Giá dự toán dự thầu sẽ giống nhau hết nếu lấy theo định mức????

  • Khởi xướng duongvmc
  • Ngày gửi
D

duongvmc

Guest
Các bác cho em hỏi một chút nhé: khi tham gia làm dự toán đấu thầu một công trình với khối lượng mời thầu đã có trong HSMT các định mức thì theo quy định lấy theo định mức nào đó (cái này cố định) còn đơn giá thì lấy theo đơn giá địa phương vùng có dự án (cái này cũng cố định) vậy thì khi đó mọi nhà thầu tham gia đều có kết quả giống nhau hết hay sao?? (Em giả sử như ngày xưa bộ định mức còn hiệu lực, còn bây giờ thì đã bị bãi bỏ rùi thì không nói và em không kể nhà thầu giảm % Thuế TNCTTT). Em với vào nghề còn hơi kém mong các bác chỉ giáo! Xin cảm ơn.
 

QLDATCHQ

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
23/7/08
Bài viết
10
Điểm thành tích
3
Câu hỏi này của Bạn rất hay. Một bài toán thì chỉ có 1 đáp án duy nhất. Nhưng ở đây thì các nhà thầu sẽ áp mã đơn giá khác nhau cho 01 khối lượng công việc tùy thuộc vào phương án thi công của Nhà thầu ( ví dụ khối lượng đào đất móng có NT đào bằng máy tùy từng khối lượng gầu xúc ; có NT đào tay...) nên giá dự thầu sẽ khác nhau thôi.
 

haivnc

Thành viên nhiều triển vọng
Tham gia
26/9/07
Bài viết
14
Điểm thành tích
3
Các bộ định mức mang tính chất tham khảo, tùy vào năng lực nhà thầu mà các hệ số trong định mức có thể nhỏ hơn nên khi đó giá dự thầu sẽ khác nhau.
 

illgol

Thành viên mới
Tham gia
7/1/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Khi làm HSDT, có nhiều cách để giảm giá dự thầu cụ thể:
- Bỏ đi những phần vật liệu thực sự không cần thiết trong định mức (Ví dụ: Gia công lắp dựng cốt thép bạn có thể bỏ đi que hàn nếu bạn nối buộc,...) hoặc bỏ phần vật liệu khác;
- Lập lại định mức chi phí nhân công (Tất nhiên là thấp hơn trong định mức);
- Bỏ hoặc giảm chi phí lán trại;
...
 
D

duongvmc

Guest
Các bạn có thể cho một ví dụ không, hệ số trong định mức ví dụ như hệ số nào? Mong bác chỉ bảo!
 
D

duongvmc

Guest
Nói như vậy có nghĩa là bây giờ mình muốn làm giá cao hơn định mức cũng không được đúng không các bác???? chỉ được làm thấp hơn thôi đúng không??
 

illgol

Thành viên mới
Tham gia
7/1/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Tuổi
44
Nếu bạn không muốn trúng thầu! Ngày xưa mình cũng làm ở Công ty xây lắp nên làm HSDT cũng nhiều, thông thường những gói thầu mà mình chú tâm để đấu thì các Xếp thường tìm hiểu giá trần (Cái này có trong Kế hoạch đấu thầu đã được phê duyệt). Sau đó căn cứ vào giá trần để lập.
 
D

duongvmc

Guest
ý mình không phải là không muốn trúng mà mình hỏi xem có cơ sở nào để làm không thôi. Còn thường bây giờ đi đấu thầu thì các nhà thầu bằng nhiều cách thường biết được giá trần như illgol nói.
 
3

3077

Guest
Nếu là dự toán dự thầu thì không nhất thiết phải theo ĐM hoặc ĐG của địa phương, tuỳ điều kiện thực tế của đơn vị mà xây dựng bộ giá riêng cho họ.

