Giá cả VLXD leo thang và quan hệ Chủ đầu tư – Nhà thầu

hungvina16

Thành viên rất tuyệt vời
Tham gia
15/10/07
Bài viết
1.009
Điểm tích cực
275
Điểm thành tích
83
Tuổi
56
Trong 2 tháng đầu năm 2008 , giá cả VLXD gần như đồng loạt leo thang đã đẩy mối quan hệ CĐT- Nhà thầu vào tình thế căng thẳng. Nguyên nhân là do thị trường thế giới , giá cả chi phí đầu vào ngành sản xuất VLXD tăng, tuy nhiên bên cạnh đó còn có yếu tố đầu cơ.
Đọc thông tin về giá thép các bạn đưa trên Diễn đàn mà thấy rùng mình. Mà đâu có phải thép: Giá gạch cũng tăng tới gần 3 lần trong vòng có 12 tháng, chi phí máy tăng, chi phí nhân công tăng....
Vậy các Chủ đầu tư - Nhà thầu phải làm thế nào khi giá VLXD tăng từng ngày.
1. Chấp nhận điều chỉnh giá :
o Thanh toán theo giá nào : Theo TBG thì bao giờ cũng chậm và thấp hơn giá thị trường ; Theo Hóa đơn cũng không ổn vì chẳng có cơ sở nào để xác định Hóa đơn đó là mua vật liệu cho công trình này , Nhà thầu có quyền mua dự trữ VL khi giá còn thấp để đưa vào sử dụng khi giá cao ?!
o Giá thành công trình sẽ đội lên , đồng nghĩa với Hiệu quả dự án giảm xuống. Nếu hiệu quả dự án (-) thì làm sao đây ? Lại dừng ?!
2. Không chấp nhận điều chỉnh giá : Sẽ đẩy nhà thầu vào tình trạng thua lỗ trông thấy trước, nhiều Hợp đồng sẽ được đưa ra săm soi kỹ càng từng câu chữ để tìm giải pháp. Nếu không được ắt sẽ dẫn đến :
o Chây ì không làm để chờ đợi giá xuống hoặc bên CĐT thay đổi quan điểm.
o Tìm mọi biện pháp tiết giảm chi phí vật liệu dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
o Bỏ của chạy lấy người : Chấp nhận mất bảo lãnh thực hiện hợp đồng 10% còn hơn làm mà lỗ hơn 10%.
o ......
Và như vậy thì dự án của CĐT sẽ đi về đâu ?! Có giải pháp gì không ?
 
Hiện nay giá cả thị trường leo thang rất nhanh (không riêng gì ngành xây dựng). Theo dự báo thị trường trung tuần tháng 3/2008 giả cả sẽ lên đến đỉnh điểm của sự tăng giá. Chắc chắn nhà nước sẽ có các chính sách can thệp để bình ổn giá thị trường (tôi tin là sẽ như vậy).
Thực tế các dự án hiện nay đang gặp rất nhiều lúng túng khi giá cả VLXD tăng chóng mặt. Tôi nghĩ THÔNG BÁO giá vật liệu của các Tỉnh, thành phố ban hành thường thấp hơn giá cả ngoài thị trường, trước tình hình này tôi nghĩ Chủ đầu tư làm việc với liên sở Tài chính-Xây dựng để xây dựng đơn giá cho phù hợp với dự án đang triển khai thực hiện đầu tư.
Xin mời các bạn có những quan điểm của mình.
 
Giá Cả Vật Liệu Xây Dựng "leo Thang"

Hiện nay giá cả thị trường leo thang rất nhanh (không riêng gì ngành xây dựng). Theo dự báo thị trường trung tuần tháng 3/2008 giả cả sẽ lên đến đỉnh điểm của sự tăng giá. Chắc chắn nhà nước sẽ có các chính sách can thệp để bình ổn giá thị trường (tôi tin là sẽ như vậy).
Thực tế các dự án hiện nay đang gặp rất nhiều lúng túng khi giá cả VLXD tăng chóng mặt. Tôi nghĩ THÔNG BAÓ giá vật liệu của các Tỉnh, thành phố ban hành thường thấp hơn giá cả ngoài thị trường, trước tình hình này tôi nghĩ Chủ đầu tư làm việc với liên sở Tài chính-Xây dựng để xây dựng đơn giá cho phù hợp với dự án đang triển khai thực hiện đầu tư.
Xin mời các bạn có những quan điểm của mình.

