dựa trên một mẫu excel được viện nghiên cứu design, rất chi tiết cũng như sinh động- dễ sử dụng. Có thể điều chỉnh được theo cách biến đổi của mỗi loại công trình.
-Hệ thống cơ sở dữ liệu ( đơn giá; khối lượng) quản lý rất chặt chẽ.
Như vậy, năng suất lao động tăng lên rất cao, chất lượng tính toán đến hơn 95%.
( Em không biết các cao thủ thế nào, khi tính một nhà dân biệt thự khoảng 300m2 hoặc nhà xưởng 3-4000 m2, em có thể tính khối lượng từ kết cấu đến kiến trúc với tập bản vẽ không cần nhiều để ra khối lượng tiền chính xác trong một buổi tối. Đấy là em chỉ mới tiếp cận vài tháng thôi.)
Ví dụ như thế để thấy ý tưởng của anh Thế Anh là không hoàn toàn mới mẻ nhưng rất cần thiết cho các kĩ sư. Nếu được cho phép em tham gia cùng anh trong dự án này.:"> Để có thể có riêng một phần mềm tốt và ưu việt hơn cho mọi người.
Đôi dòng mạn đàm cùng anh!
 
Có Đức tham gia dự án này thì tốt quá. Trân trọng mời em tham gia nhé.
Đúng như Đức nói ý tưởng phần mềm đo bóc tiên lượng này không phải là mới, ở Mỹ người ta có phần mềm tự động hóa bóc tách khối lượng từ bản vẽ AutoCad lâu rồi.
Ở Việt Nam có các phần mềm như Nova, HS tính khối lượng hoặc hồi còn là sinh viên anh đã dùng phần mềm Surfer để nhập các thông số từ bài tập trắc địa để tính toán khối lượng đào đắp.
Có một điều các phần mềm đó sẽ gặp trở ngại với người Việt Nam là phải vẽ theo những quy tắc, tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Điều này trái ngược với thói quen dùng lệnh Scale liên tục của "thợ vẽ" Việt Nam. Nhiều sếp ở Việt Nam thà trả lương cho một người ngồi bóc tách còn hơn là phải trả tiền mua các phần mềm đó và phải tuân theo các quy định nghiêm ngặt đó.
Hiện tại thì anh chưa đặt ra mục tiêu đo bóc khối lượng tự động từ bản vẽ. Mà chỉ định đặt ra mục tiêu vừa tầm, nhưng đáp ứng nhu cầu ở mức phổ thông. Phần mềm do người dùng nhập số liệu vào tự động tính kết quả, trình bày, kết xuất các bảng khối lượng theo các nhu cầu khác nhau: Khối lượng để lập dự toán, khối lượng để nghiệm thu, phân khai khối lượng để thanh toán, tổng hợp khối lượng để quyết toán. Các bảng khối lượng này có thể làm đầu vào cho các phần mềm tương ứng.
Phần mềm này cũng tích hợp trên Excel, các bảng khối lượng là bảng Excel.

Rất mong nhận được bài viết tiếp của Đức và nhiều thành viên nữa, cảm ơn Ngọc Thanh đã sớm có góp ý.
 
Theo như M biết thì phần mềm "bóc" khối lượng đã được nhiều hãng phát triển và trong đó có lẽ nổi tiếng nhất là ATO. Phần mềm này có tính năng rất mạnh là bóc khối lượng trên các bản vẽ dưới dạng pdf, jpg, ... và tất nhiên là Autocad - 1 người anh em của nó.

Trở lại với ý tưởng của anh TA, phần mềm để phục vụ công tác lập dự toán nên cần theo em cần có những đặc điểm sau:
- Giao diện thân thiện, hoạt động trên môi trường Cad, excel hoặc ít nhất cũng kết nối, chuyển đổi dữ liệu được giữa chúng với nhau
- Có khả năng đo chiều dài, đo diện tích, đo thể tích đối với công tác kết cấu, kiến trúc và hoàn thiện theo các đơn vị, tỷ lệ trong Cad
- Có khả năng đếm số lượng thiết bị, đo chiều dài đối với các công tác cơ điện theo các đơn vị, tỷ lệ trong Cad
- Quản lý, nhóm, phân loại tương đối các công tác với nhau trong trường hợp dùng 1 lệnh cho nhiều công tác
- Các hạng mục sẽ được gắn mã dự toán ngay trong khi đo hoặc sau khi đo, trong quá trình xây dựng giá (*)
- Các khối lượng này cần được "liên kết" với đối tượng trong bản vẽ cad, để có thể kiểm soát, theo dõi khi cần kiểm tra lại (**)
- Điểm cuối cùng cần quan tâm là bộ cài và dung lượng tài nguyên phần mềm sẽ chiếm dụng. Điều này tưởng chừng như không quan trọng khi mà phần cứng máy tính được nâng cấp với tốc độ chóng mặt như hiện nay, nhưng theo kinh nghiệm cá nhân thì phần mềm đo bóc khối lượng tốt thì chiếm dụng tài nguyên nhiều và ngược lại.