VD cùng là công việc đào = máy đào 1,6m3 nhưng nếu máy cũ (khấu hao gần hết) thì chi phí sẽ khác với dùng máy mới.
 

vanhuongthuthuy

Thành viên nhiệt tình
Tham gia
5/3/08
Bài viết
178
Điểm thành tích
18
Tuổi
39
Định mức thì cả nước chỉ có 1 ĐM. Nhưng đơn giá thì 64 tỉnh đều có 1 ĐG khác nhau. Do vậy nếu khác tỉnh thì cùng 1 công trình giá sẽ khác nhau. Tuy nhiên giá dự thầu còn tùy thuộc mỗi công ty mà giá bỏ thầu cuối cùng khác nhau. Ví dụ công ty A có nhà máy gạch cung cấp sẵn gạch nên giá gạch trong dự toán dự thầu của họ là 1000đ/viên. Công ty B mua với giá theo thông báo giá (cho hợp lệ và hợp lý) la 1100đ/viên. Vậy giữa A & B đã khác nhau rất lớn về giá bỏ thầu rồi. Phát triển rộng ra không chỉ ở gạch bạn sẽ thấy có trăm nghìn lý do và trăm nghìn giá khác nhau cho cùng 1 công trình ở cùng 1 tỉnh thành. Các lý do về giá vật liệu, phương pháp thi công, giá ca máy (khấu hao).v.v. sẽ làm cho giá bỏ thầu các cty là khác nhau.Nếu làm theo đúng đơn giá, ĐM, giá VL, các hệ số.v.v. thì quả là 1 ctrình chỉ có 1 giá thôi.

Nói thêm!Có bạn nói cùng đào móng mà NT này đào máy, NT kia đào tay thì giá khác nhau theo tôi không đúng. Vì CĐT mời thầu cũng từng lập dự toán theo bộ ĐM nhà nước. Khi ấy công tác đào móng hay mọi công tác đều thống nhất cả, đào bằng tay hay máy trong từng công tác mời thầu họ thể hiện đầy đủ cả. Do vậy nếu CĐT làm kỹ theo ĐM (tên đầu công việc) thì không có việc NT lập dự toán dự thầu sai khác nhau về từng công việc. Nếu NT nào làm sai hoặc cố ý làm sai tôi là người chấm thầu tôi sẽ đánh giá hồ sơ ấy điểm thấp nhất ở phần dự toán dự thầu. NT cùng lấy giá vật liệu theo thông báo giá liên sở tỉnh sở tại, NT cùng tỉnh. Điều kiện pháp lý lập nên dự toán là như nhau (hệ số nhân công, ca máy, đơn giá...) thì nhất định giá bỏ thầu sẽ trùng nhau. 1 bài toán "giải giống nhau" chỉ có 1 đáp số.

Chúc bạn thành công!
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Nếu là dự toán dự thầu thì không nhất thiết phải theo ĐM hoặc ĐG của địa phương, tuỳ điều kiện thực tế của đơn vị mà xây dựng bộ giá riêng cho họ.

VD cùng là công việc đào = máy đào 1,6m3 nhưng nếu máy cũ (khấu hao gần hết) thì chi phí sẽ khác với dùng máy mới.
Mình thấy bạn 3077 lấy ví dụ như vậy không chính xác, không thể nói là giá ca máy mới lại đắt hơn giá ca máy cũ cả. Nếu ai đã học qua định giá thì sẽ thấy ngay tôi không bình luận thêm.
Theo tôi, định mức là trung bình chung tiên tiến vì vậy sẽ có người làm không bằng định mức, sẽ có người tốt hơn định mức và định mức bây giờ chỉ mang tính tham khảo vì vậy chỉ có NT không đủ năng lực về con người mới áp dụng theo hoàn toàn như định mức công bố. Giá dự thầu nó còn thuộc rất nhiều yếu tố về giá vật liệu nữa chính vì vậy nếu nói giá thầu giống nhau ở giai đoạn này là khó chấp nhận.
 