Vấn đề này đã được Chính phủ quan tâm. Chính phủ đã có công văn số 164/TTg-CN để làm "hạ nhiệt" vấn đề này. Nhưng xét sâu xa hơn thì tinh thần của công văn trên cũng chưa khắc phục được vấn đề giá cả như hiện nay.
Nếu tình hình giá cả vẫn ko lắng xuống thì các công trình sẽ rơi vào tình trạng vượt tổng mức đầu tư. Điều này thì CĐT và nhà thầu không muốn tí nào cả. Thực tế như vây nhưng CĐT và người quyết định đầu tư không được phép điều chỉnh TMĐT trong trường hợp này. (Theo NĐ 99)

Điều 7. Điều chỉnh tổng mức đầu tư

1. Tổng mức đầu tư đã được phê duyệt chỉ được điều chỉnh trong các trường hợp sau đây:

a) Xuất hiện các yếu tố bất khả kháng: động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh và có tác động trực tiếp đến công trình xây dựng;

b) Khi quy hoạch đã phê duyệt được điều chỉnh có ảnh hưởng trực tiếp tới tổng mức đầu tư xây dựng công trình;

c) Do người quyết định đầu tư thay đổi, điều chỉnh quy mô công trình khi thấy xuất hiện các yếu tố mới đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn.

Như thế thì điều gì xảy ra nhỉ.
Các bạn góp ý thêm nha
 
Văn bản 164/TTg-CN rồi sau đó là TT 05 của Bộ xây dựng chung quy lại cũng chỉ mới là chủ trương còn cụ thể làm thế nào, điều chỉnh ra sao, cái nào cho điều chỉnh cái nào không thì lại phải tiếp tục chờ hướng dẫn của các địa phương, ngành . Cho đến thời điểm này thì vẫn chưa có địa phương nào,ngành nào có hướng dẫn cả , trong khi đó giá cứ thay đổi hàng ngày cho tất cả các loại vật liệu chứ không chỉ là những thứ Nhà nước quản lý giá.
Nhiều nhà thầu lâm vào tình thế phải tạm dừng thi công. Nhưng "Dừng " cũng chỉ là một biện pháp giảm lỗ chứ không thể tránh khỏi lỗ. Không dám tiếp tục tham gia đấu thầu ( Dự toán thường duyệt cách đây ít nhất nửa năm , mà Giá bỏ thầu thì không được vượt giá gói thầu được duyệt)
Một số chủ đầu tư muốn điều chỉnh để công trình tiếp tục thi công,với suy nghĩ thôi thì hiệu quả thấp 1 chút nhưng để nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư còn hơn chờ đợi , có khi lại mất cả vốn, đặc biệt khi lãi suất tăng cao thế này. Nhưng thực sự vẫn không biết phải làm thế nào, bắt đầu từ đâu . Làm rồi thì không khéo lại bị thanh tra. ( ở đây không nói đến việc lợi dụng chủ trương để "đục nước béo cò")
Các dự án đầu tư đã và đang chuẩn bị triển khai đều phải tính toán lại. Gánh nặng đang chất lên vai Người quyết định đầu tư.
Ở góc độ người tham mưu lập dự án đầu tư, bạn có trình phê duyệt dự án vào thời điểm này không ???
 
