gachkhangminh
Thành viên mới
- Tham gia
- 14/2/11
- Bài viết
- 2
- Điểm thành tích
- 1
- Tuổi
- 44
Với nhiều lợi thế về điều kiện sản xuất và tính năng ưu việt, gạch không nung xi măng cốt liệu (XMCL) đã được chọn làm sản phẩm chủ đạo trong các loại vật liệu xây không nung. Tuy nhiên, cho đến nay, phần lớn người xây dựng vẫn chưa hiểu biết hết về loại gạch này.
Gạch không nung là gạch nhẹ?
Thực tế, gạch nhẹ chỉ là một chủng loại trong các loại gạch không nung. Quyết định 567/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28-4-2010 về “Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020” đã nêu rõ:
Gạch không nung gồm 3 chủng loại trong đó gạch XMCL (hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông) chiếm khoảng hơn 70%, gạch nhẹ (bê tông khí chưng áp và bê tông bọt) chiếm khoảng 25% và 5% còn lại là các loại gạch khác.
Gạch XMCL là gạch papanh?
Hình thức của gạch XMCL và gạch papanh gần giống nhau nhưng nguyên liệu và trình độ công nghệ sản xuất lại khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch lớn về chất lượng sản phẩm.
Gạch papanh làm từ vôi, xỉ than và một lượng xi măng thấp, sản xuất bằng công nghệ thủ công thường đóng bằng tay hoặc bằng máy loại công suất nhỏ, lực rung ép thấp nên viên gạch có cường độ chịu lực kém, độ hút nước cao, dễ bở.
Được sản xuất từ hai nguyên liệu chính là xi măng (khoảng 10-15%) và đá mạt (loại đá sạch, không lẫn đất, đường kính ≤ 5 mm), gạch XMCL có độ kết dính cao, ít khe hở nên không ngấm nhiều nước. Độ bền của viên gạch còn được gia tăng nhờ lực rung ép lớn (250kg/cm2) của dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại.
Độ thấm nước của gạch XMCL?
Với thành phần chính là xi măng và đá mạt, lại trải qua quá trình sản xuất với lực rung ép lớn, viên gạch XMCL có độ đông kết cao, bề mặt phẳng, mịn, ít khe hở nên không thấm nhiều nước. Trong khi độ thấm nước ở gạch nung là 10 -18% (% theo khối lượng) thì con số này ở gạch XMCL ≤ 8%, đạt tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng đề ra. Độ hút ẩm này vừa đủ để vữa kết dính với viên gạch vừa giúp tường bớt bị thấm nước, không ẩm mốc.
Chính vì lý do này nên gạch XMCL đã được dùng để xây mọi loại tường từ tường ngăn, tường bao bên ngoài cũng như tường nhà vệ sinh.
Tỷ trọng của gạch XMCL?
Gạch XMCL thường bị chê năng nhưng thực chất sản phẩm này không nặng như người ta vẫn tưởng. Lấy ví dụ cùng công trình cần sản phẩm có cường độ chịu lực 75kg/cm2, với gạch nung phải dùng loại gạch đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung XMCL chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 80/cm2.
Nhiều người cũng e ngại gạch XMCL quá nặng nên không thể xây nhà cao tầng. Tuy nhiên số tầng cao phụ thuộc vào kết cấu móng. Thực tế đã chứng minh có những công trình cao tầng như Keangnam Hà Nội (70 tầng) chỉ dùng gạch XMCL.
Vữa dùng cho gạch XMCL
Không giống với gạch nhẹ phải dùng vữa chuyên dụng, gạch XMCL khá gần gũi với người xây dựng Việt Nam vì thi công bằng vữa thông thường. Gạch sản xuất bằng khuôn, bề mặt nhẵn, đều nên tiết kiệm được lượng vữa xây trát.
Vữa được cấu thành từ xi măng và cát, trong khi gạch XMCL được sản xuất từ xi măng và đá mạt nên có thể nói hai nguyên liệu này có tính chất tương đồng nên độ kết dính giữa gạch XMCL và vữa rất cao.