Last edited by a moderator:
M

minhtuong

Guest
Mình thấy bạn 3077 lấy ví dụ như vậy không chính xác, không thể nói là giá ca máy mới lại đắt hơn giá ca máy cũ cả. Nếu ai đã học qua định giá thì sẽ thấy ngay tôi không bình luận thêm.

Mình thấy Với hồ sơ dự thầu thì nhà thầu có thể dùng định mức sản xuất nội bộ của nhà thầu. Một ca máy mới theo định mức thì không đắt hơn, nhưng hiệu suất cao hơn. NHư vậy định mức sản suất sẽ khác.
Thực tế: Bạn đi thuê ca máy với máy mới sẽ cao hơn máy cũ!
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Mình thấy Với hồ sơ dự thầu thì nhà thầu có thể dùng định mức sản xuất nội bộ của nhà thầu. Một ca máy mới theo định mức thì không đắt hơn, nhưng hiệu suất cao hơn. NHư vậy định mức sản suất sẽ khác.
Thực tế: Bạn đi thuê ca máy với máy mới sẽ cao hơn máy cũ!
Ở đây mình đang nói với đơn giá ca máy nếu dùng định mức để xây dựng hoặc NT xây dựng với máy móc, thiết bị của nhà thầu (vì mình đang bàn về định mức chung). Còn nếu đi thuê thì thì nó còn phụ thuộc vàohình thức, phương thức thuê: thuê theo thời gian, thuê theo khối lượng....
 
3

3077

Guest
Vì máy mới sẽ có chi phí khấu hao cao hơn máy cũ nên chi phí cho 1 ca máy sẽ cao hơn.
 

hongngan99

Thành viên sắp lên hạng rất quan trọng
Tham gia
9/1/08
Bài viết
453
Điểm thành tích
28
Vì máy mới sẽ có chi phí khấu hao cao hơn máy cũ nên chi phí cho 1 ca máy sẽ cao hơn.

Công thức xác định chi phí khấu hao theo BXD huong dan:
Ckh=(Nguyên giá - giá trị thu hồi)*dinh muc khau hao năm/số ca năm
nếu không có định múc khấu hao năm ta co thể xác định
Ckh = (nguyên giá - giá trị thu hồi)/tổng số ca máy
Vậy giá trị khấu hao vào từng ca máy theo tuỏi thọ của máy là như nhau chứ?
 

faxtel22

Thành viên năng động
Tham gia
28/4/08
Bài viết
75
Điểm thành tích
8
Em có ý kiến thế này.
Thuật ngữ dự toán dự thầu là thế nào ạ?Theo em biết, thì dự toán là thuật ngữ để chỉ việc tính toán số tiền cần thiết để hoàn thành một hạng mục, hoặc công trình. Do đó dự toán cần dựa trên các cơ sở mang tính pháp lý, do nhà nước ban hành nếu là dự toán cho công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Còn đối với các nguồn vốn khác, chủ đầu tư là người quyết định giá trị dự toán, do đó chủ đầu tư có thể lấy bộ định mức và đơn giá bất kỳ.
Còn khi nhà thầu tham gia đấu thầu, thì giá dự thầu là giá của riêng nhà thầu sao cho giá dự thầu của nhà thầu đưa ra không vượt quá giá trị dự toán của chủ đầu tư, hoặc nếu có vượt quá, phải có giải trình trong hồ sơ dự thầu là nguyên nhân tại sao, và phương án xử lý giải quyết nguyên nhân làm cho giá dự thầu cao hơn giá trị dự toán. Do giá dự thầu là giá của riêng nhà thầu, nên nhà thầu không cần quan tâm đến định mức hay đơn giá nào cả. Mà chỉ cần thuyết minh về phương tiên, máy móc, thiết bị,kỹ thuật thi công.... thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư và giá dự thầu thấp hơn giá dự toán là được.
Trên đây là ý kiến của em.
Mong các bác chỉ giáo thêm.
Cảm ơn các bác trước ạ.
 