Quả thật vấn đề giá cả leo thang đang làm ảnh hưởng rất lớn đến việc thự hiện các dự án đầu tư. Mình xin trích đăng bài báo của vietnamnet về vấn đề này:
Cơn "bão" giá ùn ùn kéo đến, chưa biết hết sẽ để lại những hậu quả gì. Nhưng xét từ một khía cạnh nào đó, cũng đang giúp thương trường nhận rõ hơn sự yếu - khỏe, sức chống chọi của nhiều DN. Đợt "bão" giá nguyên vật liệu lần này, giới thầu xây dựng vẫn được Nhà nước "dang tay khẩn cứu". Nhưng ai đoán chắc sẽ không còn bão và tiếp tục "cứu" mãi được không? Như VietNamNet đã đưa tin, hàng loạt nhà thầu thi công dự án giao thông trọng điểm tại TP.HCM có thể ngừng thi công vì xin điều chỉnh giá do biến động nhưng chủ đầu tư chưa cho phép với lý do Sở Xây dựng cùng các ban, ngành liên quan tại TP.HCM chưa hướng dẫn.
Trước tình trạng công trình đình trệ do bão giá, nhà thầu kêu cứu vì khó khăn, trao đổi với VietNamNet, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Vũ Khoa nhìn nhận: "Theo tôi, dù Bộ Xây dựng đã hướng dẫn rồi nhưng vẫn nên có thêm thao tác. Ví dụ, Bộ chỉ nói cho điều chỉnh hợp đồng, nhưng bằng cách nào cụ thể thì sở, ngành, địa phương phải hướng dẫn thêm cho các đơn vị, vì cùng một lúc có rất nhiều cách làm. Chẳng hạn, có cách lấy giá trung bình cộng của các tháng; cách khác lại lấy giá tháng nào áp vào tháng nấy... và chọn cách nào phải do cơ quan quản lý của địa phương nhất trí". Theo ông Vũ Khoa, hướng dẫn chi tiết sẽ là khâu "ngốn" rất nhiều thời gian và càng lâu lại càng gay go cho các nhà thầu. Hiện nay, nhiều nhà thầu khắp nơi gọi điện về Hiệp hội "kêu cứu": một số cho biết đành bỏ hợp đồng, số khác bảo rằng thà chịu phạt vi phạm hợp đồng còn hơn càng làm càng lỗ, số còn lại "nín thở chờ thời"...
Để việc điều chỉnh này sớm có kết quả thực sự với các nhà thầu, ông Khoa cho rằng còn phụ thuộc 2 yếu tố: HIỂU và THÔNG CẢM. Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương như vậy là rất tốt, Bộ Xây dựng ra Thông tư hướng dẫn cũng kịp thời - song đó mới là HIỂU (cho phép), còn nhà thầu có được THÔNG CẢM hay không lại tùy ban quản lý dự án, chủ đầu tư hoặc địa phương...

