Dự toán trần thạch cao

vydinh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/10/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Mình cũng đã lập dự toán một số công trình. Nhưng ở hạng mục công việc "làm trần bằng tấm thạch cao" mình vẫn không biết lập sao cho chính xác. Ví dụ công tác "Làm trần giật cấp bằng tấm thạch cao" mã AK.66210 (đơn giá số 56 TP Hà Nội): nhân công là 124.478 đ không có đơn giá vật liệu. Ở bảng phân tích vật tư bao gồm: thanh U trên, U dưới, V25x25, thanh liên kết U trên và U dưới, thanh V nhỏ, tăng đơ M12, tấm thạch cao 9mm, băng keo lưới. Còn ở bảng chênh lệch vật tư các loại vật liệu này đều có đơn giá bằng 0. Vậy cho mình hỏi có phải đánh đơn giá thông báo ở bảng chênh lệch vật tư không? Ở bảng dự toán có đánh thêm đơn giá vật liệu không? Đối với trần thạch cao giật cấp thì tính khối lượng như thế nào cho chính xác? VD diện tích phòng 100m2 thì diện tích trần giật cấp tính như thế nào cho chính xác. Thực tế thi công mình thấy thuê thợ làm trọn gói đơn giá khoảng 180N-200N/1m2. Bạn nào có kinh nghiệm giúp mình giải quyết vướng mắc (cho một VD cụ thể càng tốt). Cám ơn nhiều!

[TD="align: right"][/TD]

 

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
+ Bạn phải nhập đơn giá chứ, các loại vật liệu không có giá gốc cũng phải nhập giá thông báo. Nhung trần thạch cao công nhận khi nhập giá thanh u,v,...thấy giá 1m2 cao quá.Bác nào có kinh nghiệm làm nhiều xin chỉ giáo giúp
 

vydinh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/10/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
+ Bạn phải nhập đơn giá chứ, các loại vật liệu không có giá gốc cũng phải nhập giá thông báo. Nhung trần thạch cao công nhận khi nhập giá thanh u,v,...thấy giá 1m2 cao quá.Bác nào có kinh nghiệm làm nhiều xin chỉ giáo giúp
Trước đây mình cũng nhập giá thông báo ở bảng chênh lệch VT như bạn nhưng thấy giá cao quá, không hợp lý cho lắm. Không lẽ dùng mã hiệu TT (tạm tính) mà cái này cũng không ổn. Những công tác không có trong đơn giá mới dùng TT mà. Các bác nào có cao kiến chỉ giáo giúp. Mình gửi file lên mọi người chỉnh giúp nhé, để lần sau khi lập dự toán gặp công tác này không còn vướng mắc. Thanks!
 

File đính kèm

  • Du toan tran thach cao.xls
    2,3 MB · Đọc: 3.132

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
+ Cu làm thế đi bạn..híc bản chất mình ko thây sai ở chỗ nào..
 

hunter225

Quản trị cấp cao
Tham gia
5/2/08
Bài viết
504
Điểm thành tích
63
Tuổi
39
Mình cũng đã lập dự toán một số công trình. Nhưng ở hạng mục công việc "làm trần bằng tấm thạch cao" mình vẫn không biết lập sao cho chính xác. Ví dụ công tác "Làm trần giật cấp bằng tấm thạch cao" mã AK.66210 (đơn giá số 56 TP Hà Nội): nhân công là 124.478 đ không có đơn giá vật liệu. Ở bảng phân tích vật tư bao gồm: thanh U trên, U dưới, V25x25, thanh liên kết U trên và U dưới, thanh V nhỏ, tăng đơ M12, tấm thạch cao 9mm, băng keo lưới. Còn ở bảng chênh lệch vật tư các loại vật liệu này đều có đơn giá bằng 0. Vậy cho mình hỏi có phải đánh đơn giá thông báo ở bảng chênh lệch vật tư không? Ở bảng dự toán có đánh thêm đơn giá vật liệu không? Đối với trần thạch cao giật cấp thì tính khối lượng như thế nào cho chính xác? VD diện tích phòng 100m2 thì diện tích trần giật cấp tính như thế nào cho chính xác. Thực tế thi công mình thấy thuê thợ làm trọn gói đơn giá khoảng 180N-200N/1m2. Bạn nào có kinh nghiệm giúp mình giải quyết vướng mắc (cho một VD cụ thể càng tốt). Cám ơn nhiều!

[TD="align: right"][/TD]

Thông thường công việc của trần thạch cao nếu áp dụng theo định mức thì rất phức tạp, nên bạn có thể bỏ hết phân tích vật tư kia đi, dùng 1 loại vật tư chính là làm trần thạch cao thôi, có thể dùng thêm vật tư khác khoàng 5%, đơn giá trần thạch cao (không giật cấp) hiện nay ở HCM khoảng 110-125 ngàn/m2, nhân công khoảng 17.000đ/m2 , còn trần giật cấp thì giá cao hơn 1 tý, tùy vào độ khó giật cáp, giật 1 cấp hay 2 cấp giá sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm giá trên thi trường để hoàn thiện thêm.
Chúc bạn thành công!
 