(*): Tính năng này là mong muốn của em, chứ cá nhân em chưa thấy phần mềm nào có :D
(**): Tính năng này em thấy có 2 phần mềm đã có, đó là ATO và phần mềm nội bộ của bên em
 
Đúng là anh chưa đặt mục tiêu để làm ra phần mềm như Tùng nói, bởi tự động đo đếm, tính toán thì lại rất quy mô rồi. Với lại như anh đã nói ở trên và phù hợp với Thành nói: "...để có được 1 phần mềm "đo bóc" có thể cho ra được sản phẩm chuẩn chỉnh không phải do chính bản thân phần mềm này tạo nên. Cái quan trọng là do "quy trình khép kín" chuẩn chỉnh...". Đại ý là có làm ra được phần mềm như Tùng nói người Việt Nam hiện tại cũng chưa dùng, vì nó phải tuân theo quy trình chuẩn, chính xác, tuân thủ nghiêm ngặt nhiều điều kiện. Mà điều này làm cho người sử dụng Việt Nam có thói quen tùy tiện thấy khó chịu, cho là phần mềm phức tạp, khó dùng. Vì thế, phần mềm như này có lẽ phải có quá trình hình thành.

Hiện tại có lẽ chỉ làm ra phần mềm tính toán, kiểm soát, quản lý khối lượng thôi. Công đoạn đọc từ bản vẽ vẫn là người làm, số liệu được người sử dụng nhập vào, phần mềm chỉ tính toán, quản lý giúp, kết xuất và trình bày các biểu khối lượng theo yêu cầu.
Bắt đầu từ đơn giản, phần mềm sẽ được bổ sung dần các tính năng theo thời gian, theo sự góp ý của người sử dụng. Tuy nhiên, anh cũng sẽ xem các gợi ý của Tùng, làm được gì trước thì làm nhỉ.
 
Trao đổi thêm sau khi trao đổi với anh Ngoc Thanh :
Em nghĩ bước đầu phần mềm hoặc tool này có những tiện ích như sau:
1. Nhập liệu đơn giản từ bản vẽ vào với các fomat thông dụng hiện nay về khi tính kích thước, thể tích, khối lượng...
2. Phần kết cấu riêng, phần kiến trúc riêng...
3. Nếu yêu cầu thêm : nên có phần bóc cốt thép, bóc kết cấu thép, dàn thép riêng
3.Có phần tự động tổng hợp từ các công việc riêng lẻ kia ( nhưng vẫn phải có các sheet chi tiết để kiểm tra, hiệu chỉnh)
4.Nên có phần khuyến nghị ( tạm coi như "bốc thuốc") cho phần hạng mục công việc đang tính toán để kiểm chứng; so sánh với cách làm trực tiếp bằng bản vẽ. VD: sau khi bóc tỉ mỉ, ta thấy thép cho sàn nấm nhà công nghiệp cũng same same với hệ số bốc thuốc khoảng 120-140 kg cốt thép/ 1m3 bê tông sàn với 1 chiều dày khoảng 100-250 mm... Đây cũng là phần để mọi người check lại xem mình có sai ở đâu không. Nếu mà tỷ lệ thép lên đến 200kg/1m3 bê tông thì chắc là có vấn đề, cần xem lại để tính; tránh sau này mới điều chỉnh trong dự toán đã xuất ra gây phức tạp đến các phần khác ( công tác lắp đặt, gia công cốt thép...)
5. Có những phần dành riêng cho các hạng mục đặc thù: pit ( rãnh ) khu vệ sinh, điện nước...
Mong mọi người đóng góp thêm ý kiến
 
Giao diện thân thiện, hoạt động trên môi trường Cad, excel hoặc ít nhất cũng kết nối, chuyển đổi dữ liệu được giữa chúng với nhau
- Có khả năng đo chiều dài, đo diện tích, đo thể tích đối với công tác kết cấu, kiến trúc và hoàn thiện theo các đơn vị, tỷ lệ trong Cad
- Có khả năng đếm số lượng thiết bị, đo chiều dài đối với các công tác cơ điện theo các đơn vị, tỷ lệ trong Cad
- Quản lý, nhóm, phân loại tương đối các công tác với nhau trong trường hợp dùng 1 lệnh cho nhiều công tác
- Các hạng mục sẽ được gắn mã dự toán ngay trong khi đo hoặc sau khi đo, trong quá trình xây dựng giá (*)
- Các khối lượng này cần được "liên kết" với đối tượng trong bản vẽ cad, để có thể kiểm soát, theo dõi khi cần kiểm tra lại
 
chào các anh chị và các bạn, em là thành viên mới tham gia diễn đàn, có anh chị nào có phần mềm "đo bóc khối lượng" cho em xin với
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top