Khả năng tái sử dụng của gạch XMCL
Cường độ chịu lực của vữa: 30-50kg/cm2
Cường độ chịu lực của gạch XMCL: 100kg/cm2
Cường độ chịu lực của gạch nung: 40-45kg/cm2
Nếu tác động một lực vào tường (đập tường) xây bằng gạch XMCL: do cường độ chịu lực của vữa thấp hơn của gạch nên vữa vỡ trước, gạch có thể vẫn giữ nguyên nên hoàn toàn tái sử dụng lại. Đối với tường xây bằng gạch nung, gạch sẽ vỡ trước vữa nên không thể dùng lại được.
Sự đa dạng mẫu mã của gạch XMCL
Ngoài sản phẩm gạch đặc có kích thước như gạch nung truyền thống, các nhà sản xuất gạch XMCL chuyên nghiệp còn cho ra đời nhiều loại gạch rỗng, kích thước lớn, tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian xây dựng cho chủ đầu tư. Nhờ cấu trúc lỗ rỗng loại sản phẩm này có thể hấp thụ âm thanh tốt và trở thành màng ngắn âm hiệu quả.
Đặc biệt Công ty CP Gạch Khang Minh (Phủ Lý, Hà Nam) còn phát triển loại gạch nửa viên dùng trong những trường hợp xây tường cần gạch chèn (ở cuối hàng). Đây là giải pháp hiện đại, tiện ích, giúp công nhân thi công dễ dàng hơn, không phải dùng phương thức thủ công “chặt gạch” như đối với gạch nung.
Thi công hệ thống điện nước trong nhà xây bằng gạch XMCL?
Do độ bền vững của viên gạch XMCL, việc thi công hệ thống điện nước ngầm trong nhà xây bằng gạch XMCL gặp khó khăn hơn so với nhà xây bằng gạch nung. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ dùng máy khoan cắt, tốt nhất là khoan cắt theo mạch vữa.
Một số người cũng lo ngại rằng nếu nhà xây bằng gạch XMCL có kết cấu lỗ rỗng việc khoan bắt ốc vít không được an toàn. Tuy nhiên, độ dày thành vách (thành dọc, thàng ngang) của loại sản phẩm này hiện nay gấp 2 - 2,5 lần so với gạch nung tuynel lỗ rỗng nên chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm.
Hơn nữa, gạch XMCL được tạo ra nhờ liên kết từ các mạt đá nhỏ nên khi thi công khoan cắt không sợ hiện tượng bị loang vỡ.
Khả năng cung ứng của các nhà sản xuất gạch XMCL
Nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có, hiện nay việc sản xuất gạch XMCL đã được phát triển rộng rãi ở khắp các địa phương. Không kể các cơ sở sản xuất công suất nhỏ 3-5 triệu viên/năm, tính đến nay nước ta đã có hơn 30 đơn vị sản xuất với công suất lớn (từ 7 triệu viên/năm trở lên). Trong đó, Công ty CP Gạch Khang Minh đang dẫn đầu về năng lực sản xuất với công suất giai đoạn 1 lên tới hơn 65 triệu viên/năm, đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường gạch xây.
Ngoài ra, việc sản xuất gạch XMCL không phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ như gạch nung (vào mùa mưa hay mùa gặt, lò gạch thủ công bị hạn chế sản xuất) nên các chủ đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này mà không sợ bị rơi vào cảnh “đang vui lại đứt dây đàn”.
Các công trình tiêu biểu ở Việt Nam đã sử dụng gạch XMCL
Nhận biết được những lợi ích to lớn cả về chất lượng và giá thành mà gạch XMCL mang lại, rất công trình tiêu biểu như Keangnam, Hà Nội Plaza Hotel, Horison hotel.... đã sử dụng gạch XMCL để thay thế hoàn toàn gạch nung.
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn của Công ty CP Gạch Khang Minh. ĐT: 04 2220 7171 (website : www.gachkhangminh.vn )
Gạch không nung là gạch nhẹ?
