EM hỏi chút về chi phí dự phòng

dang thanh tuan

Thành viên rất năng động
Tham gia
30/1/09
Bài viết
100
Điểm tích cực
8
Điểm thành tích
18
Tuổi
40
+ Em làm dự toán1 số công trình dân dụng TM dau tư khoảng 6 tỷ...để tăng chi phí xây lắp...em giảm chi phí dự phòng xuống,,,,như vậy làm có đc ko ?
+ Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Em t lấy dự phòng là 5% ( theo thông tư 04/2010) dự phóng cho yếu tố phát sinh công trình lập BCKT kỹ thuật là 5%....em bỏ qua dự phòng cho yếu tố trượt giá...vậy làm như thế có dc ko vậy ?
+ Công trình thời gian làm chưa đến 1 năm có cần tính đến yếu tố trượt giá kô vây ?
...Mong các bác chỉ dẫn giúp
 
Last edited by a moderator:
Thông tư 04/2010/TT-BXD có quy định rõ cách tính chi phí dự phòng. Gdp = Gdp1 + Gdp2
- Gdp1: Dự phòng cho phần khối lượng phát sinh = 5%(Gxd+Gtb+Gtv+Gqlda+Gk)
- Gdp2: Dự phòng cho yếu tố trượt giá trong quá trình thi công. Phương pháp xác định cũng được BXD hướng dẫn chi tiết qua các chỉ số giá xây dựng mỗi quý do BXD công bố. Cách tính cũng dễ làm.
- Gdp: Là một thành phần chi phí của kết cấu dự toán, TDT, TMĐT vậy theo tôi bạn không thể tự ý thay đổi được đâu.
 
DA bạn thực hiện trong vòng 1 năm < 2 năm và chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật nên bạn ko cần tính dự phòng do trượt giá, và dự phòng do phát = 5%, cái này quy định rõ trong TT04.
Sẵn đây mấy anh em cho mình hỏi, có cách nào khác tính dự phòng ngoài TT04 ko vậy? Mình đang tính TMĐT cho DA có vốn ngoài ngân sách và CĐT ko đồng ý cách tính theo TT04, mình đang bí, ko biết làm cách nào.
Mong mấy anh em cho mình vài ý kiến nah. Thanks all!
 
thông tư 04/2010 ko quy định lthờii gian dự án trong bao nhiêu lâu thì tính yếu tố dự phòng do trượt giá híc
 
@duongmtri: Trong TT04 đâu có quy định DA thực hiện 1 năm < 2 năm và chỉ lập báo cáo KT-KT thì không cần tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá đâu? theo điểm 2, khoản 6, Điều 7 ghi cụ thể : " Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo thời gian xây dựng công trình (tính bằng tháng, quý, năm) và chỉ số giá xây dựng phù hợp với loại công trình, theo từng khu vực xây dựng."
Khi tính chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) cần căn cứ vào độ dài thời gian thực hiện dự án, tiến độ phân bổ vốn, tình hình biến động giá trên thị trường trong thời gian thực hiện dự án và chỉ số giá xây dựng đối với từng loại công trình và khu vực xây dựng. Chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá (GDP2) được xác định theo công thức sau:
T
GDP2 = sum (Vt - LVayt){[1 + (IXDCTbq )]t - 1} (1.6)
t=1
Trong đó:
- T: độ dài thời gian thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình (năm);
- t: số thứ tự năm phân bổ vốn thực hiện dự án (t = 1-T) ;
- Vt: vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t;
- LVayt: chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến thực hiện trong năm thứ t.
- IXDCTbq: mức độ trượt giá bình quân tính trên cơ sở bình quân các chỉ số giá xây dựng công trình theo loại công trình của tối thiểu 3 năm gần nhất so với thời điểm tính toán (không tính đến những thời điểm có biến động bất thường về giá nguyên liệu, nhiên liệu và vật liệu xây dựng);
 
+ Em làm dự toán1 số công trình dân dụng TM dau tư khoảng 6 tỷ...để tăng chi phí xây lắp...em giảm chi phí dự phòng xuống,,,,như vậy làm có đc ko ?
+ Công trình lập báo cáo kinh tế kỹ thuật Em t lấy dự phòng là 5% ( theo thông tư 04/2010) dự phóng cho yếu tố phát sinh công trình lập BCKT kỹ thuật là 5%....em bỏ qua dự phòng cho yếu tố trượt giá...vậy làm như thế có dc ko vậy ?
+ Công trình thời gian làm chưa đến 1 năm có cần tính đến yếu tố trượt giá kô vây ?
...Mong các bác chỉ dẫn giúp
Công trình thi công 1 năm sẽ xong theo mình bạn cứ để 10% dự phòng phí.
 
Đợt cuối năm 2008 giá vật liệu xây dựng biến động mạnh nên tính chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá theo thông tư 05/2007 các nhà thầu thiệt thòi nhiều quá nên đợt đấy các bác làm bên xây dựng đề xuất rất nhiều cách tính G dự phòng. Em nhớ là có cách tính của thầy Trần Văn Tấn bên trường DHXD cũng được áp dụng nhiều phết đấy, nhớ mang máng là trước đây cũng có bác nào đưa lên GXD rồi, bác thử google rồi tham khảo xem.
 
trước anh trai mình cũng làm tương tự, nhưng bị phạt đó bạn
 
trước anh trai mình cũng làm tương tự, nhưng bị phạt đó bạn

Nhất trí. Tốt nhất là theo quy định.
Thông tư 04/2010 quy định ( t ) Là thời gian bỏ vốn chứ không phải thời gian thi công. Nên tính dự phòng trượt giá, đừng có quy bằng %.
 
