Theo Luật đấu thầu mới thì các gói thầu quy mô nhỏ (<20 tỷ) thì phải dùng hình thức hợp đồng trọn gói (nếu muốn dùng hình thức khác thì phải nêu lý do và hợp lý hơn hình thức trọn gói). Khi lập giá gói thầu cho hình thức hợp đồng này thì ngoài chi phí xây dựng ra còn bao gồm cả dự phòng cho trượt giá và khối lượng và sau khi lựa chọn được nhà thầu và ký hợp đồng trọn gói thì sẽ thanh toán theo giá hợp đồng dù các yếu tố trượt giá hay phát sinh khối lượng có xảy ra hay không (theo kiểu lời ăn lỗ chịu). Cơ sở để tính dự phòng cho trượt giá và khối lượng này mình thấy chưa rõ ràng, còn mông lung quá, máy bác thanh tra kiểm toán mà nhắm vào đây thì bí. Các bạn vào góp ý thêm nha.
Ta cần chia ra theo 2 góc nhìn khi xác định dự phòng cho trượt giá và khối lượng:
- Góc nhìn của Chủ đầu tư và Tư vấn lập dự toán (giúp việc Chủ đầu tư): Cần xác định dựa trên các phương pháp hướng dẫn trong các Thông tư của Bộ Xây dựng, quy định trong các Nghị định của Chính phủ và Luật. Hiện tại thì phương pháp xác định dự phòng thì theo Thông tư số 04/2010/TT-BXD của Bộ Xây dựng, số liệu thì có thể sử dụng theo các tập Chỉ số giá do địa phương công bố. Nhưng đúng là số liệu chỉ số giá còn thiếu nhiều, phương pháp thì đôi khi anh/em đọc vẫn chưa hiểu rõ cách làm.
- Góc nhìn của Nhà thầu: Nhà thầu làm việc bài bản cần có số liệu thống kê từ các gói thầu trước đã làm để đưa ra mức dự phòng phù hợp, tránh rủi ro cho mình mà vẫn đảm bảo cạnh tranh (cần có năng lực, kinh nghiệm).
Hai bên đã thương thảo, ký hợp đồng rồi thì hợp đồng là cơ sở pháp lý cao nhất để thanh toán. Thanh tra, kiểm toán nhắm vào thì cần xử lý trách nhiệm của Chủ đầu tư, Tư vấn xét thầu, người thương thảo ký hợp đồng. Chứ không thể đè nhà thầu để cắt, để xử.
Mời các bạn thảo luận thêm.