3

3077

Guest
Công thức xác định chi phí khấu hao theo BXD huong dan:
Ckh=(Nguyên giá - giá trị thu hồi)*dinh muc khau hao năm/số ca năm
nếu không có định múc khấu hao năm ta co thể xác định
Ckh = (nguyên giá - giá trị thu hồi)/tổng số ca máy
Vậy giá trị khấu hao vào từng ca máy theo tuỏi thọ của máy là như nhau chứ?

Đấy là nếu tính khấu hao theo đường thẳng thì định mức khấu hao từng năm mới giống nhau nhưng thường họ tính thời gian đầu khấu hao nhiều hơn.
 
M

minhtuong

Guest
Em có ý kiến thế này.
Thuật ngữ dự toán dự thầu là thế nào ạ?Theo em biết, thì dự toán là thuật ngữ để chỉ việc tính toán số tiền cần thiết để hoàn thành một hạng mục, hoặc công trình. Do đó dự toán cần dựa trên các cơ sở mang tính pháp lý, do nhà nước ban hành nếu là dự toán cho công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Còn đối với các nguồn vốn khác, chủ đầu tư là người quyết định giá trị dự toán, do đó chủ đầu tư có thể lấy bộ định mức và đơn giá bất kỳ.
Còn khi nhà thầu tham gia đấu thầu, thì giá dự thầu là giá của riêng nhà thầu sao cho giá dự thầu của nhà thầu đưa ra không vượt quá giá trị dự toán của chủ đầu tư, hoặc nếu có vượt quá, phải có giải trình trong hồ sơ dự thầu là nguyên nhân tại sao, và phương án xử lý giải quyết nguyên nhân làm cho giá dự thầu cao hơn giá trị dự toán. Do giá dự thầu là giá của riêng nhà thầu, nên nhà thầu không cần quan tâm đến định mức hay đơn giá nào cả. Mà chỉ cần thuyết minh về phương tiên, máy móc, thiết bị,kỹ thuật thi công.... thỏa mãn yêu cầu của chủ đầu tư và giá dự thầu thấp hơn giá dự toán là được.
Trên đây là ý kiến của em.
Mong các bác chỉ giáo thêm.
Cảm ơn các bác trước ạ.

Đồng quan điểm với bạn, mình thấy nên gọi là giá dự thầu chứ không nên gọi dự toán dự thầu.
 

lydaibang2003

Thành viên mới
Tham gia
9/8/08
Bài viết
4
Điểm thành tích
1
Don gian thoi ma!

Giá dự thầu sẻ khác với giá dự toán ở những điểm sau:
- Giảm giá vật liệu do nhà thầu có mối liên kết dọc với các nhà cung ứng, thường xuyên mua hàng với số lượng lớn.
- Giảm chi phí nhân công so với giá dự toán bằng cách giảm các khoản phụ cấp lưu động, khoán... xuống tỷ lệ thấp hơn.(Mục đích là đưa giá dự thầu xuống thấp hơn, tăng khả năng trúng thầu)
- Giảm hệ số định mức bằng cách lên tiến độ thi công hợp lý. Ví dụ:Một công tác có số công theo dự toán là 104 công.Ta sử dụng một tổ thợ là 10 người, thi công trong 10 ngày.Như vậy, số công sẻ giảm 104-100=4(công).Thế là giá dự thầu cũng giảm rồi.
- Giảm chi phí máy bằng cách dùng 1 máy phục vụ cho nhiều công tác, ví dụ : máy vận thăng vận chuyển vữa(công tác xây), gạch,sơn..
 

Chủ đề tương tự


Tải bộ cài phần mềm Dự toán GXD, Đấu thầu GXD, Thanh Quyết toán GXD, Quản lý chất lượng GXD. Dành cho người mua bản quyền
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Kích để xem khóa học Dự toán công trình
Phần mềm quản lý chất lượng công trình QLCL GXD
Tìm hiểu khóa học Thanh Quyết toán GXD

Các bài viết mới

Top