Mình mới làm thầu nên muốn hỏi: Khi đấu thầu, nhà thầu có phải nhất thiết lập đơn giá dự thầu theo định mức nhà nước ban hành hay không? Trường hợp một số công việc khi áp dụng mã hiệu định mức lại đánh nhầm chi phí định mức thì giá dự thầu của công việc đó có được chấp nhận hay không? Nếu trúng thầu thì xử lý như thế nào? và sau này có bị thanh tra kiểm tra cắt đi không? (VD: theo đm chi phí nhân công 3/7 là 3 công, lại đánh nhầm thành 4 công hoặc 2 công). Giá ca máy và nhân công áp dụng khi đấu thầu nhà thầu có phải bắt buộc áp dụng theo đơn giá ca máy của tỉnh, bảng lương A1.8 không? hay nhà thầu có thể tự đưa ra giá của mình? nếu đưa ra cao quá hoặc thấp quá có được không?
Giúp mình nhé
Vấn đề bạn hỏi đã được thảo luận rất nhiều trên diễn đàn. Tôi có thể đưa ra ý kiến sau:
1. Về định mức: hiện nay, các định mức dự toán được công bố ban hành, làm cơ sở để lập - phê duyệt dự toán công trình. Tuy nhiên, nhà thầu có thể lập lập giá dự thầu theo định mức riêng căn cứ vào năng lực của nhà thầu và phù hợp với tình hình thực tế. Trong trường hợp có những sai lệch (đặc biệt là sự sai lệch này lớn và có ảnh hưởng đến giá dự thầu), bên mời thầu có thể yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu. Nếu nhà thầu giải trình hợp lý, được chấp thuận sẽ là cơ sở để thi công và thanh quyết toán bình thường.
2. Giá ca máy: theo phương pháp xác định giá ca máy do Bộ xây dựng ban hành, giá ca máy được tính toán trên cơ sở khấu hao, chi phí nhân công lái máy, chi phí sửa chữa, chi phí nhiên liệu và các chi phí khác. Trong đó, chi phí khấu hao chiếm một tỷ trọng lớn trong đơn giá ca máy. Nhà thầu có thể lập giá ca máy theo năng lực của nhà thầu, không bắt buộc phải áp dụng đơn giá ca máy do địa phương ban hành. (đây cũng là một trong những yếu tố làm tăng tính cạnh tranh trong đấu thầu.
3. Giá nhân công nhà thầu cũng có thể sử dụng theo đơn giá nội bộ. Tuy nhiên, thông thường nhà thầu nên áp dụng đơn giá nhân công theo quy định.