Bỏ phần dự phòng do trượt giá đi bạn ơi, lý do là không thể xác định được các tham số của công thức theo TT04 đâu, Nội dung này chỉ phù hợp với một số nước mà ở đó thị trường có tính ổn định tương đối và có sự chủ động thực sự về vốn đồng thời khoa học trong sự phân bổ vốn mà thôi. Cụ thể:
- Để xác định T : t/g thực hiện DA. Cái này thoạt tiên có thể lấy từ quyết định phê duyệt dự án tuy nhiên thự tế thời gian trong dự án có sự khác biệt quá lớn so với thực tế. chung quy là ở ta do kinh tế còn khó khăn nên t/g dụ án phụ thuộc rất nhiều vào việc có vốn hay không. đây là chưa nói đến các Bác lập dự án cứ phang đại chứ có cơ sở nào tính toán độ dài của dụ án đâu.
- Vt: Vốn đầu tự dự kiến cho năm thứ t : việc lấy tổng mức chia cho số năm để xác định Vt cũng là một giải pháp nhưng như đã nói ở trên, số liệu dự kiến này khó có thể thực hiện được. VD một công trình ở Hà Giang dự kiến năm sau bố trí 10 tỷ thì liệu có hay không khi mà ở đây hiện đang là một đại công trường nhưng tỉnh đã ứng ngân sách trung ương trước mấy năm. Với việc làm chưa khoa học như hiện nay thì liệu việc cứ tung đại một công thức tính như thế này liệu có thực hiện được? đơn vị soạn thảo văn bản luật thường hay có cái lý rất uất là "ai làm sai pháp luật thì người đó phải chịu trách nhiệm". việc này em rất không thể cãi được nhưng chỉ có điều suy nghĩ là nếu pháp luật mà áp dụng vào cái thời mới tìm ra lửa thì chắc chỉ còn mỗi bác việt ra luật là đúng thôi.
- Lvay:chi phí lãi vay của vốn đầu tư dự kiến trong năm thứ t : đúng là đánh đố em, ngay cả cái vốn năm thứ t còn rất mù mờ thì làm sao em đủ tài để đoán ra lãi suất của năm thứ t mà xìn kính thưa là các loại ngân hàng với đủ loại lãi suất...thôi em chịu.
- I xdctb : cái tham chiếu với đầy cả chữ, việc định nghĩa nó cũng chả kém dài.Thông số này về cơ bản cũng không khó để mà tính được trên cơ sở chỉ số giá do BXD công bố. Tuy nhiên thử hỏi và nếu thành thất trả lời thì BXD đã thiết lập được hệ thống thu thập thông tin về giá ở các tỉnh thành để xây dựng chỉ số giá hay chưa ? việc tham khảo thông báo giá các địa phương gửi tới BXD thì do đây là thông tin từ nguồn khồn trả phí hay nói đúng hơn là không chuyên nghiệp nên giá ấy không chính xác tí nào hết vì vậy theo tôi, chỉ số giá chỉ mang tính tham khảo ở tầm vĩ mô, không áp dụng cho công trình cụ thể, thời gian ngắn được.
- delta-I xdct : trời trời làm sao biết dự báo này đây, em là cái dự án bé tẹo ở tỉnh lẻ, dạng cóc ngồi đáy hang thì làm sao mà nắm được mức dự báo biến đọng của các yếu tố chi phí, giá cả so với khu vực và quốc tế so với mức trượt giá bình quân năm đây trời.
Thôi thì thế này, kính xin :
Việc tính toán cao siêu vậy cũng tốt để các Bác tổng công ty, có bộ máy đồ sộ, có các chuyên gia kinh tế giỏi cứ để các bác ấy nếu thấy cần thì tính còn nhàng nhành như bon em xin tự nguyện bỏ phần này được không ạ.
 
Mình đọc kỹ lại TT 04/2010 thì thấy rằng thế này:
- Nếu tính TMĐT thì dự phòng do yếu tố trượt giá tính theo năm (t tính theo năm).
- Nếu tính Dự toán thì dự phòng do yếu tố trượt giá có thể tính theo tháng, quý, năm (t có thể là tháng, quý, năm). Tuy nhiên cùng lắm là chỉ tính được theo quý vì BXD chỉ ban hành Chỉ số GXD theo quý
Vậy thì theo mình trong Báo cáo KTKT có thể tính trượt giá theo Quý!
Mong các đồng nghiệp cho ý kiến về lập luận của mình!
 
Trong quá trình thi công có phát sinh tăng khối lượng do xử lý kỹ thuật. không có dự phòng thì lấy kinh phí ở đâu để thanh toán?
 
Chi phí dự phòng

Tt 04/2010 phải tuân thủ thôi các bạn a. ít nhất cpdp phải lớn hơn 5%. Các bạn lập tổng mức đầu tư mà ép chi phí dự phòng xuông quá 5% để khỏi vượt cấp quyết định đầu tư là ăn đồn đấy đừng dại
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top