Điều chỉnh chỉ là giải pháp tình thế!
- Có chuyên gia cho rằng, đây là kinh tế thị trường. Doanh nghiệp nào làm bằng mọi giá, khi đấu thầu thì hạ giá bằng được để thắng thầu, không lưu tâm đến việc ký kết hợp đồng, lúc giá lên thì thua lỗ, phá sản phải chịu chứ kêu gì?! Ông nghĩ sao về nhận định này?
Chủ tịch Vũ Khoa: - Tôi cho rằng, nói vậy là có tính nguyên tắc thôi, chứ trước tình hình thực tế cả nước cùng như vậy, giá cả đột biến không ai lường được thì Chính phủ đã có động thái đó là rất tốt. Ngoài ra, các nhà thầu thường khinh xuất khi ký hợp đồng, khi vớ được một hợp đồng đã tưởng là tốt lắm rồi, ký rất nhẹ nhàng không để ý các điều kiện, không nghĩ đến chuyện sẽ có biến động lớn đến vậy! Chỉ đến khi gặp sự cố mới hiểu ra và kêu toáng lên cần giúp đỡ...
Về lý mà nói, rõ ràng không thể điều chỉnh được hợp đồng, các nhà thầu buộc phải chịu lỗ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh giá để giúp nhà thầu có thể tiếp tục thi công cũng chỉ là giải pháp tình thế, cần thiết phải làm nhưng không thể làm thế mãi được. Hôm nay giá thế này, không ai biết chắc được mai giá có lên nữa hay không?! Nếu điều chỉnh nhiều lần tức là sẽ phải có cả bộ máy để theo dõi, xem xét từ việc sau khi cân đối ngân sách, số tiền đó có đủ hay không, cái nào đủ cái nào không...
- Vậy, theo ông biện pháp nào tương đối lâu dài mà không phải giải quyết tình thế như vậy nữa?
- Không thể chỉ một Thông tư hướng dẫn là xong, theo tôi muốn giải quyết tình hình này thời gian tới phải "gỡ" được 2 vấn đề.
Thứ nhất, phải thay đổi qui định của Nhà nước về việc giá bỏ thầu không được vượt giá được duyệt, nếu vượt phải đấu thầu lại. Trên thực tế, khi đơn vị tư vấn tính toán là giá của 2 - 3 năm trước, rồi còn duyệt, còn giải phóng mặt bằng... đã thi công xây dựng ngay được đâu? Rồi khi đấu thầu, nhà thầu nào cũng nhăm nhăm chỉ muốn thắng thầu mà chưa nghĩ được xa hơn... Vì vậy, Nhà nước cần sửa một số qui định liên quan thế nào đó để giải phóng được chuyện không nhất thiết giá trị gói thầu vượt quá giá được duyệt là phải hủy, mà nên mềm mại hơn vì bản thân kinh tế thị trường là rất năng động, uyển chuyển và nhạy cảm.
Thứ hai, với tình hình này, trong năm 2008 cũng chưa chắc bình ổn được - cần nghĩ đến việc phải có một Trung tâm giá uy tín của Nhà nước hoặc các hội, hiệp hội, cập nhật nhanh, đầy đủ và hệ thống, giúp các nhà thầu nắm được không chỉ giá cả trong ngày, trong tháng này, tháng trước mà có thể tính toán, so sánh chiều hướng tăng giá năm trước, năm sau...
Trở ngại nữa là... tâm lý chủ đầu tư chưa giải tỏa!
- Việc điều chỉnh giá thế này ngoài vấn đề chỉ là giải pháp tình thế còn tiềm ẩn "mặt trái" nào nữa không, thưa ông?
- Tâm tư của chủ đầu tư lúc này, qua trao đổi và nhận bắt, tôi thấy đang có 2 chiều mâu thuẫn. Một mặt, chủ đầu tư muốn năng động, thay đổi để công trình tiến triển thuận lợi (nhất là khi đã được phép thì rất mừng) nhưng mặt khác, họ rất ngại sau đó lại bị thanh tra (vì cơ quan thanh tra thường nguyên tắc, thiếu thông cảm - điều rất cần trong tình hình này), lúc vạch vòi ra không giải thích được là "chết oan"!
Thông tư 05 của Bộ Xây dựng giao cho chủ đầu tư và nhà thầu tự giải quyết, trường hợp nào giá gói thầu vượt quá dự toán được duyệt ban đầu thì phải báo cáo. Ở đây, qua những ví dụ nóng hổi về tham nhũng từng xảy ra ở một vài ban quản lý dự án - rất dễ bị hiểu sẽ có sự "thỏa thuận", "móc nối" giữa chủ đầu tư và nhà thầu, dễ bị đặt "dấu hỏi lớn" nên các chủ đầu tư rất ngần ngại.
Họ băn khoăn, điều chỉnh giá mà sai luật một chút thì có "dính" không, luật cho phép đến đâu (bây giờ mới có chỉ thị thế thôi), điều chỉnh ra sao, điều chỉnh những vật liệu nào (có loại Nhà nước quản lý, có loại không). Tôi hiểu rằng, một phần vì chủ đầu tư còn đang rất ngại như thế nên chưa điều chỉnh ngay, vẫn "treo" nên cuối cùng chỉ "chết" nhà thầu!
- Xin cám ơn ông!
 