vydinh

Thành viên rất triển vọng
Tham gia
7/10/08
Bài viết
34
Điểm thành tích
8
Tuổi
39
Thông thường công việc của trần thạch cao nếu áp dụng theo định mức thì rất phức tạp, nên bạn có thể bỏ hết phân tích vật tư kia đi, dùng 1 loại vật tư chính là làm trần thạch cao thôi, có thể dùng thêm vật tư khác khoàng 5%, đơn giá trần thạch cao (không giật cấp) hiện nay ở HCM khoảng 110-125 ngàn/m2, nhân công khoảng 17.000đ/m2 , còn trần giật cấp thì giá cao hơn 1 tý, tùy vào độ khó giật cáp, giật 1 cấp hay 2 cấp giá sẽ khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm giá trên thi trường để hoàn thiện thêm.
Chúc bạn thành công!
Như vậy thì ở bảng chênh lệch vật tư ghi đơn giá trần thạch cao là 110-125N/m2 hay chỉnh đơn giá ở bảng dự toán 110-125N/m2 (phần vật liệu? Nhân công trong đơn giá 124.578 đồng có chỉnh sửa không? Mong người cho ý kiến thêm.
 

dung113

Thành viên mới
Tham gia
2/11/11
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Theo tô i thi bạn cứ lập theo m m giá như thế là đảm bảo tính pháp lý rồi, còn muốn chính xác thì phải bóc từ bản vẽ thiết kế thi công củ thể từng công trình. Nhưng tốt hơn hết đỡ mất thời gian trần phẳng hay trần dật cấp cứ đo theo m2 thức tế thi công hay bản vẽ là ok thui. chênh lệch quá bé bỏ qua.
 

Huyết Hoa

Thành viên năng động
Tham gia
8/11/10
Bài viết
64
Điểm thành tích
8
Em nghĩ ý của bác hunter225 là thế này. Với 110 - 125 ngàn cho vật liệu (gồm thạch cao, V nhỏ, U trên U dưới, thanh liên kết U trên U dưới...) và 17 ngàn nhân công là bác đã có 1 m2 thạch cao trần không giật cấp. Cho nên ở sheet chênh lệch vật tư bác cho giá trị mấy cái loại thanh U, V linh tinh gì đấy bằng 0 hết, chọn giá thạch cao là 110 - 125 ngàn/ m2 là nó ra cái tổng thiệt hại (Em google được thì thạch cao Vĩnh Tường là 175000/ m2 và áp giá này, có hợp lý không nhỉ?). Bác không cần đánh đơn giá ở sheet dự toán vì cho dù nó bằng 0, đến khi phân tích vật tư và tính toán chênh lệch thì nó vẫn cộng vào cho bác mà.

Còn nhân công, em cũng đang thắc mắc là sao mà trong định mức lại chênh lệch với thực tế quá nhiều như thế? Gấp 7 lần?

Em thấy làm dự toán phần hoàn thiện hơi mệt vì định mức không gần thực tế lắm, với lại đại đa số đơn giá không có trong thông báo giá của sở xây dựng nên toàn phải google hoặc gọi điện thoại cho người thân :-(
 

hung24781

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
3/3/08
Bài viết
11
Điểm thành tích
1
Đúng là tính theo định mức thì giá trần thạch cao rất cao thật.
Dự toán theo đơn giá có mục cao, mục thấp bù trừ cho nhau là vừa.
Các yêu cầu chất lượng xây dựng ngày càng cao, có thể Định mức này không còn phù hợp có công việc thấp, công việc lại giá cao.
Nhưng đa số là dự toán đều thấp và thiếu các biện pháp thi công (chờ duyệt được biện pháp thi công phải chờ vài năm sau-ứ đọng vốn là nhà thầu mệt) nên trong thi công các công trình mà làm theo dự toán nhà nước thì hay có tình trạng chất lượng thấp, ăn bớt để giảm bớt chi phí.
Ví dụ: Cốp pha tính theo đơn giá nhà nước chỉ 110k/1 m2 mà đơn giá chào cho các nhà máy nước ngoài toàn là 170k mới làm nổi. Với giá 110 k/1m2 thì cốp pha chỉ là các tấm ván gỗ tạp, công vênh và hở, lót đáy bằng vỏ bao xi măng- như thế chắc chắn chất lượng thấp rồi.
 

tuantai11

Thành viên mới
Tham gia
25/5/11
Bài viết
2
Điểm thành tích
1
Tuổi
13
em thẩm định em lấy theo giá thực tế 180.000/1.1 anh ạ, chẳng hiểu mấy ông viết định mức thế quái nào mà hơn triệu 1m2
 

hamachike

Thành viên mới
Tham gia
19/8/13
Bài viết
1
Điểm thành tích
1
Tuổi
31
thế cuối cùng dự toán trần thạch cao làm như thế nào ạ??? em thấy trong quyết định 1172 có sửa định mức nhân công trong ctac trần thạch cao mã ak.66110, e sua thì giá nhân công giảm đáng kể, còn giá vật liệu vẫn cao quá thì làm thê nào đc ạ?
 

vũ văn trai

Thành viên có triển vọng
Tham gia
11/4/13
Bài viết
5
Điểm thành tích
3
Tuổi
34
Bạn thử gửi file dự toán bạn làm mình xem có giúp gì được không.
mình đã từng thi công trần thạch cao giật cấp, thường thì 1m2 sàn thì hệ số diện tích trần thạch cao lên khoảng 1,5-2 lần tùy thuộc vào độ phức tạp của trần.
 

ongcusike

Thành viên có triển vọng
Tham gia
8/10/07
Bài viết
6
Điểm thành tích
1
Tuổi
39
theo QĐ 6168 của thành phố Hà Nội,thì đơn giá trần thạch cao đã được điều chỉnh với mã 66110,66210,66310,66320
lúc đó giá xương chìm và xương nổi dao động 170-180k/m2.phù hợp với thực tế.Chủ đầu tư k lo vượt quá ,nhà thầu cũng k bị lỗ.
 

Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top