Thực tế, gạch nhẹ chỉ là một chủng loại trong các loại gạch không nung. Quyết định 567/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28-4-2010 về “Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020” đã nêu rõ:
Gạch không nung gồm 3 chủng loại trong đó gạch XMCL (hay còn gọi là gạch block, gạch bê tông) chiếm khoảng hơn 70%, gạch nhẹ (bê tông khí chưng áp và bê tông bọt) chiếm khoảng 25% và 5% còn lại là các loại gạch khác.
Gạch XMCL là gạch papanh?
Hình thức của gạch XMCL và gạch papanh gần giống nhau nhưng nguyên liệu và trình độ công nghệ sản xuất lại khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch lớn về chất lượng sản phẩm.
Gạch papanh làm từ vôi, xỉ than và một lượng xi măng thấp, sản xuất bằng công nghệ thủ công thường đóng bằng tay hoặc bằng máy loại công suất nhỏ, lực rung ép thấp nên viên gạch có cường độ chịu lực kém, độ hút nước cao, dễ bở.
Được sản xuất từ hai nguyên liệu chính là xi măng (khoảng 10-15%) và đá mạt (loại đá sạch, không lẫn đất, đường kính ≤ 5 mm), gạch XMCL có độ kết dính cao, ít khe hở nên không ngấm nhiều nước. Độ bền của viên gạch còn được gia tăng nhờ lực rung ép lớn (250kg/cm2) của dây chuyền máy móc thiết bị hiện đại.
Độ thấm nước của gạch XMCL?
Với thành phần chính là xi măng và đá mạt, lại trải qua quá trình sản xuất với lực rung ép lớn, viên gạch XMCL có độ đông kết cao, bề mặt phẳng, mịn, ít khe hở nên không thấm nhiều nước. Trong khi độ thấm nước ở gạch nung là 10 -18% (% theo khối lượng) thì con số này ở gạch XMCL ≤ 8%, đạt tiêu chuẩn do Bộ Xây dựng đề ra. Độ hút ẩm này vừa đủ để vữa kết dính với viên gạch vừa giúp tường bớt bị thấm nước, không ẩm mốc.
Chính vì lý do này nên gạch XMCL đã được dùng để xây mọi loại tường từ tường ngăn, tường bao bên ngoài cũng như tường nhà vệ sinh.
Tỷ trọng của gạch XMCL?
Gạch XMCL thường bị chê năng nhưng thực chất sản phẩm này không nặng như người ta vẫn tưởng. Lấy ví dụ cùng công trình cần sản phẩm có cường độ chịu lực 75kg/cm2, với gạch nung phải dùng loại gạch đặc tỷ trọng 1800kg/m3. Với gạch không nung XMCL chỉ cần dùng loại kết cấu lỗ rỗng tỷ trọng 1400kg/m3 cường độ có thể đạt trên 80/cm2.
Nhiều người cũng e ngại gạch XMCL quá nặng nên không thể xây nhà cao tầng. Tuy nhiên số tầng cao phụ thuộc vào kết cấu móng. Thực tế đã chứng minh có những công trình cao tầng như Keangnam Hà Nội (70 tầng) chỉ dùng gạch XMCL.
Vữa dùng cho gạch XMCL
Không giống với gạch nhẹ phải dùng vữa chuyên dụng, gạch XMCL khá gần gũi với người xây dựng Việt Nam vì thi công bằng vữa thông thường. Gạch sản xuất bằng khuôn, bề mặt nhẵn, đều nên tiết kiệm được lượng vữa xây trát.
Vữa được cấu thành từ xi măng và cát, trong khi gạch XMCL được sản xuất từ xi măng và đá mạt nên có thể nói hai nguyên liệu này có tính chất tương đồng nên độ kết dính giữa gạch XMCL và vữa rất cao.
