Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh

chuminh2212

Thành viên sắp lên hạng rất nhiệt tình
Tham gia
23/8/08
Bài viết
218
Điểm tích cực
58
Điểm thành tích
28
Trong NĐ 12/2009/NĐ - CP có phân loại dự án theo nguồn vốn như sau:
[FONT=&quot]Theo nguồn vốn đầu tư: [/FONT]
[FONT=&quot]- Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước;[/FONT]
[FONT=&quot]- Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước;[/FONT]
[FONT=&quot]- Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; [/FONT]
[FONT=&quot]- Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn.[/FONT]
Các bác giải thích giúp em: vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là gì? Nhà nước ở đây là cơ quan nào?
Em xin cảm ơn.
 
Vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là vốn do chủ đầu tư vay tại các tổ chức tín dụng được các cơ quan Nhà nước (Bộ Tài chính...) hoặc định chế tài chính được chỉ định (do Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ) bảo lãnh.
Có thể lấy ví dụ về bảo lãnh vốn tín dụng đầu tư được quy định tại Nghị định số 151/2006/NĐ-CP. Cơ quan bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Ngoài ra hiện tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam đang thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn của các Ngân hàng Thương mại theo quy định tại Quyết định số 14/2009/QĐ-TTg và Quyết định số 60/2009/QĐ-TTg. Nguồn vốn được bảo lãnh này cũng được coi là vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh.
 
Cảm ơn bác. Theo bác chỉ dẫn thì em tìm được một số tài liệu, qua đó em thấy rằng nguồn vốn này có rất nhiều ưu điểm. Em xin trích dẫn một số thông tin về Ngân hàng phát triển Việt Nam trên Wikimedia:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở Quỹ Hỗ trợ Phát triển theo quyết định 108/2006/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 19/05/2006 .
VDB là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ lên tới 10 nghìn tỷ đồng. Cùng với Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam, VDB có mục tiêu đóng góp vào quá trình xoá đói giảm nghèo thông qua các khoản vay cho các công trình xây dựng thuỷ lợi và giao thông nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các làng nghề, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội cho các vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ xuất khẩu.

So với hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phát triển, Ngân hàng Phát triển hiện nay sẽ được tăng quyền chủ động, tăng tính trách nhiệm trong đánh giá, thẩm định cho vay các dự án và có quyền từ chối cho vay đối với những dự án kém hiệu quả.
So với các NHTM khác, Ngân hàng Phát triển có sự khác biệt là tổ chức tài chính thuộc sở hữu 100% của Chính phủ, không nhận tiền gửi từ dân cư. Do hoạt động của ngân hàng không vì mục đích lợi nhuận nên được hưởng một số ưu đãi đặc biệt như không phải dự trữ bắt buộc, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán, được miễn nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn chịu sự điều tiết của Luật các tổ chức tín dụng, do vậy vẫn phải chấp hành các quy định trong việc thực hiện chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, và quản lý ngoại hối của Ngân hàng nhà nước. Trong năm 2007, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ hoạt động theo nghị định 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 Về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
DN vay vốn của Ngân hàng Phát triển với lãi suất cho vay sẽ rẻ hơn vay của các NHTM khác. Bởi vì ngân hàng cho vay theo lãi suất thị trường, theo thông lệ quốc tế là lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 5 năm cộng thêm một khoản phí nhất định (khoảng 1%/năm). Điều này cho thấy sự ưu đãi không chỉ được vay rẻ mà thời hạn cho vay dài sẽ giúp cho đối tượng vay vốn chủ động hơn trong kế hoạch sản xuất. Hơn nữa, việc khấu hao máy móc, nhà xưởng, v.v. cũng được dài hơn nên khách hàng vay vốn có điều kiện tích lũy để tái sản xuất và mở rộng đầu tư. Lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển cho biết, điều kiện cho vay của ngân hàng đơn giản hơn so với vay từ các NHTM khác như không phải thế chấp, hoặc nếu có thì tỷ lệ thế chấp ở mức tương đối thấp, bằng 30% giá trị khoản vay. Trong tương lai, ngân hàng có dự định trình Chính phủ giảm mức thế chấp xuống còn 15% giá trị khoản vay.

'Một số chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của ngân hàng'
- Được huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển như cho vay đầu tư phát triển, hỗ trợ sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng XK như cho vay XK, bảo lãnh tín dụng XK, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng XK.
- Nhận ủy thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận ủy thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận ủy thác giữa Ngân hàng Phát triển với các tổ chức ủy thác.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát triển theo quy định của pháp luật.
Bác cho em hỏi thêm là ngoài ngân hàng Phát triển Việt Nam còn cơ quan Nhà nước nào có chức năng bảo lãnh cho vay đầu tư ?
Em xin cảm ơn.
 

File đính kèm

Last edited by a moderator:
Hiện tại theo mình được biết thì Bộ Tài chính cũng là cơ quan có chức năng bảo lãnh cho vay đầu tư, đặc biệt là các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư các dự án thực hiện tại Việt Nam. Để có thông tin chi tiết về số liệu bảo lãnh có thể tham khảo bản tin vay nợ nước ngoài do Bộ Tài chính đăng tải trên wesite của Bộ Tài chính và tham khảo Nghị định số 134/2005/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
 
Cảm ơn chuminh2212 nhiều.
Chúc bạn gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống và đóng góp nhiều hơn cho diễn đàn.
 
Vốn trái phiếu chính phủ thuộc gạch đầu dòng thứ mấy của chủ topic nhỉ. Chưa quản lý nguồn vốn này nên dễ quên quá!
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top