Giá tăng , để tiếp tục thực hiện dự án thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến cơ cấu nguồn vốn cho dự án bị thay đổi theo.
1. Trường hợp các dự án có quy định tỷ lệ vốn tự có của chủ đầu tư : Trước đây thì đạt nhưng nay do TMĐT tăng nên tỷ lệ đó không còn đảm bảo theo quy định nữa, mà nguồn vốn của CĐT cũng không còn để bổ sung thì xử lý như thế nào ?
2.Các cấp có thẩm quyền có cần phải thẩm định lại về năng lực tài chính của các dự án đã cấp phép không ?
 
Cái khổ của nhà thầu trước giá cả leo thang theo mình nó không ở chỗ đấu thầu hay giảm giá, mà nó ở chỗ qui chế của mình. Cứ đấu thầu theo giá dự toán (giá gói thầu) được duyệt, cứ lấy cái trần để hạn chế chiều cao của mình như vậy, không khổ mới là chuyện lạ. Cũng chẳng chỉ có nhà thầu mới khổ, chủ đầu tư đôi khi còn khổ hơn (tiến độ chậm, hủy hợp đồng, giá cả leo lên, chất lượng leo xuống,...:beat:)
 
Cái mình muốn bàn ở đây là giá tăng , để tiếp tục thực hiện dự án thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến cơ cấu nguồn vốn cho dự án bị thay đổi theo.
1. Trường hợp các dự án có quy định tỷ lệ vốn tự có của chủ đầu tư : Trước đây thì đạt nhưng nay do TMĐT tăng nên tỷ lệ đó không còn đảm bảo theo quy định nữa, mà nguồn vốn của CĐT cũng không còn để bổ sung thì xử lý như thế nào ? Dự án có bị hủy không?
2.Các cấp có thẩm quyền có cần phải thẩm định lại ( theo định kỳ) về năng lực tài chính của các dự án đã cấp phép không? Vì quy định thì chỉ thẩm định khi cấp chứng nhận đầu tư nhưng năng lực tài chính của chủ đầu tư lại thay đổi theo thời gian thì các cấp có thẩm quyền xử lý thế nào ?
3. Điều chỉnh và thanh toán cho nhà thầu như thế nào : Theo TBG hay theo Hóa đơn, cả hai đều chứa đựng những vấn đề bất ổn ???
 
Last edited by a moderator:
Thương thảo đề nghị điều chỉnh giá với chủ đầu tư

Tôi đang thực hiện một gói thầu mà chủ đầu tư là một doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trước tình hình giá cả tăng đột biến ngoài tầm kiểm soát như hiện nay nếu tiếp tục thi công thì thua lỗ là chắc chắn nếu không được chủ đầu tư điều chỉnh giá. Để thương lượng với chủ đầu tư để được điều chỉnh giá là một vấn đề không đơn giản chút nào, tôi đã soi rất kĩ lại hợp đồng, tất cả các điều khoản đều bị trói chặt không có căn cứ hợp lí để đề nghị điều chỉnh. chỉ còn lí do để thương thảo là tình hình giá cả tăng đột biến ngoài tầm kiểm soát như hiện nay là trường hợp bất khả kháng đối với doanh nghiệp và đề nghị chủ đầu tư thỏa thuận điều chỉnh giá.
Tôi đưa ý kiến lên diễn đàn để thảo luận và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giải quyết vấn đề trên.
 