Khả năng tái sử dụng của gạch XMCL
Cường độ chịu lực của vữa: 30-50kg/cm2
Cường độ chịu lực của gạch XMCL: 100kg/cm2
Cường độ chịu lực của gạch nung: 40-45kg/cm2
Nếu tác động một lực vào tường (đập tường) xây bằng gạch XMCL: do cường độ chịu lực của vữa thấp hơn của gạch nên vữa vỡ trước, gạch có thể vẫn giữ nguyên nên hoàn toàn tái sử dụng lại. Đối với tường xây bằng gạch nung, gạch sẽ vỡ trước vữa nên không thể dùng lại được.
Sự đa dạng mẫu mã của gạch XMCL
Ngoài sản phẩm gạch đặc có kích thước như gạch nung truyền thống, các nhà sản xuất gạch XMCL chuyên nghiệp còn cho ra đời nhiều loại gạch rỗng, kích thước lớn, tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian xây dựng cho chủ đầu tư. Nhờ cấu trúc lỗ rỗng loại sản phẩm này có thể hấp thụ âm thanh tốt và trở thành màng ngắn âm hiệu quả.
Đặc biệt Công ty CP Gạch Khang Minh (Phủ Lý, Hà Nam) còn phát triển loại gạch nửa viên dùng trong những trường hợp xây tường cần gạch chèn (ở cuối hàng). Đây là giải pháp hiện đại, tiện ích, giúp công nhân thi công dễ dàng hơn, không phải dùng phương thức thủ công “chặt gạch” như đối với gạch nung.
Thi công hệ thống điện nước trong nhà xây bằng gạch XMCL?
Do độ bền vững của viên gạch XMCL, việc thi công hệ thống điện nước ngầm trong nhà xây bằng gạch XMCL gặp khó khăn hơn so với nhà xây bằng gạch nung. Tuy nhiên, vấn đề này có thể được khắc phục nhờ dùng máy khoan cắt, tốt nhất là khoan cắt theo mạch vữa.
Một số người cũng lo ngại rằng nếu nhà xây bằng gạch XMCL có kết cấu lỗ rỗng việc khoan bắt ốc vít không được an toàn. Tuy nhiên, độ dày thành vách (thành dọc, thàng ngang) của loại sản phẩm này hiện nay gấp 2 - 2,5 lần so với gạch nung tuynel lỗ rỗng nên chủ nhà có thể hoàn toàn yên tâm.
Hơn nữa, gạch XMCL được tạo ra nhờ liên kết từ các mạt đá nhỏ nên khi thi công khoan cắt không sợ hiện tượng bị loang vỡ.
Khả năng cung ứng của các nhà sản xuất gạch XMCL
Nhờ tận dụng được nguồn nguyên liệu đầu vào sẵn có, hiện nay việc sản xuất gạch XMCL đã được phát triển rộng rãi ở khắp các địa phương. Không kể các cơ sở sản xuất công suất nhỏ 3-5 triệu viên/năm, tính đến nay nước ta đã có hơn 30 đơn vị sản xuất với công suất lớn (từ 7 triệu viên/năm trở lên). Trong đó, Công ty CP Gạch Khang Minh đang dẫn đầu về năng lực sản xuất với công suất giai đoạn 1 lên tới hơn 65 triệu viên/năm, đảm bảo nguồn cung dồi dào cho thị trường gạch xây.
Ngoài ra, việc sản xuất gạch XMCL không phụ thuộc vào yếu tố mùa vụ như gạch nung (vào mùa mưa hay mùa gặt, lò gạch thủ công bị hạn chế sản xuất) nên các chủ đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng sản phẩm này mà không sợ bị rơi vào cảnh “đang vui lại đứt dây đàn”.
Các công trình tiêu biểu ở Việt Nam đã sử dụng gạch XMCL
Nhận biết được những lợi ích to lớn cả về chất lượng và giá thành mà gạch XMCL mang lại, rất công trình tiêu biểu như Keangnam, Hà Nội Plaza Hotel, Horison hotel.... đã sử dụng gạch XMCL để thay thế hoàn toàn gạch nung.
Để biết thêm chi tiết về sản phẩm gạch không nung xi măng cốt liệu, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với bộ phận tư vấn của Công ty CP Gạch Khang Minh. ĐT: 04 2220 7171 (website : www.gachkhangminh.vn )