Cái mình muốn bàn ở đây là giá tăng , để tiếp tục thực hiện dự án thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn đến cơ cấu nguồn vốn cho dự án bị thay đổi theo.
1. Trường hợp các dự án có quy định tỷ lệ vốn tự có của chủ đầu tư : Trước đây thì đạt nhưng nay do TMĐT tăng nên tỷ lệ đó không còn đảm bảo theo quy định nữa, mà nguồn vốn của CĐT cũng không còn để bổ sung thì xử lý như thế nào ? Dự án có bị hủy không?
2.Các cấp có thẩm quyền có cần phải thẩm định lại ( theo định kỳ) về năng lực tài chính của các dự án đã cấp phép không? Vì quy định thì chỉ thẩm định khi cấp chứng nhận đầu tư nhưng năng lực tài chính của chủ đầu tư lại thay đổi theo thời gian thì các cấp có thẩm quyền xử lý thế nào ?
3. Điều chỉnh và thanh toán cho nhà thầu như thế nào : Theo TBG hay theo Hóa đơn, cả hai đều chứa đựng những vấn đề bất ổn ???
Truờng hợp anh hungvina đưa ra rất hay:
1.Nếu dự án này CĐT là nhà nước thì không vấn đề gì về vốn, có thể là rải ngân chậm trễ. Nguồn vốn của CĐT có thể huy động được hoặc một phần có thể lấy từ chi phí dự phòng.
Nếu mà CĐT là doanh nghiệp tư nhân thì vốn chắc cũng khá mệt đấy.
Dự án có thể hủy hay không tùy theo khản năng của CĐT, nếu không còn khả năng có thể chuyển giao dự án cho CĐT khác có khả năng nếu có thể.
2. Nếu thay đổi chủ đầu tư lại thì phải thẩm định năng lực của CĐT mới. Và nếu dự án có sự thay đổi về mặt quy mô và tkế thì phải thẩm định lại dự án.
3.Điều chỉnh và thanh toán bù giá cho nhà thầu là căn cứ vào TT06,09,.... mà nhà nước ban hành về bù giá, căn cứ vào thông báo giá của tỉnh sở tại tại thời điểm nguyên vật liệu mua có hóa đơn và lô nguyên vật sử dụng xây lắp công trình.Nói chung là đều bất ổn...???
Việc bù giá nhân công và ca máy rất đơn giản.
Nhưng bù giá vật liệu thì còn phải chờ Bộ tài chính thẩm tra lại giá.
Vất vả và gian lao lắm .....xin các cao thủ chỉ giáo....
 
Tôi đang thực hiện một gói thầu mà chủ đầu tư là một doanh nghiệp không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước, trước tình hình giá cả tăng đột biến ngoài tầm kiểm soát như hiện nay nếu tiếp tục thi công thì thua lỗ là chắc chắn nếu không được chủ đầu tư điều chỉnh giá. Để thương lượng với chủ đầu tư để được điều chỉnh giá là một vấn đề không đơn giản chút nào, tôi đã soi rất kĩ lại hợp đồng, tất cả các điều khoản đều bị trói chặt không có căn cứ hợp lí để đề nghị điều chỉnh. chỉ còn lí do để thương thảo là tình hình giá cả tăng đột biến ngoài tầm kiểm soát như hiện nay là trường hợp bất khả kháng đối với doanh nghiệp và đề nghị chủ đầu tư thỏa thuận điều chỉnh giá.
Tôi đưa ý kiến lên diễn đàn để thảo luận và rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giải quyết vấn đề trên.
Anh cần xem lại trong thông tư điều chỉnh giá đó có áp dụng cho vốn ngoài vốn nhà nước không?
Còn khi mà giá cả tăng anh phải đưa tờ trình lên chủ đầu tư về việc xin bù giá(NC,VL,M) và anh phải đưa ra chứng cứ chứng minh điều đó.(Có thể ai cũng thấy, nhưng chủ đầu tư muốn không thấy).
Cũng có thể CĐT dùng cớ là HĐ xây lắp không có bù giá.
Thế thì bạn xin trình lên các cấp có thẩm quyền xin thêm Khoản d của điều 7 của NĐ 99 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
Giá cả này biến động quá tăng cũng có thể xếp vào hàng "Bất khả kháng"
Bạn xem xin thêm các cấp có thẩm quyền điều chỉnh thêm khoản a điều 7 NĐ99 đươc không?(Mà bạn xem xét kỹ xem nghị định 99 có áp dụng cho tất cả các hoạt động xây dựng trên lãnh thổ vn khônng?
Xin các cao thủ viết tiếp.....
 
Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Chỉ huy trưởng công trường
Kích để xem giới thiệu phần mềm thanh quyết toán
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD
Giới thiệu phần mềm Dự toán GXD dùng là thích, kích là sướng

Các bài viết mới

Back
Top